Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 15/08/2005 14:29 (GMT+7)

Rừng ngập mặn làm giảm thiểu tác hại của sóng thần

Thực tế, những nơi rừng ngập mặn bị tàn phá, tình trạng xói lở và bồi lấp sẽ trở nên cấp bách, đồng thời những thiệt hại do sự phá hủy của bão cũng nghiêm trọng hơn. Ngược lại, rừng ngập mặn trong trạng thái tốt sẽ làm giảm các lực tác động của bão và sóng thần, đồng thời cũng hấp thụ một phần lớn năng lượng của nước dâng.

Những tư liệu lịch sử để lại cho thấy rừng ngập mặn đã làm giảm thiểu thiệt hại do sóng thần gây ra. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có tác dụng hạn chế ô nhiễm nước trong các thủy vực ven bờ.

Ở các nước Ðông Nam Á, nhờ sự tồn tại của vành đai bảo vệ bờ bao gồm các rạn san hô và rừng ngập mặn, nên những trận sóng thần trong lịch sử đã không gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Các trận sóng thần phải vượt qua rào chắn của các rạn san hô trước khi đạt tới bờ và tại đây chúng bị hấp thụ bởi một lớp dày đặc cây cối của rừng ngập mặn.

Những hàng cây thấp, mềm mại với bộ cành và rễ kéo dài từ mặt biển xuống lớp bùn cát đáy biển sẽ hấp thụ năng lượng va đập ban đầu của sóng thần. Khi vượt qua lớp này, sóng đi tiếp vào sẽ bị cản trở và triệt tiêu bởi hàng cây ngập mặn cao hơn.

Các nhà khoa học cho rằng sức phá hoại của sóng thần có độ cao 15 m hầu như sẽ bị tiêu tán hết khi vượt qua đới bờ nguyên sinh phát triển bao gồm san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn. Những vành đai xanh bảo vệ này còn có một vai trò sinh tử trong giảm thiểu bồi lấp và xói lở bờ biển.

Ngoài ra vành đai bảo vệ này còn có những đóng góp quan trọng vào quá trình sinh sản và phát triển tự nhiên của cá và các sinh vật biển, cung cấp dược liệu, hoa quả, mật ong, gỗ, nhiên liệu, tan-nin và các nguyên liệu mỹ phẩm.

Có thể lấy thí dụ vùng cửa sông Naisud ở Philippines , đất nước hằng năm có vài chục cơn bão tràn qua. Người dân trong khu vực đã thay thế rừng cây ngập mặn bằng trang trại dừa và kết quả là sự xâm thực đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Những thiệt hại do sóng thần cuối tháng 12-2004 gây ra cho khu vực ven bờ Sumatracó thể nói là không thể tránh được, do động đất quá mạnh. Nhưng người ta vẫn cho rằng sự thiệt hại vẫn có thể giảm được nếu như các rừng ngập mặn, các rạn san hô và cỏ biển tại các khu vực này được bảo tồn như xưa. Trên thực tế các vùng đệm bảo vệ này đã bị suy thoái một cách nghiêm trọng hoặc đã bị thay thế bởi sự phát triển không bền vững như công nghiệp nuôi tôm, du lịch và đô thị hóa...

Các thông tin từ Ấn Ðộ cho hay, các khu vực có rừng ngập mặn Pichavaram và Muthupet, bang Tami Nadu chịu thiệt hại do trận sóng thần tháng 12-2004 gây ra ít hơn so với các vùng khác không có rừng ngập mặn. Khu vực có thiệt hại lớn nhất thường là nơi rừng ngập mặn đã bị phá.

Ông Xoaminathan, người được tôn vinh là cha của cách mạng xanh Ấn Ðộ, đã nói: "Chúng ta đã nhìn thấy rất rõ, rừng ngập mặn luôn là bức rào ngăn cản các thảm họa của nước". Trong cơn bão lớn đổ bộ vào bờ đông Ấn Ðộ tháng 10-1999, với hơn mười nghìn người thiệt mạng và 7,5 triệu người mất nhà ở, vẫn có những vùng dân cư nằm cạnh các rừng ngập mặn hầu như không bị thiệt hại gì.

Từ năm 1992, Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về rừng ngập mặn (MAP) đã phản đối xu thế phát triển không bền vững tại các vùng ven biển trên toàn cầu. Mặc dù vậy, đến nay có hơn một nửa số rừng ngập mặn trên thế giới đã bị tàn phá hoàn toàn.

Hiện tại trái đất chỉ còn lại khoảng 16 triệu ha rừng ngập mặn, cho phép hình thành một lớp rất mỏng bảo vệ tại các đới bờ. Tình cảnh tương tự cũng xảy ra đối với các rạn san hô và cỏ biển bao quanh vùng nước biển khơi.

Ông A.Quato, Giám đốc điều hành của MAP cho rằng, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm  cỏ biển là những hệ sinh thái cần được bảo tồn, tái tạo và quản lý một cách có hiệu quả. Trạng thái tốt của các hệ sinh thái này sẽ bảo đảm khả năng bảo vệ của chúng trước các tác động của những hiện tượng thiên nhiên như bão và sóng thần.

Rõ ràng việc phá hủy các rừng ngập mặn để xây dựng các khu an dưỡng, giải trí và phát triển đô thị sẽ dẫn đến sự gia tăng các tác động của sóng.

Cũng theo ông A.Quato, việc đầu tiên cần làm là tái sinh các vùng đệm bảo vệ đối với các khu vực đã từng có rừng ngập mặn và bị phá hủy hoặc suy thoái do con người.

