Quan hệ với châu Phi: Cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Theo nhiều dự báo, châu Phi sẽ chiếm 12% cung dầu trong vài năm tới. Ngoài ra, tiềm năng thủy điện của châu Phi cũng chiếm tới 35,7% trữ lượng của thế giới. Nguồn thực vật tự nhiên của châu Phi rất phong phú. Các khu rừng rậm nhiệt đới xanh tốt quanh năm, với nhiều loại lâm thổ sản quí hiếm, các loại thú (sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ ) là những tiềm năng du lịch và kinh tế rất lớn của châu Phi.
Châu Phi còn là một thị trường lớn với 800 triệu dân sinh sống ở 54 quốc gia (chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới). Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Phi liên tục được cải thiện. Trong 5 năm qua, GDP của khu vực tăng trung bìnhtrên 5%/năm. Trong giai đoạn 2003 - 2008, GDP/người Ở châu Phi tăng 3,6% cao hơn nhiều so với mức tăng 1% của giai đoạn 1997-2002. Năm 2008, GDP của khu vực châu Phi cận Xahara đạt xấp xỉ 6% -một tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Cũng năm 2008, FDI vào châu Phi đạt 39 tỉ USD - mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay. Đây là tín hiệu đáng mừng, thể hiện rõ những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của nhiều nước châu Phi.
Hiện nay, châu Phi rất cần sự giúp đỡ để phát triển nông nghiệp và nông thôn, tăng cường thương mại, khai thác mỏ, hạ tầng, phòng chống dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao trình độ y tế, giáo dục. Đặc biệt, châu Phi rất cần một cuộc cáchmạng Xanh để tăng sản lượng lương thực. Chính vì có nhiều tiềm năng cũng như có nhu cầu lớn như vậy cho nên từ lâu, nhiều nước đã coi tăng cường quan hệ với châu Phi là một chiến lược quan trọng. Trong số các nước đó, đáng chú ý có Trung Quốc và Ấn Độ. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc với châu Phi đang được tăng cường trên mọi mặt, trong đó đặc biệt là kinh tế.
Về phía Ấn Độ: Tháng 4/2008 đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - châu Phi lần thứ nhất, với sự tham dự của 14 lãnh đạo quốc gia và nhiều quan chức chính phủ từ các nước châu Phi. Sự kiện quan trọng này đánh dấu bước mở đầu cho một chương mới trong lịch sử tiếp cận văn minh, hữu nghị và hợp tác giữa hai bên. Hy vọng của Ấn Độ là qua Hội nghị này sẽ tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh, khoa học công nghệ, xã hội và văn hóa. . .nhiều hơn với châu Phi - một thị trường lớn, tăng trưởng nhanh, có nhiều tài nguyên, nhất là về năng lượng. Ấn Độ và châu Phi sẽ chung tay giải quyết những vấn đề của các nước đang phát triển, đồng thời nhấn mạnh những vấn đề quan trọng như thay đổi khí hậu, đàm phán thương mại đa phương, cải cách Liên hợp quốc IMF, WB . ..
Về phía Trung Quốc: Để thắt chặt quan hệ với châu Phi, Trung Quốc đã đẩy mạnh các chuyến thăm cấp cao, tăng đầu tư, viện trợ, xóa nợ. . .cho châu lục này. Năm 2005, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm đầu tiên tới một số nước châu Phi. Ngày 3/11/2006 cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa Trung Quốc và 48 nước châu Phi khai mạc tại Bắc Kinh. Đây là bước chuẩn bị cho phiên họp cấp cao Trung Quốc - châu Phi diễn ra sau đó, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi. Cuối tháng 1 đầu tháng 2/2007, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lại có chuyến thăm chính thức 8 nước châu Phi. Mục đích chính của chuyến thăm này là để cụ thể hoá đề nghị 8 điểm đã nêu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Trung - Phi cuối năm 2006, qua đó thúc đẩy quan hệ với châu Phi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, khai thác dầu khí và khoáng sản, giáo dục, văn hóa, y tế. Để gia tăng ảnh hưởng cửa mình tại châu Phi, nhân chuyến thăm lần này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng dành cho các nước lục địa Đen" một món quà ý nghĩa. Dó là giảm nợ cho các nước châu Phi. Ngày 29/1/2007, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này đã ký thỏa thuận giảm nợ cho 33 nước châu Phi vào cuối năm 2007. Trung Quốc có kế hoạch trong 3 năm tiếp theo sẽ tăng gấp đôi mức viện trợ và cho một số nước châu Phi vay không tính lãi khoảng 3 tỷ USD; hỗ trợ những nước này thực hiện các dự án về phát triển cơ sỏ hạ tầng, mua sắm thiết bị kỹ thuật và thành lập các doanh nghiệp.
