Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/08/2014 16:53 (GMT+7)

Rác thải chất dẻo đại dương - Mối hiểm họa tiềm ẩn!

  Theo tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), mỗi năm có hơn 6,4 triệu tấn rác thải bị tống xuống biển, trong đó từ 60 đến 80% là chất dẻo, và 70% số rác này bị chìm xuống đáy biển. Rác thải vẫn luôn được con người  liên tục đổ ra biển và đang biến những đại dương xanh thẳm thành vùng biển chết khi hàng triệu sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rác thải chất dẻo (gồm chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn…) là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loại sinh vật biển khi bị nuốt phải như rùa, cá heo và vòi cá voi hoặc tác động tiêu cực tới môi trường sống như các rặng san hô.

Đã có nhiều báo cáo về việc sinh vật biển nuốt vào bụng các chất dẻo độc hại thường tồn tại dưới dạng các mảnh vỡ nhỏ có đường kính chưa tới 5mm. Nhờ các dòng hải lưu, các mảnh vỡ này có thể di chuyển trên khắp đại dương, trở thành mồi cho các loài chim biển, cá, giun và động vật phù du, sau đó chuyển hóa thành hóa chất độc hại trong thức ăn của con người.

Một trong những mối nguy hiểm nổi lên mới đây là các “hạt chất dẻo siêu nhỏ” chứa trong kem đánh răng, chất del và các sản phẩm làm sạch da mặt. Các hạt này không thể bị loại bỏ qua quá trình xử lý nước thải và do đó được đổ thẳng ra sông, hồ và đại dương.

Theo số liệu của chương trình Môi trường LHQ, trên mỗi km vuông đáy biển có tới 13.000 mảnh túi nhựa. Khoảng 80% rác thải dưới đáy biển có nguồn gốc từ đất liền. Báo cáo cho biết, các túi đựng thức ăn, đồ uống, bao thuốc lá, đồ hộp, lưới đánh cá là những loại rác phổ biến nhất dưới đáy biển, gây nguy hại cho sinh vật biển khi nuốt phải. Hiện tổ chức này đã có nhiều báo cáo về việc sinh vật biển nuốt vào bụng các chất dẻo độc hại thường tồn tại dưới dạng các mảnh vỡ nhỏ có đường kính chưa tới 5mm. Các mảnh vỡ này theo các dòng hải lưu có thể di chuyển khắp đại dương, trở thành mồi cho các loài chim biển, cá, giun và động vật phù du, sau đó chuyển hóa thành hóa chất độc hại trong thức ăn của con người.

Người đứng đầu UNEP, Achim Steiner cho biết chất dẻo không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên hoạt động sử dụng vật liệu này của con người đang gây ra những tác động nghiêm trọng lên môi trường sinh thái. Báo cáo trên đã chỉ ra thực trạng cấp thiết cho các công ty xem xét lại hoạt động sử dụng chất dẻo trong sản xuất và kinh doanh, tương tự như với khí thải carbon, nước và khai thác rừng. Các chuyên gia cũng nhận định việc tái chế có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường biển đang làm suy thái các hệ sinh thái, dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Cùng với đó, nhiều loại sinh vật biển đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.

Đứng trước những hiểm họa đang xâm hại nghiêm trọng tới đời sống sinh vật  biển, LHQ đã nổ lực kêu gọi cộng đồng các nước nâng cao nhận thức của xã hội về những nguy hại của việc thải rác ra biển, đồng thời yêu cầu các nước tích cực thu gom rác chất dẻo thông qua hệ thống tín dụng bắt buộc, theo đó, người xả rác thải chất dẻo phải trả phí cao. Điển hình là các nước châu Âu như Đức, Hà Lan và Bắc Âu đã áp dụng thành công hệ thống và kết quả có tới 95% rác thải chất dẻo đã được thu gom và được quay vòng.

Theo dự đoán của các nhà khoa học, trong vòng 3 năm tới, việc sử dụng các chất dẻo có khả năng phân hủy sẽ tăng gấp 14 lần trong năm và đó sẽ là xu hướng chung của toàn thế giới.

*Chú thích: Mỗi năm có hơn 6,4 triệu tấn rác thải bị đổ xuống biển, trong đó từ 60 đến 80% là chất dẻo, và 70% số rác này bị chìm xuống đáy biển. Trên mỗi km vuông đáy biển có tới 13.000 mảnh túi nhựa. Khoảng 80% rác thải dưới đáy biển có nguồn gốc từ đất liền. Các túi đựng thức ăn, đồ uống, bao thuốc lá, đồ hộp, lưới đánh cá… là những loại rác phổ biến nhất dưới đáy biển, gây nguy hại cho sinh vật biển khi nuốt phải.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.