Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/09/2011 18:46 (GMT+7)

Quá trình du nhập và phát triển phật giáo ở thành phố Hồ Chí Minh

Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên ở Ấn Độ, do con vua Tịnh Phạn là thái tử Tất Đạt Đa sáng lập. Sau khi ra đời, đạo Phật đã phát triển rộng ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á. Ngoài Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia... Việt Nam cũng là một quốc gia có số lượng tín đồ Phật giáo. Sau hơn 2.000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới.

Đạo Phật được truyền giáo vào Việt Nam rất sớm, đến thế kỷ thứ II Tây Lịch đã xuất hiện trung tâm Phật giáo Luy Lâu ở đất Giao Chỉ, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnhBắc Ninh. Trong thời gian dài tồn tại ở Việt Nam, với tư tưởng giải thoát, cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng, bác ái... Phật giáo đã được tiếp nhận nhờ phù hợp với đạo lý, tín ngưỡng, văn hóa của người Việt Nam và đã góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa dân tộc.

Từ thế kỷ thứ II đến nay, Phật giáo tiếp tục du nhập, phát triển, mở rộng ra hầu khắp các vùng miền trên cả nước. Theo chân các dòng người di cư đến vùng đất mới cùng với tín ngưỡng dân gian truyền thống, Phật giáo đã có mặt ở TPHCM với đặc điểm, sắc thái riêng, do điều kiện lịch sử cụ thể quy định.

1.Phật giáo thời kỳ phong kiến

Trước thế kỷ XVII, tại Gia Định đã có dấu ấn của Phật giáo. Các cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện nhiều pho tượng Phật bằng gỗ, đồng trong các tư thế khác nhau. Tại nền chùa Phụng Sơn (Quận 11) ngày nay, đã tìm thấy 2 pho tượng Phật bằng đồng, tồn tại trước thế kỷ XVII (Trần Hồng Liên, 1996, tr.7-10). Tuy nhiên, từ thế kỷ XVII trở lại đây, Phật giáo mới thật sự biểu hiện rõ nét thông qua các cuộc di cư của lưu dân đến vùng đất mới.

1.1.Quá trình du nhập theo các đợt di cư của lưu dân

Vào thế kỷ XVII, Trịnh-Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh làm ranh giới. Hành trang của những người dân đi khai phá những vùng đất mới có tín ngưỡng dân gian và có cả tam giáo. Như vậy, đạo Phật có mặt từ rất lâu ở Nam Bộ. Do đất nước bị phân chia về địa lý và chính trị, nên Phật giáo ở Đàng Trong ít bị ảnh hưởng từ phía Bắc và mang sắc thái riêng.

Đợt di cư thứ nhất đánh dấu bằng việc năm 1698, chúa Nguyễn Phước Châu sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lý phương Nam để mở rộng đất đai, lập ra huyện Phước Long và huyện Tân Bình, rồi chiêu mộ dân từ Hoành Sơn, Thuận Quảng trở vào đến làm ăn lập nghiệp. Cuộc sống ở vùng đất mới đầy khổ cực, lạ lẫm, nguy hiểm luôn rình rập; hoạn nạn, ốm đau thường xuyên xảy ra; mọi người phải chung lưng đấu cật. Bên cạnh đó là nhu cầu tâm linh, họ được an ủi về tinh thần mà việc thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, Thành Hoàng và các vị thần trong hành trang của họ không đáp ứng đủ. Đạo Phật đã có mặt sớm để lấp vào khoảng trống này; các buổi lễ cầu an, cầu siêu, vãn cảnh chùa với những tiếng chuôngngân, câu kinh kệ là chỗ dựa tinh thần, là niềm tin để giải tỏa lo âu trong cuộc sống và làm ấm lòng những người xa quê.