Những thông tin trên cho thấy, cả Trung Quốc và Ấn Độ đang tích cực tìm cách thúc đẩy quan hệ, khai thác tối đa những cơ hội để tiếp cận với châu Phi. Có nhiều nhận định khác nhau về các cặp quan hệ này. Bài nghiên cứu này đưa ra một số so sánh để thấy rõ hơn sự cạnh tranh giữa hai nước trong quan hệ với châu Phi. 1/ Trong khi Ấn Độ tuyên bố không cạnh tranh hay ganh đua với bất kỳ nước nào để trở thành đối tác với châu Phi, thì Trung Quốc không hề giấu giếm ý định muốn có thêm nguồn năng lượng dồi dào và đáng tin cậy ở khu vực này, nhất là dầu thô và quặng sắt. Là quốc gia nhập khẩu năng lượng lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), năm 2006 Trung Quốc nhập khẩu hơn 6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Dự kiến 15 năm tới, con số trên sẽ tăng lên gấp đôi. Trong khi các nguồn tài nguyên trong nước chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu. Trung Quốc hướng về châu Phi với Angolalà đối tác dầu mỏ lớn nhất, tiếp đến là Sudanvà Nigeria . Hiện dầu mỏ nhập khẩu từ Châu Phi chiếm 1/3 lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng khối lượng này chưa đầy 10% dầu mỏ xuất khẩu của lục địa Đen. Điều này cho thấy trong tương lai, Trung Quốc còn có thể khai thác nhiều hơn nữa từ lục địa giàu tài nguyên này. Trong thành công của Trung Quốc những năm vừa qua, nguồn cung cấp dầu và khoáng sản từ châu Phi đã góp phần quan trọng. Mặc dù cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay tác động không nhỏ đến Trung Quốc, nhưng họ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược khai thác nguồn nguyên liệu thô từ châu Phi.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đánh giá cao những cam kết của Trung Quốc và cho biết họ vui mừng trước những tiến bộ vượt bậc và đặt nhiều kì vọng vào mối quan hệ mang tính chiến lược với nước này. Để đáp lại, Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường, đào tạo kỹ năng, xây dựng trường học, giúp đỡ y tế, mở trung tâm công nghiệp mỏ...cho châu Phi. Trong khi Ấn Độ mới cam kết, thì nhiều lĩnh vực Trung Quốc đã và đang triển khai thực hiện tại châu Phi và hiệu quả thì cao hơn Ấn Độ nhiều.
2/ Về thời gian, Ấn Độ đến châu Phi chậm hơn Trung Quốc. Đơn giản là việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc cũng đã tiến hành trước Ấn Độ gần 2 năm. Đó là chưa kể tham dự Hội nghị Ấn Độ - châu Phi chỉ có lãnh đạo của 14 quốc gia, còn tại Hội nghị Trung Quốc - châu Phi, Trung Quốc tỏ ra là một chủ nhà hào phóng đã trải tham đỏ chào đón lãnh đạo của hơn 40 quốc gia châu Phi. Hội nghị cũng đã cam kết cho vay và viện trợ hàng tỉ đô la, tuyên bố thành lập một kiểu đôi tác chiến lược mới giữa Trung Quốc -châu Phi, bình đẳng về chính trị, tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi". Rất nhiều thỏa thuận đã được thông qua tại Hội nghị này, đánh dấu sự thành công cho cả Trung Quốc và châu Phi. So với những gì mà Ấn Độ cam kết trong Hội nghị tháng 4/2008, có thể thấy, giữa Trung Quốc và Ấn Độ còn có một khoảng cách khá xa, dù chỉ trong cam kết. Cũng cần chú ý rằng, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2006, Trung Quốc đã có tới 3 chuyến thăm cấp cao, trong đó cả Chu tịch và Thủ tướng đều đến châu Phi, cùng với hàng trăm lãnh đạo các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, những chuyến thăm như thế đối với Ấn Độ còn khá hiếm hoi. Thực ra, không chỉ với Trung Quốc, mà Ấn Độ đến châu Phi còn chậm hơn so với cả một số đối tác khác.
