Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/11/2005 15:00 (GMT+7)

Sâu ăn tạp hại đậu nành

Cùng với sâu đục trái, giòi đục thân…sâu ăn tạp (Spodoptera litura Far) còn gọi là sâu khoang, sâu tổ… cũng được coi là một đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây đậu nành (đậu tương). Chúng thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là một loài sâu điển hình trong nhóm sâu đa thực, vì ngoài cây đậu nành chúng còn gây hại rất nhiều loại cây trồng khác (khoảng 3000 loại thuộc 99 hộ thực vật). Vì thế việc phòng trị loài sâu này đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do nguồn thức ăn của chúng rất dồi dào và liên tục có mặt trên đồng ruộng, khiến cho việc cắt đứt nguồn thức ăn của chúng trên đồng ruộng rất khó khăn.

Khi trưởng thành loài sâu này dài khoảng 15-20 ly, sải cánh rộng khoảng 35-45 ly, đầu mầu đen, ngực có nhiều lông màu vàng rơm bao phủ, cánh có mầu xám đen với nhiều vệt mầu vàng rơm và có đường viền chạy dọc bìa cuối cánh, cánh sau mầu trắng loáng, phản quang màu tím. Trưởng thành thường vũ hoá vào buổi chiều. Sau khi vũ hoá vài giờ (tức là lúc chập choạng tối) trở đi thì bay ra hoạt động và bắt cặp (thường hoạt động mạnh nhất từ chập tối đến lúc nửa đêm) và đẻ trứng vào đêm hôm sau (nếu bắt cặp sớm chúng có thể đẻ ngay trong đêm bắt cặp). Ban ngày chúng thường ẩn nấp ở mặt sau của lá đậu hoặc những chỗ kín đáo của bụi cỏ, lùm cây, chúng thích mùi chua ngọt.

Trứng được đẻ thành từng ổ ở mặt dưới của lá, bên ngoài có phủ một lớp lông tơ mầu vàng óng ánh. Lúc mới đẻ trứng có màu vàng hơi xanh, sau chuyển dần sang mầu vàng và lục sắp nở có màu đen.

Sâu non có 6 tuổi (mỗi lần lột là một tuổi), cơ thể hình ống màu xanh lục hoặc xám, vạch lưng và vạch phụ lưng màu vàng. Trên mỗi đốt dọc theo vạch phụ lưng có một vệt đen hình bán nguyệt, trong đó vệt đen ở đốt thứ 1 và đốt thứ 8 của bụng là lớn nhất. Sau khi nở sâu non sống tập trung quanh ổ trứng, ăn vỏ trứng và gặm biểu bì lá, khi bị khua động chúng nhanh chóng phân tán ra xung quanh hoặc nhả tơ dong mình rơi xuống. Khi lớn, sâu phân tán dần ra xung quanh, khả năng cắn phá tăng dần, chúng gặm biểu bì lá chỉ còn trơ lại màng trắng. Từ tuổi ba, bốn trở đi sâu cắn phá mạnh làm lá bị lủng lỗ trỗ. Nếu bị hại nặng, cả lá đậu xơ xác chỉ còn trơ lại gân lá. Tuổi nhỏ, sâu thường sống trên cây, nhưng từ tuổi 4 trở đi sâu có phản ứng mạnh với ánh sáng, vì thế ban ngày chúng thường chui xuống đất, hoặc ẩn nấp ở những chỗ tối thiếu ánh sáng. Ban đêm mới chui lên cắn phá, nên người chưa có kinh nghiệm khó phát hiện thấy sâu nếu chỉ đi kiểm tra ruộng vào ban ngày. Khi đụng đến, sâu cuộn tròn lại nằm bất động giả chết.

Đẫy sức, sâu dài khoảng 40-50 ly, chui xuống đất làm một cái kén bằng đất hình bầu dục để hoá nhộng. Nhộng dài khoảng trên dưới 20 ly, hình ống, màu nâu tươi, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

Để hạn chế tác hại của sâu, cần áp dụng nhiều biện pháp, sau đây là một số biện pháp chính:

Nếu vụ trước đã trồng đậu nành hoặc một số loại cây rau màu khác như: bắp cải, súp lơ, sà lách, cà chua, đậu que, đậu vàng,,, (là những loại cây thường bị sâu ăn tạp gây hại) thì trước khi gieo hạt cần cày cuốc đất, phơi ải kỹ, sau đó bừa kỹ để diệt sâu, nhộng còn đang sống trong đất. Có thể rải một số loại thuốc bột như Basudin, Furadan, Regent, Padan, sau đó trộn đều thuốc vào đất để diệt sâu nhộng của vụ trước tồn tại trong đất và sâu non của vụ sau từ trên cây chui xuống đất ẩn nấp.

Kiểm tra ruộng đậu thường xuyên để phát hiện và thu gom ổ trứng, ổ sâu non vừa nở chưa kịp phân tán, đem tiêu huỷ. Trong trường hợp sâu đã lớn, nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức soi đèn bắt sâu vào ban đêm.

Có thể dùng bả độc bằng cách dùng một phần thuốc Sumicidin 10EC với 10-15 phần mồi cám, bột bắp, thấm nước cho nhão rồi đặt rải rác trong ruộng vào buổi tối để nhử sâu tuổi lớn ban đêm chui từ đất lên gây hại, nếu áp dụng biện pháp này cần hết sức chú ý không cho gà vịt chui vào ruộng rất dễ gây ngộ độc. Ngoài ra, có thể làm bẫy bả chua ngọt để nhử sâu trưởng thành đến. Tiêu diệt bằng cách như sau: dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, sau đó cứ 100 phần hỗn hợp này trộn thêm vào 1 phần thuốc trừ sâu Dipterex (hoặc Diptecide 90WP, hay Dip 80 SP). Bả pha xong đặt trong chậu sành, nhựa… mỗi chậu khoảng 0,25-0,5 lít, đặt cao khỏi mặt đất khoảng 0,5-1 mét nơi đầu gió, mỗi ha khoảng 7-10 chậu, cứ khoảng một tuần thay bả mới một lần.

Nên thăm ruộng kịp thời phát hiện và có biện pháp diệt trừ sâu kịp thời. Do sâu có đặc tính kháng thuốc rất cao, vì thế không nên sử dụng một loại thuốc liên tục 3 lần (dù thuốc đó rất có hiệu quả diệt sâu), nên luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu sau đây: Sumicidin 10 hoặc 20 EC; Sumithion 50 hoặc 100EC; Basudin 40EC; Videci 2,5ND; Visher 25ND;… Để hiệu quả diệt sâu cao, nên xịt thuốc lúc sâu còn nhỏ tuổi chưa kịp phân tán rộng, khi sâu đa số tuổi lớn nên xịt thuốc vào lúc buổi chiều mát để đến đêm sâu bò lên cắn phá sẽ dễ bị trúng thuốc hơn. Với những ruộng đã bị sâu gây hại nặng, sau khi xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân, tưới đủ nước để giúp cây mau hồi phục.

Nguồn: Kinh tế nông thôn cuối tuần, số 31 (103)

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.