Song Hào - một vị tướng tài ba
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Thượng tướng Song Hào
Đồng chí Thượng tướng Song Hào, tên khai sinh là Nguyễn Văn Khương, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1917 tại xã Hào Kiệt (nay là xã Liên Minh), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936, trong Phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1937, đồng chí phụ trách tổ chức Ái hữu thợ thêu, Thanh niên dân chủ (sau này là Mặt trận phản đế) tại quê hương.
Tháng 4 năm 1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; được cử làm Thư ký Ban Thường trực Liên đoàn Lao động Hà Nội và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Đầu năm 1940, đồng chí bị đế quốc Pháp bắt, kết án 7 năm tù và bị giam ở các nhà tù: Nam Định, Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình, Chợ Chu.
Ở trong tù, đồng chí luôn giữ vững khí tiết cách mạng, tích cực tham gia các cuộc đấu tranh. Năm 1943, đồng chí được chỉ định làm Bí thư chi bộ tại nhà tù Chợ Chu, đã cùng các đồng chí đảng viên trong chi bộ liên lạc với các đảng bộ ngoài nhà tù để hoạt động.
Tháng 8 năm 1944, đồng chí đã vượt ngục khỏi nhà tù Chợ Chu về vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên hoạt động, được chỉ định làm Chính trị viên Đội tuyên truyền cứu quốc quân hoạt động ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Tháng 12 năm 1944, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Khu căn cứ Nguyễn Huệ.
Tháng 8 năm 1945, đồng chí được cử làm đại biểu đi dự Đại hội Quốc dân tại Tân Trào. Sau đó đồng chí phụ trách cứu quốc quân cướp chính quyền tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Cuối năm 1945, đồng chí là Xứ ủy viên Bắc Kỳ phụ trách liên tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Tháng 12/1947, đồng chí là Chính ủy Liên khu 10, Khu ủy viên, Bí thư Quân khu ủy. Đến năm 1950, đồng chí là Chính ủy khu Tây Bắc, Bí thư Ban cán sự bộ đội tình nguyện vùng Thượng Lào. Năm 1951, đồng chí là Chính ủy Đại đoàn 308, Bí thư Đại đoàn ủy. Đến tháng 5 năm 1955, đồng chí được cử làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Quân ủy viên.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1960), lần thứ IV (năm 1976) và lần thứ V (tháng 3/1982) của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí được cử giữ chức Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng, Trưởng ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (khóa III). Được Ban Chấp hành Trung ương cử vào Ban Bí thư (khóa IV), phân công làm Trưởng ban Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tháng 3 năm 1961, đồng chí được cử giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.
Tháng 4 năm 1982 đến tháng 02 năm 1987, đồng chí được phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
Tháng 02 năm 1990 đến tháng 12 năm 1992, đồng chí được chỉ định làm Chủ tịch lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Đồng chí được thăng quân hàm Trung tướng năm 1959 và được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1974.
|
Phần thưởng cao quí:
- Huân chương Sao vàng;
- Huân chương Hồ Chí Minh;
- Huân chương Quân công (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba);
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất;
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất;
- Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Sự thật về cái tên tướng "Song Hào" (tên thật là Nguyễn Văn Khương) cùng 11 đồng đội vượt ngục Sơn La. Trải qua nhiều khó khăn nhưng được sự bao bọc của người dân và giúp đỡ của những người Việt đi lính cho Pháp nhưng đã được vận động giác ngộ cách mạng, 12 người đã vượt ngục thành công những gì diễn ra tiếp theo với 12 người lính xin độc giả đón đọc vào số tới.
Tướng Song Hào chính là người đóng vai trò quan trọng vận động chính quyền tại 6 tỉnh Cao Bắc Lạng Thái Hà Tuyên để giải phóng được 6 tỉnh mà không tốn 1 viên đạn, lập ATK để tướng Giáp đón Bác Hồ về nước. Diễn biến cụ thể xin độc giả đón đợi trong nội dung số tiếp theo.
Những lý do tướng Song Hào được cử làm Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị từ khi lãnh đạo (Đại đoàn quân tiên phong), Sư đoàn hoàn toàn ổn định về tư tưởng chính trị, phát huy được sức chiến đấu, lập nhiều chiến công chi tiết cụ thể xin mời độc giả đón đọc
Những sáng kiến và công lao của tướng Song Hào trong thời kỳ công tác tại Tổng Cục chính trị,với các điều lệnh, điều lệ, quy định về tổ chức (đặc biệt là chế độ 2 chỉ huy -1 về quân sự, 1 về chính trị ) tạo ổn định về tổ chức của các đơn vị quân đội, phát huy được hiệu quả hoạt động, an tâm về tư tưởng chính trị xin giới thiệu chi tiết tới độc giả.
Tướng Song Hào: Liêm khiết (ông được Bác Hồ và đồng chí Vũ Kỳ gọi là tướng "rau muống"), cần kiệm, liêm chính ham học hỏi - học từ thực tế cuộc sống luôn quan tâm đến đồng đội, cấp dưới của mình.
Mời quý độc giả đón đọc các số tiếp theo trân trọng giới thiệu trên tamnhin.net !