3/ Trung quốc hợp tác với châu Phi trong nhiều lĩnh vực hơn so với Ấn Độ: Ấn Độ hợp tác với châu Phi chủ yếu trong thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, chính trị. Đối với Trung quốc, ngoài các lĩnh vực trên, họ còn hợp tác về quân sự, y tế, văn hóa, thể thao...chưa kể nội dung, phạm vi của mỗi vấn đề này vừa rộng hơn, vừa cụ thể hơn. Chẳng hạn, Ấn Độ chỉ cung cấp tín dụng cho châu Phi, trong khi Trung Quốc còn cung cấp ODA, xóa nợ hỗ trợ kỹ thuật...với qui mô khá lớn.
4/ Ấn Độ đến châu Phi chủ yếu bằng các công ty tư nhân, trong khi Trung Quốc đến châu Phi chủ yếu bằng công ty nhà nước. Ở hai nước này, dù có hạn chế gì đi nữa, thì tiềm lực của công ty nhà nước vẫn hơn các công ty tư nhân. Hơn nữa, đằng sau các công ty đó còn có sự ủng hộ to lớn của cả một lực lượng chính trị hùng mạnh. Có thê thấy điều này qua sự kiện tháng l0/2006, Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc đã mua 5,6 tỷ USD, chiếm 20% cổ phần của ngân hàng lớn nhất Nam Phi là Standard Banh Group. Động thái này là một bước ngoặt trong quan hệ kinh tế Trung Quốc - châu Phi. Rõ ràng là chủ thể hợp tác của Trung Quốc có những thế mạnh hơn Ấn Độ.
5/ Trong thương mại, Trung Quốc và châu Phi đã có quan hệ với nhau từ lâu nay. Giờ đây, Trung Quốc là đối tác lớn thứ 3 của châu Phi, sau Mỹ và EU. Chỉ riêng hai ngày Hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh, đã có hơn 2.000 thỏa thuận thương mại với giá trị giá gần hai tỉ đô la được ký giữa Trung Quốc châu Phi. Trong khi đó, hội nghị tương tự của Ấn Độ không có số liệu chính thức nào được đưa ra. Thương mại Trung Quốc - châu Phi năm 2006-2007 mới là 20 tỷ USD thì năm 2007-2008 đạt 56 tỷ USD, dự kiến đến năm 2010 sẽ là 100 tỷ USD, nhưng đến cuối năm 2008 đã đạt được mục tiêu này. Cùng thời gian trên, thương mại Ấn Độ - châu Phi chỉ đạt 25 từ tỷ USD, bằng một nửa thương mại Trung Quốc - châu Phi và đến 2012 mới đạt 50 tỷ USD. Hiện nay, Ấn Độ chỉ mới chiếm 2-2% thị phần nhập khẩu của châu Phi. Theo nhà kinh tế Hoay G.Broadman, thị trường Trung Quốc đang tác động tích cực tới kinh tế các nước châu Phi. Ông cho rằng việc gia tăng hoạt động thương mại Trung Quốc -châu Phi và sự đầu tư bền vững của Trung Quốc vào đây đang thúc đẩy châu Phi hội nhập kinh tế thế giới.
Cũng cần phải nói thêm rằng thành phần thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc cũng giống như với các đối tác khác, có nghĩa là châu Phi không phải dành cho Trung Quốc ưu đãi đặc biệt nào, trong khi Trung Quốc đã dành cho châu Phi khá nhiều ưu đãi như mở cửa thị trường hàng hoá, nâng số lượng hàng hóa được miễn thuế từ 190 lên 440 loại cho 28 quốc gia kém phát triển tại châu lục này, thực hiện cân đối cơ cấu thương mại song phương. Chính sách ưu đãi trên đã mang lại 250 triệu USD cho châu Phi năm 2006. Đó là một thuận lợi rất lớn cho quan hệ thương mại song phương. Ấn Độ cũng có những ưu đãi cho châu Phi, song ít hơn và chưa cụ thể bằng. Ấn Độ cũng mới chỉ ký Hiệp định thương mại với 29 nước châu Phi.
