Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 10/01/2012 21:43 (GMT+7)

Tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đến việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam bộ

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam về “ Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường đối với đời sống nông đân trong quá trình CNH”, trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, vùng ven Tp.Hồ Chí Minh, trong những năm đầu thập niên 2000, giá trị đất tăng lên rất nhanh do các đợt “sốt” giá nhà và đất, nhiều hộ nông dân đã chuyển nhượng đất đai để có nguồn vốn mưu sinh và chuyển đổi nghề cho gia đình. Nhiều hộ đã “đổi đời” nhờ sang nhượng đất đai, nhà cửa. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của hộ nông dân cũng rất đa dạng so với trước kia, như: thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, phi nông nghiệp, làm thuê nông nghiệp…Do vậy, nhiều hộ giàu lên và có điều kiện cho con em học hành, chuyển đổi nghề nghiệp và nhiều người có vốn xoay sang làm ăn kinh doanh.

Cùng với quá trình CNH, người nông dân cũng được hưởng những lợi ích thiết thực từ việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; thnh niên nông thôn có thêm nhiều cơ hội tìm việc làm từ các khu công nghiệp (KCN), nhờ đó nguồn thu nhập cho gia đình cũng được tăng lên, góp phần cải thiện đời sống.

Không thể phủ nhận những tác động tích cực của quá trình CNH, ĐTH đến việc làm và thu nhập của người dân nông thôn vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, với tốc độ CNH, ĐTH nhanh, nhiều diieenj tích đất nông nghiệp đã phải nhường lại cho các KCN và các khu đô thị. Đất đai là tư liệu sản xuất chính của nông dân, chính vì vậy việc nhường đất cho các KCN và đô thị đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập của một bộ phận lớn nông dân vùng này, đặc biệt là những người chuyên sống bằng nghề nông.

1.Đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của nông dân

Quá trình CNH,ĐTH dẫn đến tình trạng nông dân bị mất đất, phải từ bỏ nghề nông trong khi chưa được trang bị các điều kiện cần thiết để chuyển sang làm các nghề khác. Trong hoàn cảnh này nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những người lao động nông thôn trên 35 tuổi (đặc biệt là lao động nữ). Bởi vì ở độ tuổi đó, họ khó được tuyển dụng vào các doanh nghiệp và cũng khó có thể được đào tạo them nghề mới, trong khi nghề chính của họ là làm nông nghiệp lại không còn đất để sản xuất.

Thực tế cho thấy, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của nông dân vùng Đông Nam bộ còn khá lớn. Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn Đông Nam bộ là cao nhất cả nước (3,37% năm 2008, 2.05% năm 2009 trong khi tỷ lệ thất nghiệp vùng nông thôn trong cả nước tương ứng là 2.25% và 1,53%). Gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn vùng Đông Nam bộ do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp bởi do quá trình xây dựng các khu công nghiệp và đô thị trong vùng.

Theo thống kê, từ năm 2001 đến năm 2006, diện tích đất nông nghiệp của vùng Đông Nam bộ tăng 5,4% (diện tích đất nông nghiệp của cả nước 16,35% ).Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng bị giảm 4,28% , trong đó đất trồng cây hàng năm giảm 15,0% , đất trồng lúa giảm 14,15% (1).

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động phân theo vùng

                Các vùng

             Tỷ lệ thất nghiệp

             Tỷ lệ thiếu việc làm

Chung

Thành thị

Nông thôn

Chung

Thành thị

Nông thôn

Năm 2008

CẢ NƯỚC

2,90

4,60

2,25

5,61

3,33

6,51

Đồng bằng Sông Hồng

2,69

4,59

2,01

5,46

2,49

6,57

Trung du và miền núi phía Bắc

1,38

3,90

0,95

3,39

2,79

3,50

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

3,11

5,54

2,40

5,47

5,44

5,47

Tây Nguyên

2,00

3,05

1,61

5,73

4,99

6,00

Đông Nam bộ

2,99

4,54

3,37

3,31

1,50

5,52

Đồng bằng sông Cửu Long

3,31

4,54

2,97

9,33

5,46

10,49

Năm 2009

CẢ NƯỚC

2,38

4,65

1,53

5,10

2,34

6,10

Đồng bằng sông Hồng

2,29

5,35

1,29

6,85

2,13

8,23

Trung du và miền núi phía Bắc

1,13

4,17

0,61

2,55

2,47

2,56

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

2,24

4,77

1,53

5,71

3,38

6,34

Tây nguyên

1,42

2,51

1,00

5,12

3,72

5,65

Đông Nam bộ

3,74

4,89

2,05

2,13

1.03

3,69

Đồng bằng Sông Cửu Long

2,17

4,12

2,35

6,39

3,59

7,11

Nguồn: Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn, Dân số và lao động, 2009

