Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/02/2007 01:07 (GMT+7)

Sơ cứu ngừng tim - ngừng thở ở trẻ em

Sau đây là tóm lược những hướng dẫn mới của Hội tim học Hoa Kỳ, dựa vào việc tổng kết và phân tích các bằng chứng lâm sàng và chứng cứ thực nghiệm, có một số thay đổi đối với bản hướng dẫn trước đây.


Trong hướng dẫn này sẽ sử dụng một số quy định về tuổi như sau:


- Sơ sinh: trẻ dưới 1 tháng tuổi, bao gồm cả trẻ “ mới sinh”tức những trẻ mới ra đời từ vài phút đến vài giờ.


- Trẻ bú mẹ: bao gồm trẻ sơ sinh cho đến khi tròn 12 tháng tuổi.


- Trẻ em: trẻ từ 1 đến 8 tuổi.


- Người lớn: dùng để chỉ trẻ trên 8 tuổi.


(Khi nói chung trẻ emcần hiểu là người từ sơ sinh đến 1 tuổi và trẻ em từ 1 đến 8 tuổi).


Ở trẻ em, suy hô hấp là nguyên nhân thường gặp gây ngừng tim. Do đó thao tác cấp cứu tại chỗ đầu tiên là cung cấp oxy. Để thông khí và cung cấp oxy sớm và hữu hiệu, cần biết về đặc điểm giải phẫu - sinh lý đường thở ở trẻ em:


- Lưỡi của trẻ nhỏ tương đối lớn so với kích thước hầu họng. Do đó, lưỡi di lệch ra sau dễ xảy ra và gây tắc đường thở.


- Đường thở dưới thanh quản nhỏ, mềm, ít sụn nâng đỡ. Do đó, dễ bị tắc khi bị ứ đọng đờm, nhớt, máu hoặc phù nề hay có vật lạ. Nó cũng dễ bị xẹp khi có chênh lệch áp suất trong và ngoài đường thở hoặc khi gắng sức thở trong trường hợp tắc nghẽn đường thở.


- Khung sườn mềm, không giúp nhiều cho việc duy trì thể tích phổi nên thể tích sẽ giảm khi trẻ không gắng sức thở. Vì lý do này, hô hấp của trẻ lệ thuộc nhiều vào cơ hoành, nếu bị chướng bụng có thể gây suy hô hấp.


- Trẻ em có dự trữ oxy thấp.


- Nhịp tim chậm sẽ nhanh chóng làm giảm cung cấp máu toàn thân. Vì vậy cấp cứu viên (CCV) không chuyên cần phải biết cách ấn tim khi không thấy dấu hiệu tuần hoàn hoặc nhịp tim dưới 60 lần/phút kèm dấu hiệu giảm tưới máu toàn thân (tái).


Nguyên nhân ngừng tim - ngừng thở ở trẻ em rất đa dạng, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ em, ngạt, ngạt nước, chấn thương và nhiễm khuẩn huyết, do đó không có một “tiêu chuẩn vàng” để xác định cấp cứu thành công cho mọi trường hợp.


Ở lứa tuổi còn bú và trẻ nhỏ, hầu hết các trường hợp chết ngoài bệnh viện là do những nguyên nhân như đột tử, chấn thương, chết đuối, ngộ độc, sặc, suyễn nặng và viêm phổi.


Trong môi trường bệnh viện, nguyên nhân ngừng tim thường gặp nhất gồm nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, ngộ độc thuốc, rối loạn chuyển hóa và loạn nhịp. Những trường hợp ngừng tim này thường sẵn có bệnh tiềm ẩn.


CÁC BƯỚC HỒI SỨC


1. Trình tự cấp cứu tim - phổi


Để tăng tối đa tỉ lệ sống sót và không bị tổn thương thần kinh trong những trường hợp cấp cứu, cần thực hiện những điểm sau đây: đề phòng ngừng tim, cấp cứu tim - phổi tại chỗ khẩn trương và hữu hiệu, gọi cấp cứu lưu động. Khi một em bé bị ngừng tim - ngừng thở, phải tức khắc cấp cứu tim phổi tại chỗ. Loại cấp cứu này có thể khôi phục được tuần hoàn và tránh được hậu quả thần kinh. Trình tự cấp cứu gồm các khâu quan sát, đánh giá, can thiệp, đánh giá (màu da, cử động, hơi thở...).

2. Đánh giá đáp ứng


Kích thích nhẹ nạn nhân và hỏi để xem em bé có trả lời hoặc có cử động biểu lộ đáp ứng hay không. Không nên lay hoặc di chuyển nạn nhân khi có chấn thương đầu - cổ. Nếu trẻ đáp ứng nhưng bị thương, có thể gọi điện cho hệ thống cấp cứu hoặc kêu thêm người phụ giúp. Phải bất động tạm thời nếu nghi có gãy xương; đặc biệt là cột sống cổ. Nếu trẻ không đáp ứng, nên làm hồi sức ngay trong khoảng một phút rồi hãy gọi điện. Nếu em bé còn nhỏ có thể đưa gần đến máy điện thoại, vừa cấp cứu vừa gọi điện; không nên rời máy vì nhân viên cấp cứu có thể hướng dẫn những điều cần làm qua điện thoại trong khi chờ xe cấp cứu đến.