6/ Trong lĩnh vực đầu tư: Nhìn tổng thể, như nhận định của ông Supachai Panitchpakdi, Tổng Thư ký UNCTAD: Trung Quốc đang nổi lên là nhà đầu tư ra nước ngoài đầy tiềm năng. Trung Quốc rất xứng đáng là hình mẫu để các nước đang phát triển học tập và noi theo
Đầu tư của Trung quốc vào châu Phi tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 16,14 tỷ USD vào các dự án tại 49 quốc gia châu Phi. Trung Quốc còn thành lập quĩ quốc gia và sẽ đầu tư 62 tỷ USD vào châu Phi. Hiện có hơn 800 công ty của Trung Quốc đang đầu tư tại châu Phi. Các công ty này đánh giá đầu tư vào châu Phi có nhiều thuận lợi. Trong khi đó, châu Phi đầu tư vào Trung Quốc là 1,1 tỷ USD. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc là nhà đầu tư nhanh nhất vào cơ sở hạ tầng, đã hỗ trợ rất lớn cho nông nghiệp, y tế, giáo dục của châu Phi. Kể từ năm 2000, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng hơn 6.000 km đường cao tốc, 3.000 km đường sắt và 8 nhà máy điện quy mô vừa và lớn. Nếu như trước kia, đối tác đầu tư truyền thống vào châu Phi là Mỹ và EU, thì giờ đây, sự xuất hiện của Trung Quốc trong bản đồ đầu tư ở châu Phi đang là một chiều hướng mới.
Trong khi đó, cho đến nay, Ấn Độ mới đầu tư được hơn 1 ,5 tỷ USD vào châu Phi, chủ yếu là vào sản xuất đường, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp hệ thống vệ tinh khu vực, hệ thống sợi quang học.... Châu Phi muốn các công ty Ấn Độ đầu tư mạnh vào lục địa này. Tổng thống Tanzania nói: Châu Phi không đủ điều kiện để sử dụng những ưu đãi của Ấn Độ, họ cần có thêm nhiều vốn hơn nữa. Tuy nhiên, đây là một thách đố lớn đối với Ấn Độ, bởi bản thân họ còn đang rất thiếu vốn. Chính Ấn Độ cũng thừa nhận là đầu tư của họ tại châu Phi còn rất khiêm tốn.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều mong muốn đầu tư vào nguồn năng lượng dồi dào của châu Phi. Hiện nay, Trung quốc đã đầu tư 15 tỷ USD vào các dự án khai thác dầu ở châu Phi, đưa châu Phi thành đối tác dầu khí lớn của Trung Quốc. Về phía Ấn Độ, họ đã bị mất một số dự án khai thác dầu chủ yếu cho Trung Quốc. Chính Ấn Độ đã nhận ra rằng họ không đuổi kịp Trung Quốc trong đầu tư. Trong khi các tuyến đường sắt của Trung Quốc đã đan chéo châu Phi, thì các công ty của Ấn Độ còn đang thận trọng tìm kiếm cơ hội.
Một trong những thuận lợi để Trung Quốc tăng cường đầu tư ra ngoài chính là nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ, với hơn 1.900 tỷ USD, trong khi Ấn Độ mới có 310 tỷ USD. Nguồn dự trữ này chứng tỏ sức mạnh của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra hiện nay, căn cứ vào nguồn ngoại tệ khổng lồ này Trung Quốc không những đã tự cứu mình mà còn được thế giới hy vọng sẽ là một vị cứu tinh... Hiện nay nhiều nước châu Phi kêu gọi Trung Quốc tăng thêm đầu tư, đây là cơ hội tốt cho Trung Quốc.
7/ Cùng với đầu tư là tài trợ: Đây là liều thuốc thử", là món quà đế chứng tỏ sự hào phóng của các đối tác trong quan hệ với nhau. Trung Quốc sử dụng viện trợ để thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư của mình. Ngoài những phân tích ở trên, theo số liệu của Trung Quốc, trong 50 năm qua, họ đã có 800 dự án viện trợ ở châu Phi, trong đó có 137 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 133 dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đập nước, hệ thống thuỷ lợi, cầu cống. Những công trình này đều do Trung Quốc cử người đến trực tiếp xây dựng. Trong khi phương Tây, WB, IMF yêu cầu phải có điều kiện trong cung cấp viện trợ thì Trung Quốc sẵn sàng không đòi hỏi điều kiện gì (trừ vấn đề Đài Loan). Không giống như Mỹ, Trung Quốc không yêu cầu phải thành lập những cơ sở quân sự ở đây để bảo vệ những lợi ích kinh tế của họ. Đây là một ưu thế của Trung Quốc so với cả những đối tác lớn của châu Phi. Mặt khác, việc Trung Quốc đẩy mạnh cung cấp viện trợ vô điều kiện cho các nước châu Phi, đặc biệt là viện trợ vốn và kỹ thuật, tăng cường giao lưu vơi các quốc gia châu Phi là để làm giảm thiểu ảnh hưởng của "Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc" ở châu lục này. Trong ba năm tới, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi viện trợ cho châu Phi cùng với một khoản vay ưu đãi trị giá 5 tỉ USD. Trung Quốc sẽ đào tạo nghề cho 15.000 người, thiết lập một quỹ để giúp châu Phi xây dựng trường học và bệnh viện. Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp châu Phi thực hiện kế hoạch NEPAD.