Trong những lưu dân Thuận Quảng vào Namnhững thiền sư người Việt và người Trung Quốc. Các thiền sư Trung Quốc cũng có vai trò lớn trong việc phát triển Phật giáo ở đây. Năm 1679, khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh ở Trung Hoa, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên do bất mãn với nhà Thanh đã cùng 3.000 binh lính vượt biên trên 50 chiến thuyền xuôi Nam, được chúa Nguyễn chấp thuận cho vào định cư ở Đồng Nai, Gia Định, Mỹ Tho( Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-TPHCM, 2002, tr.14).Trong số những người tị nạn này, có những thiền sư Trung Hoa, điển hình là thiền sư Bổn Quả và Nguyên Thiều, họ là những người gieo mầm truyền đạo sớm tại đây.

Theo chân thiền sư thì các ngôi chùa cũng ra đời. Gia Định đã xuất hiện các chùa Phước Tường (1741), Giác Lâm (1744), Từ Ân (1752)... Hầu hết những chùa này đều do các thiền sư dòng Lâm Tế sáng lập. Đây là những ngôi chùa được xem là cổ nhất tại đây ( Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-TPHCM, 2002, tr.14).Ngoài ra còn một số chùa cổ khác như: Sắc Tứ, Tập Phước, Sắc Tứ Long Huê cũng ở Gia Định. Dần dần về sau Thiền Lâm Tế ở Gia Định được “Việt hóa”, các vị sư người Việt theo tu học phái Thiền Lâm Tế này đã sửa đổi kinh kệ và hình thức tu niệm cho phù hợp với người Việt.

Trong buổi đầu định cư, do khó khăn, hầu hết các chùa ở Gia Định là những am, miếu nhỏ. Về sau, kinh tế đã khá hơn, đồng thời, các chúa Nguyễn rất quan tâm đến đạo Phật ở đây, cho xây dựng một số chùa lớn, được sắc tứ, được Hoàng hậu đến cùng dường. Như vậy, ngay từ buổi đầu Phật giáo ở Gia Định đã phát triển khá phong phú, đa dạng, tạo nền móng cho sự mở rộng của Phật giáo sau này.

2.Phật giáo thời kỳ thực dân pháp xâm lược(1862-1954)

Năm 1862 Pháp chiếm Nam Bộ, sau đó Pháp chiếm nhiều ngôi chùa ở Gia Định để đóng đồn bốt, làm phòng tuyến và bắt sư tăng đi lính. Ngay từ đầu Pháp chủ trương đàn áp Phật giáo. Nhiều nhà sư đã tham gia vào các hoạt động kháng Pháp. Thời gian này, các Hội đoàn Phật giáo được thành lập, sinh hoạt Phật giáo được chỉnh đốn, kinh sách Phật được dịch sang tiếng Việt. Lúc này, Phật giáo Gia Định cơ bản gắn với hoạt động yêu nước.

Trước khi có phong trào Chn hưng Phật giáo, nhiều chùa ở Gia Định bị phá hủy: chùa Khải Tường, Cây Mai... là những nạn nhân của thực dân Pháp. Năm 1899, Ch.Balencie ghi lại lúc ấy có 305 ngôi chùa, trong đó có 43 ngôi chùa Hoa, có 82 vị tăng sĩ, 49 ni cô, 211.057 phật tử. Ba năm sau, số chùa, tăng ni, phật tử tăng lên 412 ngôi, 132tăng, 55 ni, 212.194 phật tử. Cho thấy, mặc dù bị đàn áp nhưng Phật giáo Gia Định vẫn phát triển (Trần Văn Già, Trần Bạch Đằng, 1998, tập 4, tr.341).

Sang thập niên 20 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở các nước Châu Á, nhất là Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Gia Định đã dấy lên các phong trào chấn hưng Phật giáo, do các Hòa thường danh tăng thời đó như Khánh Hòa, Thiện Chiếu, Khánh Anh, Huệ Quang... khởi xướng.

