Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/02/2022 13:39 (GMT+7)

Phú Yên: Mô hình hữu ích cho ngư dân

Mô hình “Hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong khoang tàu đánh bắt xa bờ” của nhóm tác giả: TS Nguyễn Trung Thoại (46 tuổi) và ThS Phạm Duy Phượng (49 tuổi) hiện cả hai đang công tác giảng dạy ở Khoa: Điện và Tự động hóa (trường Cao đẳng Công Thương miền Trung- Bộ Công Thương)

Mô hình đạt giải Nhì (không có giải Nhất) Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021) và đạt giải Khuyến Khích Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021).

Để giúp bà con ngư dân đánh bắt xa bờ, yên tâm và không còn thấp thỏm trông chừng lượng nước rò rỉ vào khoang tàu khi ra khơi đánh bắt cá. Chúng tôi đã nghiên cứu mô hình giải pháp “Xây dựng hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong các khoang tàu đánh bắt xa bờ”- TS Nguyễn Trung Thoại, tác giả mô hình bộc bạch.

tm-img-alt

TS Nguyễn Trung Thoại (trái) vàThS Phạm Duy Phượng nhận Bằng khen của UBND tỉnh và Cúp lưu niệm của BTC Hội thi

Đồng hành với ngư dân

 Chia sẻ với chúng tôi, TS Nguyễn Trung Thoại cho biết: “ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt thủy sản (Nghị định 67/2014 NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ, về một số chính sách phát triển thủy sản)đã giúp ngư dân cả nước nói chung và ngư dân tỉnh Phú Yên nói riêng được vay vốn đóng mới tàu công suất lớn để vươn khơi, bám biển khai thác nguồn lợi thủy sản nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình…Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, ngoài những rủi ro khách quan do thiên tai gây ra (bão lũ, sóng lớn, ...)còn có sự cố như: hỏng máy, nước rò rỉ vào khoang tàu (còn gọi là: tàu bị phá nước)đây là nguy cơ nghè nghiệp luôn rình rập đối với ngư dân đánh bắt xa bờ, đặc biệt là sự cố rò rỉ nước vào khoang tàu rất được nhiều ngư dân quan tâm, nhưng hiện nay chưa có giải pháp nào đề khắc phục vấn đề này”.

Theo ThS. Phạm Duy Phượng: “Giải pháp của nhóm chúng tôi đề ra, ngoài việc ý nghĩa giúp tàu thuyền của bà con ngư dân khi ra khơi để khai thác ngư trườngyên tâm không còn lo lắng việc nước rò rỉ vào khoang tàu. Thì giải pháp còn có ý nghĩa rất lớn là góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc, vì“Mỗi tàu đánh bắt thủy sản là một “cột mốc sống”, mỗi ngư dân là một chiến sĩ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo”ThS Phạm Duy Phượng, cho biết thêm.

Qua trao đổi, được biết để có giải pháp hữu ích nói trên, TS Nguyễn Trung Thoại và ThS Phạm Duy Phượng đã có những ngày đi thực tế và đồng hành những ngư dân để khảo sát từng chiếc tàu thuyền, nhất là phần khoang tàu…từ đó TS Thoại và đồng nghiệpThS Phượng xây dựng bản vẽ, lập kế hoạch triển khai thực hiện từng công đoạn…

TS Nguyễn Trung Thoại, cho biết: “Giải pháp đã áp dụng thành công từ cuối năm 2020 cho các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân ở phường Phú Đông (TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Bên cạnh đó giải pháp mô hình  đã được áp dụng có hiệu quả vào việc giảng dạy môn học Lý thuyết điều khiển tự động cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung. Qua mô hình giúp học sinh, sinh viên có kiến thức mới, vềhệ thống điều khiển tự động; các thành phần cơ bản của một hệ thống điều khiển tự động; dễ dàng phân biệt được: hệ thống điều khiển kín, hệ thống điều khiển hở”; “Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực quan trắc mực nước các hồ thủy lợi, thủy điện, cảnh báo thiên tai”,TS Thoại cho biết thêm về tương lai.

Ngư dân Lê Tấn Hồng (Chủ tàu: PY 95067 TS); Nguyễn Hữu Phát (Chủ tàu: PY 96346 TS) hay các ngư dân khác… ở KP 4, P. Phú Đông (TP Tuy Hòa-Phú Yên) đều phấn khởi đánh giá: “Mô hình hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong các khoang tàu đánh bắt xa bờ” của thầy Thoại và thầy Phượng rất hiệu quá, ngư dân chúng tôi rất biết ơn!