Dòng ODA của Trung Quốc cho châu Phi tăng lên hàng năm, từ 310 triệu USD năm 1989 lên 1,5 tỷ USD năm 2004-2005 và năm 2006 là 2,3 tỷ USD. Năm 2006, Trung Quốc đã xóa 1,3 tỷ USD, tương đương 33% khoản nợ khó trả của các nước châu Phi nghèo nặng nợ. Năm 2009, Trung Quốc sẽ xóa tất cả những khoản nợ không lãi chỉ các nước trên đã có quan hệ ngoại giao về Trung quốc.
Tín dụng thương mại, cả trung hạn và dài hạn là một phần quan trọng để Trung Quốc giúp đỡ châu Phi. Năm 2009, Trung Quốc sẽ cung cấp 5 tỷ USD tín dụng ưu đãi cho châu Phi. Riêng với 4 nước Nigeria, Angola, Ethiopia và Congo, Trung Quốc sẽ cho vay mềm 25 tỷ USD trong 3 năm tới. Với những gì đã làm được, Trung Quốc đã vượt WB trở thành nhà tài trợ chính cho lục địa này.
Về phía Ấn Độ, từ năm 2004-2005 đến 2008-2009, họ đã cấp 2,15 tỷ USD tín dụng cho châu Phi và trong 5 năm tới, sẽ tăng gấp đôi đạt 5,4 tỷ USD. Lượng vốn tài trợ của Ấn Độ giành cho châu Phi chỉ tính bằng vài chục triệu USD. Mặc dù đây là những cố gắng và quyết tâm rất lớn của Ấn Độ để tăng cường hợp tác với châu Phi, nhưng so với những gì Trung Quốc đã và đang làm thì còn rất khiêm tốn.
8/ Trong ngành dịch vụ: Châu Phi đang nhanh chóng trở thành thị trường chính cho các xí nghiệp xây dựng và cơ khí của Trung Quốc. Các dự án hợp đồng, tư vấn thiết kế...của Trung Quốc tại đây đạt gần 2 tỷ USD trong 2001, tăng lên 955 tỷ USD trong năm 2006. Đồng thời, với sự tăng lên của thương mại dịch vụ, lượng khách Trung Quốc đến du lịch châu Phi cũng đang tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc đã sử dụng dịch vụ để hỗ trợ các ngành của họ tại châu Phi như nông nghiệp, chế tạo, năng lượng, giao thông, viễn thông cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên. Trong khi đó, các cam kết cũng như các hoạt động dịch vụ của Ấn Độ tại châu Phi là chưa rõ ràng.
9/ Trong ngành nông nghiệp: Gần đây Trung Quốc đã khởi động Dự án hợp tác quốc tế "Lai tạo giống lúa siêu sạch cho khu vực đói nghèo ở châu Phi và châu Á", bằng việc lai tạo 15 giống lúa mới, qua đó tăng thêm 20% sản lượng lúa cho 20 triệu nông dân nghèo tại hai châu lục trên. Dự án này có tổng kinh phí là 18 triệu USD, thực hiện trong 3 năm. Trong khi đó, tuy Ấn Độ vốn có thế mạnh về nông nghiệp - nhất là các thành tựu của các cuộc cách mạng Xanh và châu Phi rất cần một cuộc cách mạng trong nông nghiệp để tăng sản lượng lương thực, nhưng sự trợ giúp của Ấn Độ cho châu Phi còn khá khiêm tốn. Trọng tâm đầu tư của Ấn Độ là vào các ngành công nghiệp và dịch vụ.
