Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 31/05/2010 23:09 (GMT+7)

Sự thành lập Ngân hàng Đông Dương và những tờ giấy bạc đầu tiên

Nguyên do là thời đó, xứ Nam kỳ vẫn sử dụng đồng bạc Mêxico tồn tại từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc xâm lược. Sau khi trở thành thuộc địa Pháp, nó vẫn sử dụng đồng tiền đó chứ không dùng tiền của chính quốc. Do vậy từ nay đồng bạc Đông Dương sẽ thay thế đồng tiền cũ.

Trụ sở chính của ngân hàng đặt ở Paris và chi nhánh ở Sài Gòn, sau khi mở rộng cuộc chinh phục thì đặt thêm chi nhánh ở Trung kỳ và Bắc kỳ năm 1885. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887, dưới áp lực của Bộ Ngoại giao, ngân hàng mở thêm chi nhánh ra toàn cõi Đông Dương và các thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ (lý do là nhằm tạo thuận lợi cho việc mua thuốc phiện mà công ty độc quyền Đông Dương đang cần vì nguồn thuốc phiện lúc đó chủ yếu đến từ Ấn Độ). Năm 1894, độc quyền của các ngân hàng thuộc địa Pháp vẫn được xét lại từng năm một, cho đến đạo luật ngày 13 – 12 – 1901 thì nó mới được xác định trong thời hạn 10 năm. Độc quyền NHĐD được xác định trong 10 năm kể từ 1895, và đến năm 1901 thì xác định 15 năm nghĩa là đến năm 1920 (1).

Tờ giấy bạc đầu tiên được phát hành tại Sài Gòn – Gia Định với các mệnh giá 5, 20 và 100 đồng (piastre). Những tờ giấy bạc này được in một mặt gồm chữ Pháp và chữ Anh, mặt sau là chữ Hán với những dòng sau đây: Phụng bản quốc đặc vụ (vâng lệnh nhà nước), Đông phương hội lý ngân hàng(Ngân hàng Đông Dương), Kiến tự giao ngân(thấy giấy giao tiền). Mỗi loại tiền có kích cỡ và màu sắc khác nhau. Năm 1891, phát hành thêm tờ 1 đồng.

Trong khi tiền giấy được lưu hành phổ biến ở Nam kỳ, thì ở Bắc kỳ và Trung kỳ tiền trinh của triều Nguyễn vẫn được lưu hành phổ biến ở nông thôn với tỉ giá trao đổi lên xuống bất thường, nhưng không có một cơ quan chính thức, vì hầu hết những người làm công ăn lương và buôn bán ở thành phố đều có quan hệ với Nhà nước thuộc địa.

Hầu hết những đồng bạc đều in trên mặt chữ Pháp những hình ảnh của Pháp, mà phổ biến là người phụ nữ biểu tượng của nước Pháp là Marianne, cùng với những hình ảnh người Việt. Còn mặt sau in chữ Hán thì dùng hình ảnh con rồng để trang trí.

Vào thời đó, người dân Nam kỳ có cách gọi những đồng bạc theo lối của mình bằng những cái tên dân dã. Ví dụ tờ 5 đồng, chữ Hán viết là ngũ nguyên,nên được đọc trại là “giấy ngẫu” (ngẫu là ngũ theo tiếng Quảng Đông). Tờ 20 đồng, chữ Pháp là vingt,được phiên âm thành “giấy hoảnh”. Riêng tờ 100 đồng, vì có in hình một người phụ nữ Pháp là biểu tượng Marianne đang gọi đó là tờ “một trăm Thành Thái” (2).

Theo sự phát hiện của nhà sưu tập tiền giấy Nguyễn Hoàng Xuân Vinh thì tờ bạc này ra đời trong đợt phát hành 1909 đến 1925, trong khi vua Thành Thái năm 1907 đã bị người Pháp phế truất để truyền ngôi cho con là vua Duy Tân. Vậy hình ảnh đó không phải là vua Thành Thái. Gần đây, hai tác giả Bửu Diên và Hoàng Oanh trong cuốn Quê hương hoài niệmxuất bản tại Hoa Kỳ năm 1999 cho biết rằng hình người in trên giấy bạc chính là cụ Ưng Tôn (hiệu Thúc Thuyên). Ông sinh năm 1877, đậu tú tài Hán học, con của Hiệp tá đại học sĩ Hương Thiết, cháu nội của Tuy Lý vương Miên Trinh, được sang Pháp học về tài chính. Trong thời gian ở Pháp đã được NHĐD chụp ảnh để in trên tờ giấy bạc (3).

Năm 1898, Bộ Ngoại giao Pháp yêu cầu Ngân hàng Đông Dương mở rộng phạm vi hoạt động sang Trung Quốc và Xiêm để hỗ trợ cho các hành động ngoại giao. Bộ Tài chính tán thành chủ trương tăng vốn pháp định lên 24 triệu francs. Dưới áp lực của chính phủ và Bộ Ngoại giao, năm 1899, Ngân hàng Đông Dương mở chi nhánh đầu tiên ở Hồng Kông, năm sau mở tiếp ở Thượng Hải, rồi ở Hán Khẩu và Quảng châu năm 1902, ở Thiên Tân và Bắc Kinh năm 1907 và cuối cùng ở Mông Tự năm 1913.

Ngân hàng Đông Dương đã tham gia một số hoạt động quan trọng ở Trung Quốc, cho vay để xây dựng đường sắt Quảng Châu – Hán Khẩu.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ngân hàng Đông Dương đã trở thành một công cụ tài chính mạnh của Pháp với khoảng 20 chi nhánh, trong đó có 6 ở Đông Dương và 6 ở Trung Quốc, số còn lại ở các thuộc địa Pháp tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và châu Á. Tuy nhiên người ta vẫn chê trách nó là đã không ủng hộ các đề án của Pháp ở Đông Dương (4).

Chú thích

1. Những đoạn trên dẫn theo Patrice Morlat - Indochine Annees vingt: le balcon de la France sur le Pacifique,Nxb, Les Indes Savantes, 2001.

2. Những đoạn sau dẫn theo Nguyễn Hoàng Xuân Vinh - Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ (1875 - 2006),bản thảo sắp in.

3. Bửu Diên, Hoàng Oanh - Quê hương hoài niệm,Hoa Kỳ 1999, (dẫn theo Nguyễn Hoàng Xuân Vinh).

4. Patrice Morlat, sdd, tr 81 - 83.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...