Mô hình hữu ích

Về tính năng kỹ thuật“Mô hình hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báotrong khoang tàu đánh bắt xa bờ”, theo TS Nguyễn Trung Thoại cho biết: “Khi mực nước trong khoang tàu vượt quá mực nước báo động 1 (tàu bị phá nước nhẹ) thì máy bơm số 01 làm việc. Cònkhi mực nước trong khoang tàu vượt quá mực nước báo động 2 (tàu bị phá nước mạnh) thì máy bơm số 01 và máy bơm số 02 cùng làm việc đồng thời còi báo động phát tín hiệu để ngư dân biết và tập trung xử lý kịp thời.

Về nguyên lý hoạt động, có 2 trường hợp xảy ra. Trường hợp 1 (tàu bị phá nước nhẹ): Khi mực nước trong khoang tàu vượt quá mực nước báo động 1 (tàu bị phá nước nhẹ) thì cảm biến mức 1 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, bộ điều khiển xử lý thông tin mức nước và truyền tín hiệu ra lệnh động cơ bơm nước số 1 làm việc. Khi mực nước trong khoang xuống thấp hơn mức báo động 1 thì cảm biết mức 1 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, thực hiện điều khiển cắt nguồn cung cấp, động cơ bơm nước số 1 dừng làm việc.

Trường hợp 2 (tàu bị phá nước mạnh): Khi động cơ bơm nước số 1 không thể bơm thoát nước hết trong khoang tàu, lúc này mực nước trong khoang tàu dâng lên vượt quá mực nước báo động 2 (tàu bị phá nước mạnh) thì cảm biến mức 2 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, bộ điều khiển xử lý thông tin mức nước và truyền tín hiệu ra lệnh động cơ bơm nước số 2 làm việc (lúc này cả hai động cơ bơm nước cùng làm việc). Đồng thời còi báo động phát tín hiệu để ngư dân biết và chủ động có những biện pháp xử lý kịp thời tránh những tại nạn đáng tiếc xảy ra.

Về tính hiệu quả của mô hình, nhóm tác giả:TS Nguyễn Trung Thoại và ThS Phạm Duy Phượng, khẳng định: “Giải pháp kỹ thuật này được áp dụng đầu tiên ở tỉnh Phú Yên từ cuối năm 2020.Ngoài hữu ích cho ngư dân, giải pháp có thể áp dụng trong giám sát và cảnh báo an toàn cho các tàu du lịch”

TS.Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, chi sẻ: “ Giải pháp của thầy Thoại và thầy Phượng đạt giải Khuyến Khích Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021)là vinh dự của trường đồng thời là động cơ để thúc đẩy phong trào sáng tạo kỹ thuật của trường ngày càng phát triển” ./.

Xem Thêm

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả!?
Diễn Đàn Công Nghệ Và Chuyển Đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (Liên hiệp Hội Việt Nam); Hội tự động hóa Việt Nam; Viện Công ghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội); các tổ chức quốc tế phối hơp tổ chức trong năm qua với các chuỗi hoạt động như hội thảo, triển lãm, tọa đàm đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Chat GPT – Công cụ thông minh nhất thế giới?
Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.
Nuôi dưỡng đam mê, thắp sáng ước mơ trở thành những nhà khoa học
Ngày 27-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18.
Sẽ có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân HIV?
Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV mà nếu thành công, nó có thể được phát triển thành vắc xin hoặc phương pháp điều trị một lần cho người nhiễm virus này
Phú Yên: Sáng tạo mô hình cảnh báo khử khuẩn đoạt giải Nhất Cuộc thi
Mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” thuộc lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường, của học sinh Nguyễn Như Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh - TP Tuy Hòa (năm học 2021-2022) đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên&Nhi đồng lần thứ 7 năm 2021-2022 (Cuộc thi) đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật trong trường học hiện nay.
Kon Tum: Sáng chế thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”
Hai em A Tường, dân tộc Xê Đăng, Phạm Y Thị Lệ Khanh, dân tộc Hrê - học sinh trường Trường PTDTNT THPT Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã sáng chế ra thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”. Sản phẩm đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Phú Yên: Sáng tạo Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân
Mô hình Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân điều khiển bằng Smartphone, do Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng học sinh lớp 11A3, Trường THPT Phan Đình Phùng, TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, sáng tạo. Mô hình này đang tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 7 (2021-2022).
Quỹ Vifotec góp phần phát triển nền khoa học, công nghệ đất nước
Năm 2022 là cột mốc đánh dấu 30 năm Ngày thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – Liên hiệp Hội Việt Nam (VIFOTEC). Vượt qua bao khó khăn, Quỹ VIFOTEC đã có nhiều đóng góp cho ngành Khoa học và Công nghệ, góp phần thúc đẩy nền khoa học, công nghệ phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.