CẤP CỨU HÔ HẤP NHÂN TẠO


1. Kiểm tra xem nạn nhân có tự thở được không:
kề tai sát miệng nạn nhân để nghe và cảm nhận luồng hơi thở ra, hít vào; đồng thời nhìn cử động lồng ngực; hoặc dùng sợi tóc hay lông vũ gà, vịt... để trước lỗ mũi nạn nhân và quan sát sự di động (lưu ý che chắn gió để tránh lầm với sự di động của sợi tóc do hơi thở). Nếu em bé còn thở bình thường (cần loại trừ thở ngáp khi hấp hối và thở gắng sức, hay có vật lạ bít ở đường thở) nhưng mất tri giác và không bị chấn thương nên đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức.


Tư thế hồi sức
Tư thế hồi sức
— Các tư thế: Đối với trẻ không còn đáp ứng, để trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Nếu là trẻ còn bú và không nghi có chấn thương, có thể bế ngửa bé trên tay (cánh tay nâng đỡ phần thâncủa bé sao cho bàn tay có thể đỡ được đầu bé và khuỷu tay đỡ được hai chân). Tư thế hồi sức tốt nhất cho nạn nhân hôn mê (hình 1)là một tư thế ổn định bảo đảm thông đường thở, cột sống cổ ổnđịnh, ít nguy cơ hít phải chất nôn hoặc đờm nhớt, hạn chế chèn ép các lồi xương và dây thần kinh ngoại biên, và có thể quan sát được động tác thở và vẻ mặt nạn nhân.


2. Làm thông đường thở:
Lưỡi nạn nhân là nguyên nhân gây tắc nghẽn thường gặp nhất ở trẻ không còn đáp ứng. Do đó, nên thông đường thở bằng cách ngửa đầu - nâng cằm hoặc nâng hàm dưới để lưỡi không đè vào thành sau họng gây tắc nghẽn đường thở.


Thủ thuật ngửa đầu - nâng cằm trẻ em
Thủ thuật ngửa đầu - nâng cằm trẻ em
Thủ thuật ngửa đầu - nâng cằm (hình 2):chỉ dùng khi trẻ không còn đáp ứng và không nghi có chấn thương vùng cổ. Một tay đặt lên trán nạn nhân và nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau, bàn tay kianâng cằm để làm thông đường thở.


Thủ thuật nâng hàm:nếu nghi có chấn thương đầu - cổ, chỉ nên dùng thủ thuật này để thông đường thở. Đặt 2, 3 ngón tay dưới mỗi bên hàm dưới nạn nhân, nâng hàm hướng lên trên và rangoài. Khuỷu tay cấp cứu viên (CCV) phải tựa vào nền cứng. Nếu có một người thứ hai bên cạnh thì người này sẽ giữ bất động cột sống cổ, sau khi đã gọi điện cho hệ thống cấp cứu lưu động.


Nếu nghi có vật lạ trong đường thở của một em bé không còn đáp ứng, nên dùng thủ thuật nâng hàm - rà họng để lấy vật ra (thủ thuật này chỉ dành cho nhân viên y tế được đào tạo).


. Hô hấp nhân tạo:
Nếu trẻ không thở tự nhiên, sau khi khai thông đường thở, CCV hít sâu và hô hấp nhân tạo (thổi ngạt) cho nạn nhân. Thể tích thổi ngạt đủ để làm ngực trẻ phồng lên. Trước tiên cần thổi ngạt 2 lần liên tục, trong khoảng 3 giây; nên thổi ngạt một cách hữu hiệu (làm lồng ngực phồng lên).


Thổi ngạt qua miệng và mũi
Thổi ngạt qua miệng và mũi
- Thổi ngạt qua miệng và mũi(hình 3): áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi; miệng CCV phải áp kín miệng và mũi em bé. Nếu không áp kín hết, có thể dùng cách thổi ngạt qua mũi. Điểm quantrọng là phải giữ đầu em bé đúng tư thế (nghiêng đầu - nâng cằm) và không để hơi thổi ngạt lọt ra ngoài.


- Thổi ngạt qua mũi:
có thể dùng thay cho cách thổi qua miệng và mũi, đặc biệt khi CCV cảm thấy khó khăn khi dùng cách thổi ngạt trên. Cần nâng cằm nạn nhân để thông đường thở và đóng kín miệng.


Thổi ngạt qua miệng đồi với trẻ lớn
Thổi ngạt qua miệng đồi với trẻ lớn
- Thổi ngạt qua miệng(hình 4): áp dụng với trẻ lớn (1 đến 8 tuổi), cần giữ thông đường thở bằng cách ngửa đầu - nâng cằm hoặc nâng hàm nạn nhân, đồng thời phải dùng ngón taykẹp chặt mũi của trẻ. Vừa thổi ngạt vừa quan sát xem lồng ngực nạn nhân có phồng lên không.


Cần chú ý:
Khi thổi ngạt, nhất là nhịp thổi nhanh, có thể làm căng dạ dày nạn nhân, cơ hoành nâng lên, khiến việc cấp cứu hô hấp kém hiệu quả và có thể gây trào ngược chất chứa trong dạ dày. Có thể tránh hiện tượng này bằng cách thổi chậm (1 - 1,5 giây) với áp lực đủ mạnh, đồng thời đè sụn nhẫn để thông đường thở tốt hơn và ép thực quản lại để bớt lọt hơi vào dạ dày.


Nguồn: Khoa học phổ thông 19/1/2007

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.