10/ Hoạt động của khu vực tư nhân: Hai thập kỷ trước đây, chỉ có các công ty nhà nước Trung Quốc mới được hoạt động thương mại quốc tế. Hiện nay, khu vực tư nhân của Trung Quốc đang là lực lượng hàng đầu trong thương mại, đầu tư, các hợp đồng xây dựng tại châu Phi. Các công ty tư nhân Trung Quốc đã đầu tư hàng triệu USD vào dệt, mỏ, dịch vụ, nông nghiệp, chế biến...Lực lượng này đã và đang làm cho chính sách của chính phủ Trung Quốc thêm hiệu quả. Rõ ràng là sự hợp lực giữa tư nhân và nhà nước đã tăng thêm sức cạnh tranh cho Trung Quốc tại châu Phi. Ngoài những lĩnh vực trên, Trung Quốc còn hợp tác với châu Phi trong tài chính, du lịch, hợp tác đa phương. Trong khi tên tuổi nhiều công ty Ấn Độ vẫn còn rất mới đối với châu Phi - mặc dù đây là những công ty cũng có tầm cỡ nhất định trong nền kinh tế thế giới, thì nhiều công ty của Trung quốc đã trở nên quen thuộc tại châu lục này.
Như vậy, về kinh tế, Trung Quốc đã trở thành một thị trường, nhà đầu tư, nhà xây dựng chính, cũng như nhà tài trợ chính cho châu Phi. Trung Quốc là một trong những nhà tiêu dùng dầu lớn nhất, nhà xuất khẩu hàng hóa rẻ lớn nhất cho Châu Phi. Nói chung, quan hệ kinh tế ngày càng thắt chặt.
11/ Ngoài kinh tế, chính trị cũng là mục tiêu quan trọng trong chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi. Trung Quốc có quan hệ ngoại giao gần gũi với nhiều nước khu vực cận Xahara từ những năm 1950. Hơn nửa thế kỷ qua, hai bên đã tăng cường quan hệ chính trị, đối ngoại nhân dân, cũng như các chuyến thăm cấp cao. Hai bên cũng đã tích cực trao đổi các đoàn của các đảng chính trị, thực hiện cơ chế tham khả, hợp tác trong những vấn đề quốc tế và trao đổi đoàn cấp địa phương. Có thể nói, Trung Quốc đã hỗ trợ tốt nhất cho châu Phi. Ngược lại, châu Phi cũng ủng hộ Trung Quốc mạnh mẽ. Tăng cường đoàn kết và hợp tác với châu Phi luôn luôn là một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Người châu Phi rất tôn trọng tình hữu nghị với Trung Quốc, bởi Trung Quốc không mang vũ khí đến đây như các đế quốc khác, mà mang tiền của, hạt giống và kĩ thuật đến giúp châu Phi. Châu Phi đã ủng hộ Trung Quốc vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tích cực ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc. Liên quan đến chính sách này, Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào châu Phi, vừa giải quyết vấn đề Đài Loan, vừa giải quyết vấn đề kinh tế. Ấn Độ đã không đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực này. Thực ra, trong quá khứ Ấn Độ và châu Phi có quan hệ tốt đẹp với nhau. Tuy nhiên, từ 1991 khi Ấn Độ bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, họ đã bỏ rơi châu Phi. Giờ đây, nhận ra vai trò quan trọng của châu Phi, Ấn Độ đã tìm cách quay lại lục địa này trong khi bản thân đang có không ít khó khăn. Chính vì thế, cả thế và lực của Ấn Độ khó có thể bằng Trung Quốc. Các chính trị gia châu Phi rất hoan nghênh quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khẳng định: Trung Quốc sẽ mãi mãi là một người bạn, đối tác và người anh em thân cận của châu Phi. Cơ sở quan trọng của quan hệ này dựa trên những nguyên tác chủ yếu là: Chân thành, hữu nghị và bình đẳng; Cùng có lợi, có đi có lại và thịnh vượng chung; ủng hộ lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác; Học hỏi lẫn nhau và tìm kiếm sự phát triển chung. Đây là nền tảng vững chắc cho quan hệ Trung Quốc - châu Phi. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu lục này, vì họ còn phải xử lý quan hệ chiến lược Trung - Mỹ - Nga ở Châu Phi vốn đầy tiềm năng về nguồn năng lượng. Trong khi đó, Ấn Độ còn phải vận động để châu Phi ủng hộ họ vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, đây cũng là nguyện vọng của châu Phi. Tổng thống Tanzania nhận xét: Ấn Độ và châu Phi đều xứng đáng là đại diện thường trực tại LHQ. Do vậy, ngoài việc hai bên liên kết, ủng hộ lẫn nhau, thì đằng sau đó còn là một cuộc cạnh tranh nữa.
