Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/10/2013 16:31 (GMT+7)

Susala, con đấy à!

Susanna vừa ra một cuốn sách về cha mình: „Không phải tờ giấy trắng. Một tiểu sử cha con“. Cha bà là chính trị gia đảng CDU Hans Filbinger nổi tiếng. Thế nhưng cuốn sách gây bất hoà lớn trong 5 anh chị em, hai người phản đối kịch liệt nên bà đã phải thay đổi nhiều. Trong bản ban đầu tiên, bà dùng nhiều trích đoạn các cuốn nhật ký của người cha, mất năm 2007. Nay hai người kia kiện, bảo các cuốn nhật ký là tài sản chung của gia đình, bà không được phép công bố. Đấy là vụ đổ vỡ thứ hai trong gia đình.

Vụ đầu tiên xảy ra năm 1978 khi Susanna 26 tuổi. Cha bà khi ấy 64, đã làm Thủ hiến bang Baden-Württemberg trên 10 năm, được coi là bào thủ và được kính trọng. Nhưng rồi vỡ lở rằng ông vốn là thẩm phán hải quân Nazi nên có trách nhiệm về các bản án tử hình vào những ngày cuối cùng của thế chiến. Các báo lớn, trong đó có cả tờ Spiegel,tivi, đến phỏng vấn, rồi những gì sáng tỏ qua các cuộc đàm luận, thực đáng sợ: Filbinger dựa vào lý luận rằng, ông chỉ hành động theo luật đang có hiệu lực thời Nazi mà thôi, ông tự bào chữa thay vì hối hận và làm cho cả nước Đức phải hổ thẹn vì có một người như ông. Chẳng hề rút ra được một bài học nào từ thảm hoạ thời Nazi và một nhà thơ đã phải thốt lên, Filbinger là một „luật sư ghê tởm“.

Ngày 7.8.1978 Filbinger từ chức. Ông tuyên bố điều ấy trước Hội đồng Dân biểu Stuttgart, cả gia đình ông có mặt. Trong cuốn sách của bà, Susanna viết, những ngày ấy cũng là „ngày tận thế“ của bà, kết thúc một thời đại ở đó người cha là một „viên đá tảng trước ngọn sóng dữ“.

Susanna đã viết cuốn „Không phải tờ giấy trắng” để cuối cùng giải toả vụ đổ vỡ thứ nhất ấy và những gì xảy ra trước và sau đó, cho bà và cha bà. Bà viết, thời Nazi, cha bà đã làm những điều phi nghĩa mà bà không thể hiểu nổi vì sao ông lại chưa bao giờ hối hận về điều ấy trước công luận. Thế nhưng bà cũng muốn cho thấy rằng, đã có một người cha khác, người cha ấy tuy nghiêm khắc, vẫn gõ đầu các con, nhưng khi đã trưởng thành     bà tới thăm luôn thốt lên: „Susala, con đấy à“.

Ngày nay ở nước Đức, nếu có ai đó đến hỏi con cháu các người cha hay người ông vốn làm quan chức Nazi, sẽ thường được nghe, những người ấy mới tốt làm sao, và đấy là do hoàn cảnh mà họ mới trở nênghê tởm như thế. Điều ấy dễ hiểu và chắc chắn không chỉ sai lạc, mà nó sẽ chẳng dẫn đến một cái gì cả, vậy là dẫu có hết sức nhiều người tốt như vậy mà đất nước vẫn đi đến thảm hoạ.

Có một điều khác rất thú vị ở cuốn sách này. Susanna Filbinger cho thấy, ở tư cách con gái một nhà chính trị cao cấp, bà trở nên tù nhân của cuộc đời người cha, danh tiếng của ông và cả những sai lầm ghê gớm của ông đến thế nào. Cho đến nay dù đã trên sáu mươi tuổi, bà vẫn là tên tù nhân đó, và mỗi dòng trên cuốn sách đều toát ra ước vọng bà muốn thoát ra khỏi vòng kìm toả này đến thế nào.

Gần như đồng thời với cuốn sách của Susanna Filbinger, cũng xuất hiện cuốn sách của Walther Kohl (con trai Thủ tướng Helmuth Kohl, người góp phần chủ yếu cho sự thống nhất nước Đức vào năm 1990, cuốn sách cũng đã được giới thiệu ở tập I cuốn sách này, NHT), mà ông này cũng muốn qua đó tự giải phóng ra khỏi vòng kìm toả con đường danh vọng chính trị của người cha mình. Đó là một cuốn sách cẩm nang cho một cuộc sóng tốt đẹp hơn và theo đuổi câu hỏi: „Làm thế nào để thành công, cuối cùng cũng lại được sống nhiều hơn để ít hơn nhờ người khác sống hộ mình“.

Tuy Helmuth Kohl không hề trải nghiệm vụ đổ vỡ nào, thế nhưng Walther Kohl hầu như chẳng nhớ chút gì về người cha – như ở Susanna Filbinger với cha bà – mà ông ấy là một cái hình tượng quá lớn nên nó cũng đã tạo nên quá nhiều bóng râm.

Cả hai cuốn sách đã cho người đọc một bài học: cái ấy có nghĩa gì với người thân của chính trị gia khi chính trị càng ngày càng trở nên riêng tư hơn, khi các chính trị gia cao cấp kéo người thân vào những hoạt động của mình, chẳng hạn khi bầu cử. Cái giá phải trả sẽ rất đắt khi những người thân này quên đi mất khoảng cách giữa mình với nhà chính trị, nhất là khi phải tìm ra con đường cho cuộc đời chính mình.

