Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 18/05/2012 20:57 (GMT+7)

Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

1. Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên;

2. Mực nước biển dâng lên do sự giãn nở nhiệt của đại dương, sự tan băng ở các địa cực và các đỉnh núi cao;

3. Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão lụt, hạn hán…) xảy ra với tần xuất, cường độ bất thường và có thể tăng lên, BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực, các vùng miền. Tuy nhiên, mức độ tác động có sự khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, từng lĩnh vực và các hoạt động ứng phó.

Mực nước biển dâng, sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn - ảnh hưởng đến hệ sinh thái ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước. Nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời của một nền văn minh lúa nước. Vùng tiềm năng sản xuất nông nghiệp và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều bản địa bao gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

Giả thiết, nhiệt độ tăng 2 0C, mực nước biển dâng lên 1m có thể làm mất 12,2% diện tích đất, nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người). Riêng đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng theo dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, mùa màng sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng bởi lũ lụt và ngập úng. Nếu mực nước biển dâng 1m mà không có các hoạt động ứng phó, phần lớn diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn toàn bị ngập nhiều thời gian dài trong năm và dẫn đến thiệt hại tài sản ước tính lên đến 17 tỷ USD. BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy…) do sự thay đổi nhiệt độ nước, mực nước và thay đổi thời tiết (mưa bão, hạn hán…). Đặc biệt là tần xuất và cường độ của những trận lũ và hạn hán làm giảm lượng sinh học bao gồm các cây trồng nông, công và lâm nghiệp. Sự diệt vong của nhiều loài động thực vật bản địa, gây hiệu quả nghiêm trọng đến hệ sinh thái và nền kinh tế của đất nước. Bão lụt, rét hại, nắng nóng, hỏa hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn đến các thảm họa chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới, nhất là các bệnh dịch do côn trùng truyền có tỷ lệ tỷ vong cao (Trương Quang Học - Trần Đức Hinh 2008).

Tác động của BĐKH tới các lĩnh vực và khu vực

Cũng như tình hình chung trên thế giới, đối với Việt Nam BĐKH tác động đến các vùng miền, các lĩnh vực về tài nguyên nước, môi trường nông nghiệp, y tế - sức khỏe và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất. Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước, dưới tác động BĐKH khi nhiệt độ trung bình tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước ngọt ở các khía cạnh sau: Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nước phục vụ cho sản xuất nông, công nghiệp, năng lượng giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của các thủy vực (hồ, ao, sông, suối…) cũng tăng, hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng. Những thay đổi về mưa làm thay đổi dòng chảy của các con sông và cường độ các trận lũ, tần xuất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước dưới đất, băng tuyết tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các sông và làm tăng nguy cơ lũ lụt. Băng trên núi tan hết lũ lụt giảm nhưng dòng chảy các sông cũng giảm làm cạn kiệt dẫn đến thiếu nước. Nghiêm trọng hơn điều này đặc trung ở các nước Châu Á với nguồn nước sông ngòi phụ thuộc vào nhiều nước thượng nguồn, tiêu biểu là sông Mê Kông và một hậu quả nghiêm trọng khác của BĐKH tới tài nguyên nước là hạn hán gia tăng dẫn tới hậu quả làm giảm năng suất mùa màng có khi còn mất trắng dẫn đến hoang mạc hóa, nhất là ở những vùng vốn ít mưa làm tăng nguy cơ cháy rừng gây thiệt hại to lớn về các mặt cho con người.

BĐKH tác động đến lĩnh vực nông nghiệp:

Nền nông nghiệp nước ta, chiếm 75% dân số sống bằng nghề nông và 70% lãnh thổ là nông thôn cho nên cuộc sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao đó là một thách thức lớn dưới tác động của BĐKH. Vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhiệt độ biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới trồng trọt, làm tăng dịch bệnh, dịch hại giảm sút năng suất mùa màng. Trong thời gian qua nhiều địa phương mùa màng mất trắng do thiên tai lũ lụt và hạn hán.

Tác động của BĐKH đối với tài nguyên rừng:

Nếu nước biển dâng cao 1m dự đoán sẽ có 78 (27%) sinh cảnh tự nhiên, 46 khu bảo tồn (33%) khu vực có đa dạng sinh học quan trọng (23%) bị tác động nghiêm trọng (Pilgrin, 2007). Nếu nhiệt độ trung bình tăng làm thay đổi vùng phân bố và quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái, đất ngập nước và lục địa có xu hướng dịch chuyển lên cao hơn, nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn, gây thiệt hại tài nguyên sinh vật.