Năm 1920, tổ chức “Lục hòa liên xã” ra đời, bắt đầu sự phát triển của phong trào Chn hưng Phật giáo. Năm 1923-1926, tình hình chính trị-xã hội thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho Chấn hưng Phật giáo. Ở Gia Định đã xuất hiện nhiều bài viết về “Phật giáo lược khảo” trên tờ Đông Pháp thời báo. Năm 1927, sư Thiện Chiếu mang chương trình Chấn hưng Phật giáo Trung Hoa từ Hà Nội về thúc đẩy các tăng sỹ Nam Kỳ gấp rút thực hiện Chân hưng Phật giáo. Năm 1929 các chùa lớn ở Gia Định và Nam Bộ đều tích cực hưởng ứng, sư Khánh Hòa cử sư trẻ Thiện Chiếu dẫn đầu phái đoàn đi miền Trung và miền Bắc vận động phong trào Chấn hưng Phật giáo cả nước. Năm 1930 Hòa thượng Khánh Hòa cho mở các trường Phật học luân chuyển lấy tên là “Phật học liên xã” do Lục Hòa Tăng đảm nhiệm. Vậy là, trong 10 năm, ngoài sự nỗ lực của các tăng sĩ thì các phong trào dân chủ trong cả nước đã góp phần đáng kể vào kếtquả của phong trào Chấn hưng Phật giáo (Trần Hồng Liên, 1996, tr.33-36).

Năm 1931, lần đầu tiên “Hội Nam Kỳ nghiên cứuPhật học” đã ra đời như một trn mưa xuân để nở rộ các hội đoàn Phật học tại các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ và miền Bắc. Từ phong trào này, các tờ báo Phật giáo tại Gia Định đua nhau ra đời như tờ Phật Hóa Tân Thanh Niên, Pháp Âm, Từ Bi Âm, Từ Quang Phật học... tiếp theo là các tạp chí Tịnh Độ, Phật giáo Việt Nam, Hài Triều Âm, Vạn Hạnh...

Năm 1938, bác sĩ Lê Văn Giảng (hiệu Hộ Tông), là ông tổ của Phật giáo Nam tông người Việt đã học đạo từ Campuchia, cùng với các cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Nguyễn Văn Quyến lập nên ngôi chùa Nam tông đầu tiên ở Gò Dưa-Thủ Đức, với tên gọi chùa Bửu Quang, đánh dấu sự có mặt Phật giáo Nam tông của người Việt ở Sài Gòn ( Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Đinh-Sài Gòn-TPHCM, 2002, tr.16-17)

Sau khi Phật giáo Nam tông của người Việt xuất hiện một thời gian thì hệ phái Khất sĩ ra đời, do sư trưởng Minh Đăng Quang sáng lập (1944). Hệ phái Khất sĩ là sự dung hợp hai hệ tư tưởng Phật giáo Nam tông và Bắc tông để tạo thành tông phái thuần Việt. Kinh điển để truyền giáo của hệ phái được tập hợp trong bộ “Chân Lý”, có vài tác phẩm được biên soạn bằng Việt ngữ, đặc biệt sáng tác văn thơ. Chùa Kỳ Viên là chùa đầu tiên ra đời (1944) ( Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-TPHCM, 2002, tr.17).Bằng phương pháp “xã kỷ, lợi tha, trì bình khất thực, họa độ chúng sinh”, Minh Đăng Quang đã đưa hệ phái Khất sĩ Việt Nam gần gũi hơn với đời sống Đức Phật, được giải thoát với hình ảnh :

Một bát cơm ngàn nhà

Thân đi muôn dặm xa

Muốn thoát đường sanh tử

Xin ăn ngày tháng qua

                       (Trần Hồng Liên, 1996, tr.76)