Có lẽ các chính trị gia nên bảo vệ gia đình của họ, nhất là con cái trước công luận – và gạch cái biên quyết định giữa cuộc sống nghiệp vụ và cuộc sống cá nhân. Cái gương cho điều này dễ thấy hơn ở Angela Merkel chứ không phải Barack Obama.

Còn về cuốn sách của Susanna Filbinger, bà cho thấy bà luôn bị bắt buộc phải nghe lời, và nhận thấy như thế rất nặng nề. Nhất là bà mẹ thì bà càng không gắn kết, bà mô tả là tính khí đồng bóng, mắc bệnh tưởng, thậm chí đôi khi bạo ngược. Bà thấy mẹ mình như người bị cái gì đấy đòi hỏi quá sức, nhưng không thể biết đó là cái gì. Khi 13 tuổi, bà có bạn trai thì bà mẹ đã đưa con gái vào ký túc xá. Ở đó cha bà, vị Thủ tướng, bị các bạn gái của bà e dè nên dĩ nhiên bà cũng bị mọi người xa lánh. Rồi vào những năm 70, phong trào sinh viên cánh tả với RAF (Phân đội Hồng Quân, tổ chức vũ trang khủng bố, nhóm cực tả trong phong trào này, NHT) hoạt động khủng bố dữ dội, không chỉ các chính trị gia bị liên đới mà cả gia đình họ cũng luôn trong tình trạng sợ hãi.

Thậm chí Walther Kohl, vào thời gian đó đã là thanh niên, ngày hôm nay mọi người đều đã được biết rằng, trong trường hợp mà cậu ta bị bắt làm con tin thì cha mẹ cậu sẵn sàng trả giá là bao nhiêu. Ý nghĩ rằng cuộc đời chính mình được đem ra mặc cả, cho đến tận hôm nay ông vẫn không tiêu hoá được.

Vào tháng hai 1978 tin Filbinger tham gia vào các vụ án xử tử thời Nazi được loan truyền, tháng tám năm ấy ông này từ chức. „Với tôi, ngày này, ngày 7.8.1978, tôi gọi nó là vết thương, một vết thương mà cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa lành“.

Cho cuốn „Không phải tờ giấy trắng”, Susanna Filbinger đã cố công khảo cứu liệu câu nổi tiếng của cha bà mà tờ „Zeit“ trích dẫn và coi đó là lý do để ông tự bào chữa: „Cái mà ngày hôm qua là đúng luật thì ngày hôm nay không thể là trái luật được“, nay thì bà viết, không bao giờ nguyên văn như thế được nói ra mà nó đã bị bóp méo và thổi phồng.

Trong cuốn sách Susanna Filbinger còn viết, trước khi cha bà từ chức, bà được nhận một biên chế tại Phòng công - thương nghiệp Đức – Anh tại London, nhưng sau khi ông từ chức, người ta bảo, bà không được hoan nghênh ở đấy. „Tôi cũng phải từ chức“, bà cảm nhận sự việc như vậy. Thế nhưng bà vẫn tới London, làm việc ở tư cách phóng viên tài chính, phải lòng một chủ ngân hàng, mang bầu, nhưng rồi người này không biết tới bà và đứa con trai nữa, bà một mình nuôi con, dù cha mẹ bà can thiệp nhưng cũng vô hiệu. Bà kiện ông ta tại New York đòi tiền nuôi dưỡng con, rồi ở lại Mỹ, trợ giúp một cộng tác viên Nhà Trắng, nuôi con khôn lớn. Sau 8 năm bà về lại Đức, kết hôn rồi đẻ con gái, hiện nay đang hành nghề cố vấn doanh nghiệp.

2007 cha chết, 2008 mẹ mất. Sau đó, Susanna Filbinger viết như sau, gia đình „ly tán. Trách móc, ghen ăn tức ở, tư duy sở hữu“. Em trai bà, Matthias Filbinger, cũng hành nghề cố vấn doanh nghiệp, trái lại là nhân vật nổi tiếng trên công luận vì hoạt động chính trị ở Đảng Xanh, dĩ nhiên luôn gây chấn động. Ông này nhận xét: „Anh chị em tôi chẳng hề có một tuổi thơ dễ dàng, đó không phải là bí mật gì, và số phận này chúng tôi được chia xẻ cùng nhiều đứa trẻ khác nữa.“ Ông bảo, „cho đến khi công nbố cuốn sách, tôi cứ nghĩ, anh chị em mình cư xử với nhau khác kia“. Thế nhưng khi nhận được bản can cuốn sách thì ông hết sức ngạc nhiên, „hoàn toàn bị sốc“. Bởi lẽ bà chị biện hộ, cuốn sách bà ấy „do ý muốn của Chúa“.

Nay cuốn sách xuất bản, có gạt bỏ những đoạn trích dẫn Nhật ký của người cha. Và nhận xét của ông về bà chị: „Chị ấy là ‚đứa trẻ được nuông chiều đặc trưng’, mãi mãi là trẻ con. Cha là ngôi sao Bắc Đẩu cho chị ấy“. Còn về chính mình: „Ở tuổi mới 11, tôi đã phải vào ký túc xá và đã phải bắt đầu với cuộc đời của chính mình. Với tôi chỉ quan trọng là những điều chị ấy viết về cha tôi và về tôi là đúng.“

Có thể có những thứ còn tồi tệ hơn khi người ta nói về thời trẻ của mình, dẫu sao vẫn tốt hơn khi cảm thấy đã thoát ra khỏi được vòng vây hãm của cha mẹ. Nhưng còn có những thứ hay hơn thế nữa kia.     

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).