Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/09/2022 12:03 (GMT+7)

Phú Yên: Sáng tạo Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân

Mô hình Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân điều khiển bằng Smartphone, do Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng học sinh lớp 11A3, Trường THPT Phan Đình Phùng, TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, sáng tạo. Mô hình này đang tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 7 (2021-2022).

Chứng kiến cha, mẹ và bà con nông dân ở quê nhà, khi vào vụ gieo trồng phải “cuốc hàng” để gieo hạt giống hay bón phân…đều dùng thủ công, tốn nhiều sức lực và thời gian. Chúng em suy nghĩ và đã lên ý tưởng sáng tạo Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân, có thể thay sức người.- Lời tâm sự của học sinh Võ Văn Hoàng Vũ.

tm-img-alt

Nguyễn Khải Hưng và Võ Văn Hoàng Vũ kiểm tra Robot trước khi hoạt động

Đồng hành cùng người nông dân

Theo chân hai học sinh Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng để xem các em vận hành Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân ở một khu vườn của người bà con của Võ Văn Hoàng Vũ  (thôn Long Phước, xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu)

Em Võ Văn Hoàng Vũ, mô tả: “Sau khi gieo hạt và bón phân thì Robot tự động cào đất lấp. Tùy thuộc vào các loại hạt giống khác nhau Robot thay đổi khoảng cách các luống gieo và tốc độ di chuyển…Ngoài ra nếu sử dụng động cơ có lực Moment lớn thì Robot còn có thể dùng để vận chuyển chở nông sản”

Để có mô hình Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân điều khiển bằng Smartphone không là chuyện dễ thực hiện, cho nên để có “nguyên liệu” phục vụ sáng tạo mô hình, hằng này sau giờ học 2 em Vũ và Hưng phải lên mạng Internet nghiên cứu nguyên lý và phương thức hoạt động của các máy gieo hạt và bón phân…tiếp theo là mày mò vẽ bản sơ đồ thiết kế. Hơn 6 tháng đầu tư, mô hình Robot cũng ra đời, được đưa vào thử nghiệm vào thực tế và tham gia Cuộc thi lần thứ 7 của tỉnh Phú Yên.

Em Võ Văn Hoàng Vũ, chia sẻ: “Nếu gieo hạt, bón phân thủ công, người nông dân tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả không cao, hạt gieo, bón phân không đều ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch. Mục đích của  mô hình này là giúp nông dân bớt vất vả, có hiệu suất cao hơn trong sản xuất”.

Còn Nguyễn Khải Hưng, bộc bạch: "Chúng em thu thập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu, trong đó đặc biệt chú ý đến khai thác thông tin từ người nông dân. Có mặt tại ruộng, rẫy, vườn… chúng em tham khảo kinh nghiệm từ nông dân để có thêm ý tưởng mới mẻ cho mô hình”.

Qua tâm sự, được biết Vũ và Hưng đã tìm hiểu với nông dân trọng canh tác như: Thường sử dụng hạt giống gì, thời gian trồng trong năm, các bước chuẩn bị trước khi gieo hạt giống, số lượng phân bón gieo cho cây trồng… Sau khi có thông tin,  hai học sinh đã điều chỉnh tìm ra tính mới và tính sáng tạo mô hình.

Cô giáo chủ nhiệm, Trương Thị Thanh Tuyền, nhận xét: “Học sinh Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng có niềm đam mê nghiên cứu sáng tạo kỹ thuật. Tập thể lớp rất phấn khởi khi 2 em đã sáng tạo ra mô hình kỹ thuật để tham gia Cuộc thi của tỉnh Phú Yên”.

Tính mới, tính sáng tạo của mô hình

Trao đổi về kỹ thuật của Robot, Vũ và Hưng cho biết: Về lập trình thì sử dụng kết hợp 2 ngôn ngữ: Arduino, MIT AI2 Inventor. Robot được điều khiển Smart Phone bằng phần mềm tiếng Việt do chính các em tự lập trình nên dễ điều khiển và dễ  thích với tất cả các loại thiết bị di động chạy hệ điều hành Android.

Robot đảm bảo các công đoạn hoạt động và tùy theo loại đất trồng Robot có thể thay đổi tốc độ thực hiện khoảng cách gieo hạt,vì bánh răng gieo hạt có kích thước phù hợp cho nhiều loại hạt giống khác nhau Bắp, đậu tương, đậu xanh…

Robot khi bón phân theo nguyên lý lực li tâm. Tốc độ quay của bộ phận bón phân có thể thay đổi điều chỉnh lượng phân bón ra thông qua van điều khiển trên thiết bị chứa phân bón.