Trong tình hình hiện nay, nạn chặt phá rừng khá phổ biến thậm chí còn nghiêm trọng ở một số địa phương, điều này càng làm gia tăng tác động tiêu cực của BĐKH. Buôn bán là bão lụt, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của tự nhiên và kinh tế xã hội. BĐKH sẽ gây ra sự chết chóc và bệnh tật là do: hậu quả của thiên tai như nắng nóng, rét hại, bão lũ, hạn hán… Dịch bệnh gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết (do muỗi truyền), qua môi trường nước sinh ra các bệnh đường ruột và các bệnh khác…

Tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng: Tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng thể hiện ở hai góc độ là quy hoạch xây dựng và thiết kế công trình. Ngoài những tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng hiện có. Quy hoạch xây dựng bao gồm không chỉ quy hoạch đô thị nông thôn, các khu dân cư, các cụm công nghiệp mà còn các công trình giao thông vận tải, thủy lợi, y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ. Đặc biệt những quy hoạch xây dựng bao giờ cũng được tính toán một cách phù hợp với phân bổ không gian và điều kiện khí hậu của từng vùng, từng địa phương, từng loại công trình. Vì vậy, BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quy hoạch này, nhất là khi mực nước biển dâng và thiên tai gia tăng.

Nên việc thiết kế công trình bao giờ cũng được tính toán phù hợp với tải trọng khí tượng. Trong đó tải trọng khí và tải trọng nhiệt là quan trọng nhất đối với các vùng nhiệt đới như Việt Nam.

Chúng ta được biết BĐKH trước hết là nước biển dâng, nhiệt độ tăng bất thường về khí hậu và gia tăng thiên tai gây ra ngập lụt và tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của công trình được thiết kế trước đó khi không được xem xét tới yếu tố BĐKH. Vì vậy, đánh giá tác động của môi trường của BĐKH cho từng loại cơ sở hạ tầng có trong từng địa phương cụ thể để có các giải pháp thích ứng phù hợp là một điều quan trọng.

Gần đây ICEM, đánh giá nhanh quy mô và ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Theo kịch bản, nếu mực nước biển dâng cao 1m vào năm 2100 thì: 14,520km2 (44%) diện tích của Việt Nam sẽ bị ngập vĩnh viễn. Trên 60% (34/64 tỉnh và 6/8 vùng kinh tế) sẽ bị ảnh hưởng. Khoảng 20% xã (2.057/10.511 xã) trên cả nước sẽ bị ngập một phần hay toàn bộ. Theo kịch bản này BĐKH sẽ ảnh hưởng đến 4.3% (9.200km) đường bộ của cả nước sẽ bị nhập vĩnh viễn. 574 khu đê. 90% đường bộ của đồng bằng sông Cửu Long, 20 tỉnh sẽ có các cơ sở sản xuất bị ngập nước. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 500 DN (90%), 16 khu công nghiệp (9 bị ngập sâu; đồng bằng sông Cửu Long có 19 khu bị ảnh hưởng (13 khu bị ngập sâu).

Tác động của BĐKH tới an ninh môi trường, an ninh quốc gia tập trung ở những vấn đề sau:

Sử dụng nguồn nước: Việt Nam có khoảng 2/3 tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chạy vào, việc sử dụng nước phía thượng nguồn, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện của các quốc gia trên thượng nguồn các sông lớn đặc biệt là sông Mê Kông (hiện đã có khoảng 50 đập được xây dựng) sẽ khó khăn cho chúng ta sử dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường BĐKH vì sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, khi đó nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên làm tăng các bất đồng và nguy cơ xung đột có thể xảy ra trong sử dụng chung nguồn nước.

Tị nạn môi trường khí hậu (trong nước và quốc tế) do một số nơi ở hoặc do bệnh tật và đói nghèo, có những cảnh báo cho rằng vấn đề tị nạn khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội kinh tế mà còn có thể còn là vấn đề chính trị, chiến tranh (Noben, 2007).

An ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gien (theo Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008). Thêm vào đó, do BĐKH làm tăng sự khan hiếm và thay đổi sự phân bổ của các nguồn tài nguyên thiết yếu như nước, đất và ở mức độ cao hơn sẽ dẫn tới các thách thức về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, mâu thuẫn xã hội và sự phân hóa giàu nghèo…

Biển Việt Nam chạy dài suốt 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam qua 29/65 tỉnh thành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo ainh ninh quốc phòng. Vùng ven biển là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của thiên tai mà trước hết là bão lụt. Hàng năm, thiệt hại do thiên tai gây ra về người và của ước chiếm khoảng 1% GDP. Chỉ tính riêng năm 2006, thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam tới 1,2 tỷ USD… nước biển dâng, và nhiệt độ tăng một vài độ sẽ làm ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô. Để ứng phó với BĐKH ở nước ta chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu ở những số sau. Mong các bạn đón đọc.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được thành lập ngay sau giải phóng năm 1975. Trong suốt 50 năm qua, Hội đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động tư vấn chính sách đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây nhất là phản biện trong góp ý văn kiện Đại hội XIII và XIV của Đảng, các đề án tăng trưởng xanh, đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng và dự thảo nhiều chính sách kinh tế quan trọng...
Lãnh đạo VUSTA tham dự Hội nghị IAS 2025
Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch VUSTA, Giám đốc Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS 2025 (Hội nghị IAS 2025) tại Rwanda từ ngày 12/7 đến ngày 17/7/2025.
Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.