Trên cả nước có khoảng 1 triệu người Hoa, riêng TPHCM chiếm 50%. Phật giáo Hoa tông của người Hoa có vị trí quan trọng trong cộng đồng Phật Giáo ở Sài Gòn. Thông qua các cuộc di dân từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng đông, các tăng sĩ Trung Hoa đã dần dần biến những Hội quán của người Hoa thành các ngôi chùa. Chùa Nam Phổ Đà (quận 6) được xây năm 1945, là ngôi chùa đu tiên của các tăng sĩ Hoa Kiều. Sau đó, chùa Quan Âm Trụ Trúc Lâm (Quận 11) do Hòa Thượng Lương Giác xây năm 1951 và nhiều ngôi chùa khác được xây dựng sau này. Phật giáo Hoa tông có những đặc điểm khác với các hệ phái Phật giáo khác; đặt biệt là sự ảnh hưởng của phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian in đậm trong nghi thức thờ cúng; giấy tiền vàng bạc được xếp thành hình ống, đặt lên đĩa thành tháp 7 tầng; khi hành lễ, phật tử mặc áo tràng đen; trong chùa biểu hiện rất rõ tam giáo đồng nguyên thông qua cách bày trí tượng thờ. Đại hội ngày 20/5/1973, hệ phái thống nhất lấy tên là Giáo hội Phật giáo Hoa tông Việt Nam ( Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-TPHCM, 2002, tr.18-19).

Năm 1950, Hội Phật học Việt Nam được thành lập. Năm 1951 thành lập Giáo hội tăng gia Nam Việt tại chùa Hưng Long (ngã 6 Chợ Lớn), văn phòng trung ương đặt tại chùa Ấn Quang. Cũng năm 1950 sau khi từ miền Bắc trở về, Hòa thượng Thiện Hòa cho thống nhất các Phật học đường thành tổ chức duy nhất mang tên Phật học đường Nam Việt tại chùa Từ Nghiêm ( Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-TPHCM, 2002, tr.361).

Như vậy, Phật giáo Gia Định ngay từ đầu đã bị thực dân Pháp đàn áp rơi vào suy thoái, về sau Pháp muốn thông qua Chn hưng Phật giáo để lợi dụng Phật giáo, nhưng diễn biến không như kế hoạch của Pháp, chư tăng và tín đồ Phật giáo đã âm thầm hoạt động chống Pháp. Nam Bộ và Gia Định là vùng đất đầu tiên phát động phong trào Chân hưng Phật giáo và lan rộng ra cả nước.

3.Phật giáo thời kỳ1945-1975

Thời kỳ 1945-1975, Phật giáo Sàn gòn có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và sự phân hóa của nó. Để nắm bắt được Phật giáo thờikỳ này, căn cứ theo 2 giai đoạn sau.

3.1.Giaiđoạn 1954-1963

Mỹ thay chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, Mỹ đã triệt để lợi dụng các tôn giáo, kể cả Phật giáo để chống phá cách mạng. Mở đầu bằng việc đưa cả triệu tín đồ công giáo miền Bắc di cư vào Nam (1954) để làm hậu thuẫn chính trị chochínhquyền Ngô Đình Diệm. Bên cạnh đó, cũng đưa vào Nam hàng vạn tín đồ Phật giáo do Hòa thượng Thích Tâm Châu đứng đầu. Trong giai đoạn đầu mới vào Nam, Phật giáo Bắc Việt di cư chưa phát hiện được, phải đến những năm sau đó mới dần dần khẳng định vị trí của mình.

Ngày 1/4/1956, Đại hội kỳ II “Tổng hội Phật giáo Việt Nam” khai mạc tại chùa Phước Hòa, Sài Gòn. Đại Hội cử Hòa thượng Tịnh Khiết làm chủ hội, Hòa thượng Huệ Quang làm Tổng thư ký, Hòa thượng Thiện Hoa làm ủy viên, Hòa thượng Tâm Châu làm ủy viên nghi lễ. Đại hội xác định lập trường là xây dựng hòa bình, độc lập cho đất nước (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2001, tr.131).

Đáng chú ý là trong giai đoạn này tại Sài Gòn chỉ có “Giáo hội tăng già Việt Nam” và “ Hội Phật học Việt Nam” tham gia “Tổng hội Phật giáo Việt Nam”, còn rất nhiều hệ phái không tham gia. Ngược lại, nhiều phái tham gia Phật giáo cứu quốc và các phong trào đấu tranh của nhân dân các đô thị lớn.