12/ Về an ninh, quân sự: Trong khi Ấn Độ chưa có quan hệ chặt chẽ, mới cam kết sẽ hợp tác để chống rửa tiền, buôn lậu ma túy thì Trung Quốc đã sẵn sàng giúp đỡ châu Phi, thậm chí đã có Hiệp định với Mozambique, Seychelles, sẽ trao đổi đoàn cấp cao, tiến hành hợp tác và trao đổi công nghệ, hỗ trợ và giúp châu Phi huấn luyện quân sự. Ngoài ra, hai bên còn hợp tác giữ gìn hòa bình và giải quyết xung đột, hợp tác về pháp lý và cảnh sát, hợp tác trong những lĩnh vực an ninh không truyền thống.
13/ Về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế: Ấn Độ cam kết sẽ giúp châu Phi tăng cường năng lực thông qua đào tạo, sẽ tăng số học bổng cho châu Phi từ 1.100 lên 1.600 người/năm. Trong khi đó Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác phát triển nguồn nhân lực và giáo dục, tăng cường trao đổi sinh viên, tăng học bổng của chính phủ từ 2.000 lên 4.000 người/năm, xây dựng 100 trường học tiếp tục gửi giáo viên sang giúp châu Phi trong việc giảng dạy tiếng Trung Quốc, hỗ trợ y tế, giáo dục, tăng cường dạy nghề và giáo dục từ xa, đồng thời thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các cơ sơ giáo dục của hai bên. Trung Quốc sẽ cử 100 chuyên gia nông nghiệp tới châu Phi, thành lập 10 trung tâm đặc biệt để hướng dẫn công nghệ cho châu Phi, xây dựng 30 bệnh viện, 30 trung tâm phòng chống và chăm sóc bệnh sốt rét, cung cấp thuốc men và cử 300 tình nguyện viên trẻ đến châu Phi. Rõ ràng là hợp tác khoa học công nghệ, giáo dục, y tế giữa Trung Quốc và châu Phi rộng hơn và có tính thiết thực hơn.
Ấn Độ hầu như chưa có hợp tác với châu Phi về văn hóa. Trong khi đó, ngoài văn hóa, Trung Quốc còn hợp tác với châu Phi về truyền thông, cải cách hành chính, lãnh sự, môi trường, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai...Trung Quốc sẽ xây dựng Trung tâm Hội nghị cho châu Phi và hỗ trợ để tăng cường khả năng hội nhập của các nước châu Phi.
Một khoảng cách có thể nhận thấy nữa là Trung Quốc có 10 trung tâm, hiệp hội, viện có chất lượng cao để nghiên cứu về kinh tế, lịch sử, chính trị và văn hóa châu Phi. Ấn Độ chưa có một hệ thống nghiên cứu có chiều sâu và kinh nghiệm như thế. Việc đào tạo các chuyên gịa về Trung Quốc, Mỹ, EU của Ấn Độ vẫn còn nặng về số lượng mà ít chú ý đến chất lượng.
14/ Quan hệ song phương của Trung Quốc với từng nước châu Phi cũng rộng hơn và hiệu quả hơn Ấn Độ. Trung Quốc đã ký với Nam Phi - quốc gia giàu có nhất và có nhiều tài nguyên khoáng sản - 13 thoả thuận về hợp tác kinh tế. Thương mại song phương trong năm 2005 đạt hơn 4 tỷ USD. Trung Quốc cam kết sẽ hạn chế xuất khẩu dệt may sang Nam Phi để cứu vãn 25.000 lao động ngành dệt may của nước này bị ảnh hưởng nặng nề vì hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc đã đầu tư 130 triệu USD vào Nam Phi. Hơn 400 triệu USD của Nam Phi cũng đã vào Trung Quốc, đồng thời, Trung Quốc đã tài trợ 500.000 USD cho các dự án giáo dục của Nam Phi. Với hơn 10 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nam Phi đang tăng cường hơn nữa cơ chế đối thoại chiến lược, trọng tâm vào kinh tế, thương mại, chính trị, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo.