Theo số liệu của UBND Tp.Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2001 – 2008, diện tích đất trồng lúa của Thành phố giảm bình quân 3000ha/năm chủ yếu do sử dụng để phát triển các khu đô thị, KCN, cơ sở sản xuất – kinh doanh, làm đường…; đến năm 2008, diện tích đất lúa còn gần 31 nghìn ha, giảm trên 2000 ha so với năm 2000, quĩ đất nông nghiệp của thành phố giảm từ 120 nghìn ha xuống còn 103,300 ha, chiếm khoảng 3% diện tích đất tự nhiên của Thành phố. Dự kiến, đến năm 2020 còn khoảng 82,600 ha, ảnh hưởng tới 60 nghìn hộ dân (2).

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bình quân mỗi năm có khoảng 73,3 nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi, làm ảnh hưởng đến khoảng 2,5 triệu người.Đông Nam bộ là vùng có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho CNH, ĐTH đứng thứ 2 cả nước (2,1%) sau Đồng bằng sông Hồng(4,4%). Cũng theo thống kê trên, chỉ trong 5 năm qua, việc thu hồi đất đã tác động tới đời sống của 627.495 hộ dân với khoảng 950.000 lao động. Các số liệu trên cho thấy cứ 01 ha đất thu hồi sẽ làm cho hơn 10 lao động nông nghiệp mất việc làm. Vùng Đông Nam bộ có 108 nghìn hộ bị ảnh hưởng, trong đó riềng Tp. Hồ Chí Minh là 52 nghìn hộ. Hiện tại, việc làm cho lao động bị mất đất đang trở nên bức xúc, vấn đề này sẽ ngày càng nóng hơn khi diện tích các KCN tiếp tục được mở rộng theo lộ trình CNH.

Để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, các tỉnh Đông Nam bộ đã có nhiều giải pháp khác nhau, chú trọng vào giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị thu hồi đất. Một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu còn điều chỉnh chính schs tái định cư, giúp cho người bị thu hồi đất được định cư tại các vùng gần KCN để có thể chuyển sang làm các ngành nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ, cho thuê nhà trọ… phục vụ nhu cầu của công nhân các KCN. Các tỉnh cúng đã có chính sách hỗ trợ về vốn để giúp nông dân chuyển đổi nghề.

Tuy nhiên, một số lượng khá lớn lao động nông thôn vẫn không tìm được việc làm. Thực tế cho thấy việc mất đất, mất việc làm trong khi thiếu các kinh nghiệm kinh doanh và các lỹ năng nghề nghiệp khác khiến cho việc chuyển đổi nghề của lao động bị thu hồi đất gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là những lao động có độ tuổi tren 40. Các chương trình hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề của các tỉnh chưa phù hợp với các đối tượng khác nhau. Hầu hết các tỉnh đều có chủ trương đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân bị mất đất ngay tại các KCN địa phương. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp trong các KCN khó tuyển dụng được người địa phương do chất lượng lao động không đáp ứng yêu cầu; trình độ học vấn thấp khiến cho người lao động khó theo được các chương trình đào tạo nghề. Mặt khác, người nông dân do hạn chế về thông tin và kiến thức về kinh tế thị trường, lại không được tuyên truyền sâu rộng cặn kẽ…, do vậy chưa định hướng được một cách hệ thống rằng: đất đai bị thu hồi thì cuộc sống sau này sẽ ra sao? Các nguồn sinh kế thế nào? Chính vì khâu định hướng không được rõ rang nên không ít hộ nông dân đã không biết sử dụng tiền đền bù đất một cách hiệu quả ngoài việc phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống như: xây nhà, mua xe, cho con em chơi bời, dẫn đến các tệ nạn xã hội…

Thiếu việc làm ở nông thôn làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực này. Tuy tỷ lệ nghèo chung của cả vùng Đông Nam bộ giảm mạnh và thấp hơn so với các vùng khác trong cả nước (2,3% so với mức nghèo chung của cả nước là 14,5% (3), nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực nông thôn còn cao. Phần lớn hộ nghèo làm việc trong ngành nông nghiệp. Trong năm 2008, khoảng 81% số người nghèo Đông Nam bộ làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2006 là 70%) (4).

