Sừng trâu thuốc quý rẻ tiền, dễ kiếm
Con trâu là loài thú lớn có sừng to, đày, rỗng, hình lưỡi liềm, có bộ lông da màu xám đen hoặc trắng. Trâu có nguồn gốc châu Á, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu nhà là con vật được thuần hóa từ trâu rừng. Do chăn nuôi, chọn lọc đã tạo ra nhiều giống trâu khác nhau.
Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian của nhiều nước châu Á, con trâu cho ta nhiều vị thuốc như sữa, thịt, sừng, tinh hoàn, mũi, đuôi, sỏi mật, móng chân… Trong đó sừng trâu là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời đã được ghi vào sách thuốc cổ truyền của Trung Quốc ( Bản thảo cương mục) và Việt Nam ( Nam dược thần hiệu) chữa nhiều bệnh tương đương sừng tê giác, chỉ khác liều lượng (1 sừng tê giác bằng 8 đến 10 sừng trâu).
Sừng trâu có vị mặn, hơi chua, tính hàn và các kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, cầm má.
Sừng trâu có 2 phần: phần ngoài gọi là ngưu giác, thủy ngưu giác; phần trong gọi là nõ sừng hay ngưu giác tai, có tác dụng chữa liệt dương, đau ngang thắt lưng, đi tiểu nhiều.
Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học so sánh giữa sừng tê giác với sừng trâu.
Thành phần hóa học
Các chất hữu cơ và vô cơ trong 2 loại sừng cơ bản giống nhau. Chúng đều có 17 loại axit amin.
Tác dụng lâm sàng
Với 30 loại bệnh (sốt xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt, viêm não B…) sử dụng sừng trâu và sừng tê giác có kết quả như nhau (chỉ khác về liều lượng). Các trường hợp sử dụng sừng trâu, tác dụng không mong muốn có xuất hiện nhưng không đáng kể.
Tác dụng dược lý của sừng trâu
-Làm giảm số lượng bạch cầu;
- Làm tăng số lượng tiểu cầu (rút ngắn thời gian đông máu) giảm tính thấm của mao mạch;
- Tăng cường sức bóp cơ tim;
- Làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp;
- Có tác dụng chống viêm rõ rệt;
- Có tác dụng ức chế mạnh với Streptococcus hemolyticbeta (gây viêm não B) và trực khuẩn E. coli.
- Làm tăng cholesterol tốt (HDL-c) trong máu và giảm tổng lượng cholesterol/ máu.
- Giảm cườg độ co giật và tỷ lệ tử vong ở động vật thí nghiệm tạo kinh giật (tác dụng định kinh).