Trong tương lai, các khu định cư hoặc các công trình cố định như du lịch, nuôi trồng thủy hải sản không được triển khai trong đới đất ngập triều, mà chỉ triển khai tại các nơi xa bờ, sau các rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước.

Ngày nay, hàng trăm triệu người dân trên khu vực Ðông Nam Á sống phụ thuộc vào bờ biển được bao phủ bởi rừng ngập mặn. Những dải rừng này đã bảo vệ bờ biển khỏi sự xói lở, hấp thụ đi-ô-xít các-bon, cung cấp nơi cư trú cho nhiều loài cá và sinh vật biển. Ðây là môi trường hết sức nhạy cảm và dễ bị tổn thương vì vậy cần có biện pháp bảo vệ.

Khi vành đai rừng ngập mặn còn tồn tại thì con người sinh sống trong đất liền còn được che chở và hưởng lợi. Tổ chức MAP kêu gọi phục hồi một đới đệm rừng ngập mặn hay là vành đai xanh dọc bờ biển, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão và sóng thần gây ra.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai, trong đó, những thiên tai có sức tàn phá mạnh như lũ lụt, sạt lở bờ sông, biển, xâm nhập mặn, v.v. đều có liên quan tới biển và đại dương. Bên cạnh hiện tượng thường xuyên như bão kèm theo gió mạnh, sóng và nước dâng cao, gây nên sự phá hủy ghê gớm đối với các công trình ven biển, tuy chưa xảy ra sóng thần, song những nguy cơ tàn phá lớn do thiên tai luôn là yếu tố tiềm ẩn.

Ở 29 tỉnh ven biển, hiện có 45 triệu người đang sinh sống trên tổng diện tích đất là 139.640 km 2 , trong đó có 56.000 km 2 vùng ven biển. Trên chiều dài hơn 3.200 km bờ biển, nước ta đang có hơn một triệu ha đất ngập mặn. Xu hướng công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số đang tạo ra áp lực rất lớn đối với môi trường tự nhiên của dải ven biển.

Nếu như năm 1943 rừng ngập mặn của nước ta còn che phủ đến 400 nghìn ha, năm 1982 còn khoảng 252 nghìn ha, thì hiện nay chỉ còn lại 110 nghìn ha. Bên cạnh sự tàn phá do chất độc hóa học đế quốc Mỹ rải xuống, thì việc khai hoang để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ suy thoái của rừng ngập mặn.

Theo kế hoạch hành động của dự án Biển Ðông thì đến năm 2010 sẽ đạt được 85% diện tích rừng ngập mặn diện tích của năm 1982, đồng thời làm thay đổi cơ bản nhận thức của các nhà quản lý, dân cư về giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhằm sử dụng bền vững loại tài nguyên này.

Ðể đạt mục tiêu đó, chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền phải lập mới các khu bảo tồn và vườn quốc gia ở cửa sông như ở Tiên Yên (Quảng Ninh), Văn Úc (Hải Phòng), Thái Thụy (Thái Bình), Nghĩa Hưng (Nam Ðịnh). Ðối với hợp phần đất ngập nước ven bờ, xây dựng mô hình sử dụng "khôn khéo" và phát triển bền vững. Ðặc biệt ưu tiên những nơi có nguy cơ đe dọa xói lở, thiên tai như cửa sông Ba Lạt (Nam Ðịnh), đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (thành phố Huế), cửa sông Ðồng Nai và Vườn quốc gia Cà Mau...

Nguồn: nhandan.com.vn  11/8/2005

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.

Tin mới

Vĩnh Long: 42 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi lần thứ 13
Sáng ngày 14/9/2024, tại hội trường Tỉnh ủy Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội tỉnh) phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ Tổng kết trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ 13,năm học 2023-2024 và phát động Cuộc thi lần thứ 14, năm học 2024-2025.
An Giang: Tuyên truyền, triển khai Cuộc thi và Hội thi trong địa bàn của tỉnh
Trong thời gian từ 02/8 -13/9, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tuyên truyền và phổ biến thông tin về Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên - Nhi đồng năm 2024 (Cuộc thi) và Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật 2024-2025 (Hội thi) tại 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng trao Biểu trưng Trí thức KH&CN tiêu biểu tới các trí thức cao tuổi
Sáng ngày 11/9, TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA đã tới thăm và trao Biểu trưng Trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 tới một số các trí thức KH&CN tiêu biểu năm 20024 vì lý do sức khỏe đã không tham dự được Lễ tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 diễn ra vào ngày 28/8/2024.
VUSTA kêu gọi toàn hệ thống ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi thiên tai và lũ lụt, vào sáng ngày 13/9, VUSTA đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tham dự buổi lễ có các đồng chí Thường trực ĐCT VUSTA, đại diện các Hội thành viên, các TC KH&CN trực thuộc, các tổ chức CĐ, ĐTN trong hệ thống, cán bộ công chức người lao động CQ TW VUSTA.
Sơn La: Ông Phạm Văn Chung tái đắc cử Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh khoá III
Ngày 12/9, Hội Luật gia tỉnh Sơn La đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2029. PCT hội Luật gia Việt Nam Trần Đức Long, đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh và 68 đại biểu đại diện cho 289 hội viên của Hội Luật gia tỉnh Sơn La tam Đại hội.
Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế cho các hội thảnh viên và tổ chức trực thuộc trong hệ thống VUSTA
Ngày 09/9/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế cho các hội thành viên và các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc khu vực phía Nam”.