Bảng 2: Phân bố các KCN và KCX trên cả nước

Các vùng

Diện tích

Số lượng các KCN

Tổng số (ha)

Tỷ lệ(%)

Tổng số (ha)

Tỷ lệ(%)

Đồng bằng sông Hồng

13.345

23,30

55

24,66

Tây Bắc

3.107

5,43

17

7,62

Bắc Trung Bộ

776

1,36

08

3,58

Duyên hải Nam Trung Bộ

4.136

7,22

19

8,52

Tây Nguyên

876

1,53

07

3,13

Đông Nam bộ

27.723

48,41

82

36,77

ĐBSCL

7.299

12,75

35

15,69

Cả nước

57.264

100

223

100

    

   

Nguồn: Vụ quản lý các khu kinh tế (Bộ kế hoạch và Đầu tư),Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 24/12/2009, tr. 12

2. Ô nhiễm môi trường, lao động di cư tác động đến việc làm của nông dân xét trên mối quan hệ giữa phát triển đô thị - nông thôn

Cũng như nhiều vùng miền khác ở nước ta hiện nay, cùng với quá trình CNH, ĐTH, tình trạng lao động trẻ bỏ nông nghiệp, nông thôn ra thành phố, ra nước ngoài kiếm sống ngày càng gia tăng do thu nhập thấp, đất đai ngày càng bị thu hẹp, quá trình CNH không đủ sức thu hút hết lao động, tạo việc làm ở khu vực nông thôn. Sự phát triển của cơ chế thị trường với sức hút của các đô thị lớn đã tạo nên dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sự chênh lệch về cơ hội việc làm và mức sống giữa các vùng, giữa các tỉnh là tiền đề của sự di dân và di chuyển lao động.

Vùng Đông Nam bộ là vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất trong cả nước với nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố như Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…Đây là vùng có lực hút rất lớn đối với lao động của các vùng miền khác. Trong 5 năm (2004 – 2009), có tới gần 1,6 triệu người trong cả nước chuyển đến vùng Đông Nam bộ. Số lượng người chuyển đến Đông Nam bộ lớn nhất là từ Đồng bằng sông Cửu Long (713 nghìn người), tiếp sau là từ Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (570 nghìn người) và Đồng bằng sông Hồng (195 nghìn người). Trong 10 năm (1999 -2009) tỷ suất di cư thuần của Đông Nam bộ tăng gần 2,5 lần từ 49 lên 117 người di cư/ 1.000 dân; tỷ suất nhập cư của Đông Nam bộ tăng từ 63 lên 127 người nhập cư/1.000 dân. Hầu hết những người chuyển đi của các vùng khác đều ưa thích đến Đông Nambộ, đặc biệt là cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long( những người chuyển đi của vùng này hầu hết (97%) đến Đông Nam bộ) (5).

Lao động nhập cư từ các vùng nông thôn đến các vùng Đông Nam bộ làm đủ các ngành nghề, từ lao động dịch vụ phổ thông, làm thuê, bán hàng rong, làm công nhân trong các KCN, KCX…

Cũng cần lưu ý rằng, trong luồng di cư đến Đông Nam bộ, có thể có một lượng không nhỏ là những người đến đây để học tập, đào tạo nâng cao tay nghề. Sauk hi học xong họ ở lại làm việc theo nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp sở tại, nơi đang cần có doanh nghiệp sở tại, nơi đang cần có lao động có tay nghề cao mà địa phương thiếu.Tuy nhiên, số lao động này chiếm một tỷ lệ không nhiều.

Một mạt, lao động nhập cư làm tăng sức ép về việc làm ở khu vực này, đặc biệt là đối với lao động nông thôn của vùng. Do lao động nhập cư phần lớn cũng là lao động từ các vùng miền khác chuyển tới, trình độ lao động thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, họ chỉ có thể tham gia vào thị trường lao động ở phân khúc thị trường lao động phổ thông vốn đã có nguồn cung khá lớn từ các vùng nông thôn bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị của vùng. Mặt khác, lao động nhập cư đông còn dẫn tới tình trạng quá tải về kết cấu hạ tầng xã hội, quá tải về các dịch vụ công như y tế, giáo dục do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh, sự phát triển của ngành này không đáp ứng kịp. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người dân trong vùng nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng. Sự quá tải về kết cấu hạ tầng gây ra nhiều hệ lụy như tình trạng quá tải ở các bệnh viện, trường học thiếu, đặc biệt là cấp mầm non; mật độ dân số tăng cao ở các vùng đô thị làm giao thông khó khăn; khói bụi và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, hiện tượng người nông đân bỏ ruộng hư hiện nay là một biểu hiện đáng báo động bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới sự cân bằng trong lực lượng sản xuất ở nông thôn. Những lao động trẻ khỏe hầu như đều đi kiếm việc làm ở nơi khác, do vậy ở nông thôn hiện nay còn lại chủ yếu là phụ nữ và người già, trẻ em. Tình trạng này khiến cho nhiều địa phương bị thiếu lao động trầm trọng, nhất là vào các mùa vụ.