Những năm 1960-1963, Phật giáo bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp đẫm máu, tăng ni, phật tử bị bắt bớ, chùachiền bị đốt, phá. Nhiều tăng ni, phật tử đã hi sinh để bảo vệ Phật pháp. Năm 1963, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của phong trào Phật giáo Việt Nam. Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật giáo trong ngày lễ Phật Đản, tiếp đến thảm sát tín đồ tại Đài Phát thanh Huế. Trước tình hình đó, Tổng hội Phật giáo Việt Nam phát động phong trào chống Diệm, đòi bình đẳng các tôn giáo. Phong trào chống Diệm của Phật giáo lan tỏa từ Huế ra khắp cả nước, nổi bật, có sự kiện tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11/6/1963) và nhiều cuộc biểu tình nổ ra với sự tham gia của hàng vạn người.

3.2.Giai đoạn 1963-1975

Ngày 30/12/1963, khai mạc Đại hội Phật giáo Việt Nam để thống nhất các hệ phái và các tổ chức Phật giáo miền Nam. Đại hội bầu Thượng tọa Thích Tâm Châu làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống, Thượng tọa Thích Trí Quang làm Chánh thư ký. Đại hội thống nhất lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Tuy nhiên, do mâu thuẫn nội bộ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đã bị chia làm 2 phái : phái Việt Nam quốc tự do Thích Tâm Châu đứng đầu được Mỹ hậu thuẫn công khai chống cộng; phái Ấn Quang gồm các vị cao tăng có đứa hạnh chân chính, gần gũi với cách mạng. Cho thấy, diễn biến của Phật giáo Sài Gòn không theo ý đồ của Mỹ.

4.Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh sau30/4/1975

Sau ngày thống nhất Tổ quốc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được thực hiện, làm tiền đề cho sự thống nhất Phật giáo. Đến năm 1980 các hệ phái của Phật giáo hai miền mới gặp nhau tại TPHCM để bàn về vấn đề thống nhất Phật giáo. Tháng 11/1981, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc diễn ra tại Hà Nội, có đại diện của 9 tổ chức Phật giáo và nhiều đại biểu Phật giáo đã bầu ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, phù hợp với nguyện vọng của tăng ni, phật tử cả nước. Từ đó đến nay, Phật giáo ở Thành phố dần dần ổn định, đóng góp ngày càng sâu rộng vào đời sống xã hội.

Ngày 7/8/1975 để thống nhất những việc hoằng pháp của các tăng ni, phật tử trong tình hình đất nước đã thống nhất và tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TPHCM được thành lập; trụ sở đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Ngày 1/1/1976 tờ bào Giác Ngộ ra đời, các Trường cơ bản Phật học và Cao cấp Phật học cơ sở II được thành lập, tới năm 1997 thì đổi tên là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM. Khóa học khai giảng năm 1997 là khóa thứ IV của chương trình đào tạo theo chủ trương “Đạo pháp-dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-TPHCM, 2002, tr.126).

Những năm qua hầu hết các bậc cao tăng, Đại lão Hòa thượng, Thượng tọa, các vị tu hành và tín đồ Phật giáo của Thành hội Phật giáo TPHCM đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như chăm lo cho người nghèo, trẻ em cơ nhỡ, người có hoàn cảnh khó khăn, khắc phục thiên tai, bão lũ... Riêng năm 2010 số tiền đóng góp cho hoạt động từ thiện lên tới 120 tỷ đồng.

Qua hơn 300 năm tồn tại và phát triển Phật giáo ở TPHCM đã trở thành một tôn giáo có uy tín lớn với hơn 7.000 chức sắc, chức việc, nhà tu hành; gần 1.200 ngôi chùa và gần 1.7000.000 tín đồ.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.