Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/07/2006 21:36 (GMT+7)

Sáng tạo vì lợi ích của nông dân

Tác giả của những chiếc máy đó là Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, hiện đang là Phó viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ điện & Kỹ thuật Nông nghiệp Nam bộ. Hỏi ông về chuyện bản quyền, ông nói thì cứ thử nghĩ xem, mấy cơ sở cơ khí địa phương nhỏ lẻ dù họ “cóp mẫu” thì cũng đi kiện làm gì, bởi họ sản xuất càng nhiều thì giá thành càng hạ, nông dân mình càng có lợi.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh kể, ông sinh ra trong một gia đình nong dân ở Vĩnh Long. Từ khi còn đi học, mỗi lần theo cha mẹ ra đồng sạ lúa, gặt lúa hay phơi lúa, nhìn thấy cảnh cha mẹ cực khổ do mọi việc đồng áng không có máy móc gì hỗ trợ, mà năng suất làm ra không cao, ông nghĩ đến chuyện phải làm ra những chiếc máy giúp người nông dân. Khi học hết phổ thông chàng trai nông dân Lê Văn Bảnh đã chọn thi vào đại học ngành cơ khí nông nghiệp. Tốt nghiệp đại học ngành Cơ khí Nông nghiệp năm 1980, khóa học đầu tiên sau giải phóng của Trường Đại học Cần Thơ. Ra trường, nhiều bạn bè đã xin về các đơn vị kinh doanh, có nhiều cơ hội thăng tiến, còn chàng trai Lê Văn Bảnh xin về công tác tại Viện Lúa ĐBSCL để theo đuổi con đường học tập, nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân. Tiếp sau đó, Lê Văn Bảnh lại tiếp tục nghiên cứu ròng rã suốt 6 năm trời ở Viện Cơ điện Nông nghiệp Trung ương (Hà Nội) để làm luận văn tiến sĩ, với đề tài ông theo đuổi từ nhỏ là nghiên cứu, sản xuất những chiếc máy nông cụ phục vụ cho nông dân đồng bằng.

Việc nghiên cứu sản xuất chiếc máy sạ hàng là một câu chuyện lý thú. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh nói, xuất xứ của chiếc máy sạ hàng có từ Viện lúa Quốc tế IRRI ở Philippine. Nhưng máy chỉ làm được trên những thửa đất nhỏ, bằng phẳng và chủ yếu hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, còn đưa ra phổ biến đại trà không thích hợp. Vào giữa thập niên 90, Thạc sĩ Manaligod từ IRRI sang Việt Nam có mang theo một số mẫu máy nông cụ, trong đó có máy sạ hàng và cùng với Tiến sĩ Lê Văn Bảnh thực hiện trình diễn trên đồng ở Viện Lúa ĐBSCL và ở tỉnh Sóc Trăng. Xét về tính năng thì đạt, nhưng nghiệm thấy về mặt nông học thì không. Bởi vì mặt ruộng bên mình lỏi sỏi, trong khi nguyên sơ máy sạ hàng của IRRI chỉ có một bánh đặt ở giữa và hai bàn trượt ở hai bên. Thế là ông tìm hiểu, nghiên cứu cải tiến thành máy có hai bánh hai bên. “Mà đâu có đơn giản như vậy. Bài toán phải tính là từ vòng quay bánh xe lăn trên đồng có bao nhiêu hạt lúa rơi đều xuống trên một diện tích ấn định. Hơn nữa, nước mình có tới mấy trăm giống lúa, nào là giống hạt ngắn, hạt dài, làm sao để trống xoay rải lúa giống sau khi đã ủ ngâm đâm mầm rơi đều không bị vướng?” - ông kể. Vậy là phải tập trung cải tiến, kiểm nghiệm trên đồng, rồi lại cai tiến, thực nghiệm… để giải được bài toán và cho ra đời máy sạ hàng phù hợp với đồng đất ĐBSCL.

Nhưng cải tiến, chế tạo là một chuyện, còn làm sao chuyển giao cho nông dân sử dụng là chuyện khác. Suốt 4 năm ròng từ 1994-1997, chiếc máy sạ hàng theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh đi khắp ruộng đồng để trình diễn, thuyết phục nông dân sử dụng. Để nông dân yên tâm, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh đưa ra biện pháp “bao năng suất” - nghĩa là nếu áp dụng sạ hàng mà năng suất thấp thì nông dân sẽ được bù vào cho đạt năng suất đã định. Kết quả kiểm chứng cho thấy ruộng lúa sạ hàng so với cách sạ lan truyền thống thì lúa ruộng sạ hàng hạt bóng mẩy, năng suất bình quân vụ hè thu 4,5 tấn/ha, cao hơn ruộng sạ lan 1,5 tấn/ha. Ngoài ra, lượng phân tiết kiệm được từ 15-20%, sâu bệnh ít hơn và đặc biệt tiết kiệm hơn 50% lúa giống, chỉ 70-100kg/ha, so với sạ lan trước đây tới 200-300 kg/ha! “Thiệt là, chưa gặt lúa đã thấy lời. Vậy mà có lần ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh (Vĩnh Long), dù có cam đoan “bao năng suất” với một bác nông dân dùng máy sạ hang theo mô hình trình diễn, nhưng lúa mới sạ được vài ngày, khi quay lại thăm đồng thấy lúa trên ruộng sạ sao mà dầy ken hết. Hỏi ra mới biết, bác nông dân ấy thấy lúa sạ hàng thưa quá, đâm lo nên lén ra rải dặm thêm!” - Tiến sĩ Lê Văn Bảnh kể.