Quá trình phát triển với tốc độ cao các KCN, KCX trong vùng thời gian qua cũng có những tác động xấu đến môi trường của toàn vùng nói chung và môi trường sản xuất – kinh doanh của các hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản trong vùng nói riêng. Quá trình cấp phép đầu tư ồ ạt thiếu kiểm soát trong thời gian qua đã khiến nhiều khu vực trong vùng trở thành “bãi rác công nghệ” của một số nước. Nhiều KCN, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, kể cả một số làng nghề ở khu vực nông thôn không đầu tư hệ thống xử lý rác thải (chất thải rắn, không khí, nước) và xả thẳng ra môi trường. Nhiều khu dân cư trong vùng phải sống chung với khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi và nước bẩn độc hại. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng sống của cư dân trong vùng mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng tới kết quả sản xuất – kinh doanh của các hộ dân trồng trọt chăn nuôi và nuoi trồng thủy sản. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở vùng Đông Nam bộ đã ở mức báo động khi nước thải ở các nhà máy chưa qua sử lý được thải ra môi trường làm cho cây trồng không phát triển, tôm cá nuôi chết hàng loạt. Điển hình là vụ Công ty Vedan đã làm ảnh hưởng tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân trong vùng. Cả hệ thống con sông trong khu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Thị Vải… đang chịu tác động cùng lúc từ nhiều nguồn, phần hạ lưu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, có những đoạn đã chết và đang chết.

Cùng với nguồn nước, bầu không khí cũng bị ô nhiễm với quá nhiều bụi, độc tố có sức gặm nhấm và hủy hoại sức khỏe của người dân, nhất là người già và con trẻ. Bụi và độc tố trong không khí mà những người dân quê đang hàng ngày hít thở cũng nguy hiểm không kém gì khói bụi chứa độc tố mà người thành thị đang hít thở, thậm chí, có những vùng còn nguy hại hơn. Và thật đau đớn khi xuất hiện những làng ung thư cạnh những nhà máy hóa chất!

Có thể nói, quá trình CNH, ĐTH diễn ra khá nhanh ở vùng Đông Nam bộ trong thập niên vừa qua đã dẫn đến một số vấn đề :

Hầu hết con em nông dân đều chưa được chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, trình độ, tay nghề để hội nhập vào nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở các khu đô thị và thành phố lớn. Do đó, việc làm mà những lao động nông nghiệp trẻ tìm được thường tập trung ở những việc nặng nhọc, lao động phổ thông lương bổng thấp, nhưng không có sự chọn lựa nào khác vì họ khó tồn tại ở nông thôn trong điều kiện ít đất hoặc không có đất;

Khi một lượng lớn lao động nông thôn được “kéo” về thành thị, thiếu hụt lao động cho nông nghiệp là điều đã và đang diễn ra ở khu vực nông thôn Đông Nam bộ. Điều đó dẫn đến giá lao động nông nghiệp tăng, chất lượng lao động kém, chi phí đầu tư lao động tăng, hiệu quả và lợi nhuận sản xuất nông nghiệp giảm, đời sống của người lao động nông nghiệp càng thêm khó khăn. Nhìn rộng hơn, một số mặt hàng nông sản giảm lợi thế cạnh tranh do giá thành sản xuất tăng;

Vùng đô thị và ven đô chịu áp lực lớn của di cư lao động và tăng dân số cơ học, đời sống kinh tế - xã hội chịu nhiêu ảnh hưởng;

Việc thiếu hụt lao động ở khu vực nông nghiệp và việc áp dụng kỹ thuật tiết kiệm lao động, nhất là sử dụng nông dược quá mức đã dẫn đến những tác động môi trường, sức khỏe con người vùng nông thôn. Điều này đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước cảnh báo.

Những tác động tiêu cực của quá trình CNH, ĐTH đối với việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam bộ cần có những giải pháp giải quyết để người nông dân có thể được hưởng nhiều hơn những thành quả của quá trình này, giúp giảm bớt khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu xây dựng “nông thôn mới” hiện nay./.

(1)Tổng cục Thống kê, Số liệu điều tra nông lâm thủy sản năm 2006,www.gso.gov.vn

(2)Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 07/08/2010, tr. 9.

(3), (4)Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2008, www.gso.gov.vn, Xóa đói giảm nghèo.

(5)Tổng cục Thống kê, Kết quả tổng điều tra dân số, Nhà ở Việt Nam năm 2009, www.gso.gov.vn, Kết quả tổng hợp, Di dân

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.