Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/07/2006 23:44 (GMT+7)

Quỷ môn quan ở đâu?

Tuy nhiên, có vẻ như tác giả của những bộ cổ thư này đã muốn nói về một Quỷ Môn quan khác.

Ở Vân đoài loại ngữ, Lê Quý Đôn viết rằng ông đã chép theo sách Hoàn vũ ký,là sách về niên hiệu Thái Bình đời nhà Tống. Bộ sách của Trung hoa này viết: “Quỷ Môn quan nằm ở phía nam huyện Bắc Lưu, cách huyện lỵ 30 dặm, có hai tảng đá đối nhau. Đời nhà Hán, Mã Viện, đi đánh Giao Chỉ, Lâm Ấn, có dựng bia tại đó. Đời Tấn, ai qua Giao Chỉ phải qua Quỷ Môn quan…”. Căn cứ vào đoạn trích văn này, dễ dàng thấy ngay hình ảnh Quỷ Môn quan với hai tảng đá đối nhau, rõ ràng không phải là hình ảnh cửa núi dẫn vào thung lũng - ải Chi Lăng từ phía Bắc, với ngọn Hùng Sơn trấn ải gồ ghề lồi lõm hình mặt quỷ (nên có tên gọi quen thuộc là núi (ải) Hàm Quỷ). Vị trí của Quỷ Môn quan ở đây cũng khác: 30 dặm về phía nam Bắc Lưu, rõ ràng là ở trên khu vực biên giới Quảng Đông - Quảng Ninh, chứ không phải nằm sâu trong nội địa nước Việt, vùng Lạng Sơn, như Chi Lăng. Câu ca về Quỷ Môn quan mà mười người ra đi (khứ) chỉ một người quay về (hoàn) là lời than thở chứ không phải điều cảnh báo, và cái hướng mà nó (đi - về) cũng là xuất phát từ Trung Quốc, không phải từ nước Việt. Những sự kiện lịch sử liên quan trong lời trích trên thuộc thời Hán và đời Tấn - những thế kỷ đầu Công Nguyên, chứ không phải thuộc đời Minh (thế kỷ 15) - thời gian xảy ra trận Chi Lăng ở Lạng Sơn.

Rõ ràng Lê Qúy Đôn dẫn cổ thư của Trung Hoa để khẳng định Quỷ Môn quan không ở Lạng Sơn (Chi Lăng) vì nhà bác học này muốn nói về một Quỷ Môn quan khác. Cái Quỷ Môn quan này, nằm trên con đường bộ, ven biển, từ Trung Hoa vào nước Việt, thường được người phương bắc sử dụng từ thời Đường trở về trước. Con đường bộ ấy, từ sau thời Đường cho đến thế kỷ 18, đã bị hoang phế - đó là lời Lê Quý Đôn viết tiếp, ở sách Vân đoài loại ngữ.

Bởi vì, như các nguồn sử liệu của ta cho thấy, từ năm Canh Thân (1020) đời Lý, vua Lý Thái Tổ cho mở “đại lộ thông quốc” làm con đường đi sứ, ngắn (gần) và tiện dụng, hai chiều ngược xuôi Lạng Sơn - Thăng Long. Từ đấy trở đi, mới nổi lên vị trí chiến lượcvà lịch sử của thung lũng ải Chi Lăng.

Từ chỗ này, mới có việc chuyển cái địa danh quen thuộc và nổi tiếng là Quỷ Môn quan ở vùng biên giới Quảng Đông - Quảng Ninh, về cho nơi có ngọn núi trấn ải Chi Lăng - Lạng Sơn, nơi mà cũng có chữ “Quỷ” làm từ tố của địa danh ( Hàm Quỷ hoặc Mặt Quỷ).

Sách Đại Nam nhất thống chíviết rõ: “Cửa quan Quỷ Môn - ở phía nam châu Ôn (Lạng Sơn), thuộc địa phận xã Chi Lăng. Đường ải nhỏ hẹp, đá núi hiểm cao, phía tây gần khe sâu, nước độc không thể uống, hình thế hiểm ác, có đá như đầu ma đầu quỷ, nên đặt tên như vậy. Ngạn ngữ nói: “Quỷ Môn quan, Quỷ Môn quan/ thập nhân khứ, nhất nhân hoàn”. Sau khi nhà Lê trung hưng, sứ bộ (Trung Hoa) sang sách phong, ghét tên ấy mới đổi gọi là “Uý Thiên quan”.

Quỷ Môn quan, cái tên gọi của một nơi quan ải lừng danh, vậy mà được chuyển từ đông sang tây, ở thời gian về sau, chứ không phải theo chiều ngược lại từ Lạng Sơn sang Quảng Ninh, như ông Vi Hồng Thắng muốn xác minh.

Nguồn: Khoa học và đời sống, số 16 (1838), 24/02/2006

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở HWS (Hanoi Westminster School), Hà Nội. Gần 150 thí sinh từ các miền tổ quốc đã trực tiếp đến nhận giải.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.