Ban đầu chỉ phổ biến ở khu vực Cần Thơ, bây giờ chiếc máy sạ hàng trở nên phổ biến khắp ĐBSCL và ra tận miền Trung. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cơ khí đến Viện Lúa ĐBSCL tìm mua. Họ đi xe du lịch, đến mua vài cái về làm mẫu rồi tìm cách sản xuất hàng loạt bằng những vật liệu rẻ tiền bán cho bà con nông dân. Về sau gặp lại Tiến sĩ Bảnh, một chủ doanh nghiệp nọ tiết lộ đã bán cho nông dân An Giang hơn 600 cái và tỏ lời...cám ơn!

Trong thời gian công tác ở Viện Lúa ĐBSCL, ông đã cùng với đồng nghiệp nghiên cứu sản xuất ra máy trục bùn, máy sạ hàng, máy tách hạt bắp, máy sấy lúa… phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ và đồng ruộng nước mình. Nhớ chuyến đi Đài Loan, ra ruộng nhìn thấy ốc bươu vàng bò lổm nhổm mà lúa vẫn tốt, ông lấy làm lạ sao nó không phá lúa. Tìm hiểu mới rõ, nông dân ở đây không sạ lan như ở miền Tây mình, mà họ dùng phương pháp cấy: lúc cấy xuống thì lúa đã cứng cáp nên ốc bươu vàng không ăn được nữa, còn nông dân mình sạ thì lúc lúa nảy mầm là bị ốc bươu vàng tấn công ngay. Mà diệt ốc bươu vàng rất khó, ảnh hưởng rất lớn môi trường. Vậy là Tiến sĩ Lê Văn Bảnh bắt tay nghiên cứu máy cấy lúa phù hợp với điều kiện và đồng ruộng miền Tây.

Với nhiều công trình nghiên cứu máy nông cụ đưa ra ứng dụng thành công, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh là một trong tập thể 10 cán bộ khoa học của Viện Lúa ĐBSCL vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình nghiên cứu khoa học đem lại lợi ích cho cộng đồng. Cá nhân ông còn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam về lao động sáng tạo…

Cứ tưởng Tiến sĩ Lê Văn Bảnh suốt đời theo đuổi những chiếc máy nông cụ, nhưng giờ đây ông còn có một niềm đam mê khác, cũng là nhiệm vụ mới, cũng gắn với nông nghiệp nông thôn, là đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp. Từ năm 1997 đến nay khi được giao thêm trách nhiệm Hiệu trưởng Trường Dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Nam bộ (nay là Trường Trung học Cơ điện & Kỹ thuật Nam bộ), Tiến sĩ Lê Văn Bảnh đã dốc tâm, dốc sức cùng với tập thể nhà trường xây dựng nên một ngôi trường khang trang, đào tạo được nhiều ngành nghề phong phú cho ngành Nông nghiệp như hiện nay.

Ai có dịp đi xa rồi trở lại trường đều công nhận những đổi thay suốt 7 năm qua của ngôi trường này: cơ sở vật chất từ nhà cấp 4 xuống cấp đã được thay thế bằng những dãy nhà 2, 3 tầng khang trang. Trước chỉ có 3, 4 ngành nghề đào tạo đến nay đã có 14 ngành nghề, qui mô đào tạo từ 1.200 đến 1.500 học sinh/ năm. Khi hỏi về thầy hiệu trưởng của mình, các giáo viên đều trân trọng bởi tác phong và nghị lực của một nhà khoa học, lòng tận tụy yêu nghề của một người thầy. Tập hợp được đội ngũ giáo viên giỏi, tận tụy với nghề, hiện nay số lượng và chất lượng đào tạo ở Trường không ngừng nâng lên, góp phần bổ sung nguồn lực cho ngành nông nghiệp đồng bằng, giúp nông dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật… Đây cũng là cách để giúp nông dân đỡ cơ cực, một ước nguyện ông ấp ủ từ thuở thiếu thời.

Mới đây, tôi còn nghe một chuyện vui: một chủ cơ sở sản xuất máy sạ hàng, sau khi ăn nên làm ra đã cất công đi tìm tác giả của chiếc máy để tỏ lòng biết ơn. Ông tiến sĩ ngoài 40 tuổi, có nụ cười thật hiền ấy vẫn từ tốn, nói: xin hãy gởi lời cám ơn tới Viện Lúa ĐBSCL, tới những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn đã gợi cho tôi ý tưởng về những những chiếc máy này!


Nguồn: baocantho.com.vn 14/7/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.