Hệ thống di chuyển Robot linh hoạt vì có 2 loại bánh xích và bánh xe tròn inox có gai. Động cơ sử dụng di chuyển là loại động cơ giảm tốc công suất lớn có thể vận chuyển trọng lượng 60 Kg.

Robot sử dụng 2 loại pin thế hệ mới, thân thiện với môi trường: Pin 18650 (Lithium-ion) và Pin Lipo (Lithium-Ion Polymer). Việc sử dụng loại Pin này mang lại giá trị kinh tế như: ít tốn chi phí vận hành, dễ sạc lại khi hết pin…

Võ Văn Hoàng Vũ, tự tin khả năng ứng dụng của mô hình: “Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân điều khiển bằng Smartphone là một công cụ trợ giúp cho các hoạt động gieo trồng trong nông nghiệp rất hiệu quả. Có thể áp dụng trên diện rộng, nhất là ở vùng chuyên trồng các loại cây ngũ cốc. Vì Robot sử dụng nguồn điện từ 6V đến 12V nên rất linh hoạt về nguồn điện, bởi Robot có 2 nguồn điện độc lập. Nguồn điện thứ nhất: 4 viên pin 18650 (3500mAh - 3.7 V), có thể giúp các vi mạch điều khiển vận hành liên tục trong hơn 3 giờ. Nguồn điện thứ hai: Pin Lipo dung lượng 5400mAh dành riêng cho động cơ di chuyển và động cơ gieo hạt, bón phân. Với bộ nguồn này đảm bảo cho các động cơ hoạt động liên tục trong hơn 2 giờ.

Các linh kiện còn lại: Arduino Mega 2560, động cơ giảm tốc, động cơ Servo và Module HC05…có trên thị trường, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ. Vật liệu cấu tạo bộ khung và các bộ phận khác của Robot được làm bằng nhựa tổng hợp, nhôm, gỗ… nhẹ, dễ dàng lắp đặt, bảo quản.

Thầy giáo Lê Quang Việt, Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng, TX. Sông Cầu, Cho biết: "Tôi xuất thân từ nông nghiệp, cảm thấy ý tưởng sáng tạo mô hình kỹ thuật của các em sát với thực tế. Lãnh đạo nhà trường, đánh giá cao tinh thần sáng kiến của 2 học Sinh Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng –Nếu mô hình đạt giải trong Cuộc thi năm nay sẽ là niềm vinh dự của trường và góp phần kích thích phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật của học sinh"./.

Xem Thêm

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả!?
Diễn Đàn Công Nghệ Và Chuyển Đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (Liên hiệp Hội Việt Nam); Hội tự động hóa Việt Nam; Viện Công ghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội); các tổ chức quốc tế phối hơp tổ chức trong năm qua với các chuỗi hoạt động như hội thảo, triển lãm, tọa đàm đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Chat GPT – Công cụ thông minh nhất thế giới?
Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.
Nuôi dưỡng đam mê, thắp sáng ước mơ trở thành những nhà khoa học
Ngày 27-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18.
Sẽ có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân HIV?
Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV mà nếu thành công, nó có thể được phát triển thành vắc xin hoặc phương pháp điều trị một lần cho người nhiễm virus này
Phú Yên: Sáng tạo mô hình cảnh báo khử khuẩn đoạt giải Nhất Cuộc thi
Mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” thuộc lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường, của học sinh Nguyễn Như Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh - TP Tuy Hòa (năm học 2021-2022) đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên&Nhi đồng lần thứ 7 năm 2021-2022 (Cuộc thi) đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật trong trường học hiện nay.
Kon Tum: Sáng chế thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”
Hai em A Tường, dân tộc Xê Đăng, Phạm Y Thị Lệ Khanh, dân tộc Hrê - học sinh trường Trường PTDTNT THPT Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã sáng chế ra thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”. Sản phẩm đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Quỹ Vifotec góp phần phát triển nền khoa học, công nghệ đất nước
Năm 2022 là cột mốc đánh dấu 30 năm Ngày thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – Liên hiệp Hội Việt Nam (VIFOTEC). Vượt qua bao khó khăn, Quỹ VIFOTEC đã có nhiều đóng góp cho ngành Khoa học và Công nghệ, góp phần thúc đẩy nền khoa học, công nghệ phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin mới