Với Uganda, Trung Quốc đã ký kết một loạt các văn kiện, thoả thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực như khai thác mỏ, dầu khí, lắp ráp ô tô, dệt may . . .Đáng kể nhất là thoả thuận Trung Quốc cung cấp tài chính để xây dựng tuyến đường sắt Pakwach -Juba. Trung Quốc cam kết cho Ghana vay với lãi suất ưu đãi 72 triệu USD để phát triển mạng viễn thông và cam kết gửi các bác sĩ sang làm việc ở đây. Chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới 7 nước châu Phi là Ai cập, Nam Phi, Uganda, Ghana, Angola, Congo, Tanzania trong tháng 6/2006 được đánh giá là thành công mỹ mãn.
Trung Quốc đặc biệt có uy tín với nhiều nước châu Phi về chất lượng hệ thống giao thông mà họ trực tiếp giúp đỡ xây dựng. Trung Quốc đã giúp vốn ưu đãi để xây dựng tuyến đường sắt Tanzania-zambia dài 1.860 km trong gần 6 năm và bắt đầu hoạt động từ năm 1976. Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu: "Ngày đó, Trung Quốc còn nghèo mà đã giúp châu Phi xây dựng được tuyến đường hoành tráng như thế, thì với tiềm lực ngày nay, Trung Quốc hoàn toàn có thể giúp đỡ châu Phi những công trình có quy mô lớn hơn rất nhiều". Quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc - châu Phi ngày càng phát triển tốt đẹp.
Không chỉ đưa vốn, công nghệ, Trung Quốc còn đưa cả nhân công sang châu Phi. Đến năm 2006 đã có hơn 70.000 nông dân Trung Quốc sang châu Phi để lao động. Riêng trong năm 2007, có tới 750.000 công nhân Trung Quốc đã sang châu Phi để làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và khai khoáng theo các dự án của nước này.
Kết luận:
Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, thậm chí đã đưa ra cam kết "quan hệ đối tác chiến lược Trung-Ấn" vào tháng 4/2005. Tuy nhiên, trên thực tế con rồng Trung Quốc và con voi Ấn Độ lại có vẻ thích làm đối thủ hơn là đối tác. Cả hai đều đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á và nay là châu Phi. Trong cuộc cạnh tranh này, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực.
Những phân tích trên cho thấy, sức cạnh tranh nói chung của Ấn Độ là thấp hơn Trung Quốc và cuộc cạnh tranh tại châu Phi cũng vậy. Ấn Độ muốn tăng cường sự hiện diện tại châu Phi. Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng khi có mặt Trung Quốc tại đây. Để vượt lên, Ấn Độ phải làm nhiều hơn và nhanh hơn mới hy vọng đạt được những gì họ mong muốn. Tuy nhiên, công việc này không hề đơn giản, khi họ phải đối mặt với Trung Quốc. Khả năng của Trung Quốc cũng lớn hơn nhiều so với Ấn Độ. Đất nước này đã thu được nhiều thành quả trong hợp tác với châu Phi, trong khi Ấn Độ mới bắt đầu. Giám đốc Trung tâm Phát triển của OECD, Louka Katseli nhận xét Trung Quốc có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế châu Phi. Có một mối liên quan rất rõ ràng giữa sự phát triển kinh tế của châu Phi trong mấy năm gần đây với đà tăng trưởng mạnh kinh tế Trung Quốc.
Thực ra, Ấn Độ không chỉ phải cạnh tranh với Trung Quốc, mà còn với các đối thủ "nặng ký" khác. Chẳng hạn, Nga tuyên bố sẽ xoá nợ 4,5 tỷ USD cho Libya , đồng thời, Nga sẽ có thêm nhiều dự án tại đây. EU -châu Phi đã có Hội nghị cấp cao trong tháng 12/2007, đánh dấu sự chuyển biến quan hệ giữa hai khu vực. Nhật Bản đang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với châu Phi, với các hội nghị TICAD.... Ngay Việt Nam cũng đã cử nhiều chuyên gia và đưa hàng nghìn lao động đến làm việc tại một số nước ở châu Phi. Chính vì thế, đây là cuộc cạnh tranh không dễ dàng chút nào. Ấn Độ đang gặp nhiều khó khăn và khó có khả năng vượt qua được Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh này.