Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/10/2005 14:33 (GMT+7)

Phòng trừ sâu đục quả trên táo, ổi

Có hai đối tượng đục quả nguy hiểm là sâu đục quả và ruồi đục quả.


Đặc điểm gây hại


-Sâu đục quả:
Sâu trưởng thành là một loài bướm nhỏ màu nâu, con cái đẻ trứng rải rác ở gần cuống của những quả non. Khi nở ra, sâu non đục vỏ quả chui vào bên trong cư trú và phá hại, chúng ăn hạt và phần xung quanh hạt. Những vết đục trên quả hơi nổi u lên, gặp nước mưa, quả bị thối dần từ những lỗ đục, vết thối chuyển màu nâu. “Bổ những quả bị sâu hại, thấy mỗi quả có từ 4-5 con sâu non bên trong. Sâu có màu hồng hoặc tím, đầu nhỏ màu nâu đen. Sâu làm nhộng ngoài các lá khô xung quanh.


-Ruồi đục quả:
Gây hại cho các vườn trồng táo, ổi vào mùa mưa. Ruồi trưởng thành hơi nhỏ hơn ruồi nhà (trông giống con ong). Ruồi cái tìm những quả lớn sắp chín, dùng ống đẻ trứng chích vào vỏ quả để đẻ trứng vào bên trong, 5-10 trứng mỗi ổ. Ruồi chỉ hại những quả sắp chín. Khi sâu non nở ra có màu trắng ngà, không có chân. Sau khi nở, sâu non (giòi) đục ăn phần thịt quả quanh ổ trứng, càng ngày càng ăn sâu vào giữa quả làm thối và hỏng quả.


Phương pháp phòng trừ


Biện pháp đề phòng:
Để hạn chế sâu, ruồi đục táo, ổi, nên thu hoạch quả sớm hơn bình thường, trước mùa sinh sản của ruồi; thu gom quả rụng, quả bị sâu tiêu hủy để cắt đứt nguồn sâu hại cho vụ sau. Chăm sóc thường xuyên, tỉa bỏ những cành già, cành bị sâu bệnh, làm vườn luôn sạch và thông thoáng cũng có tác dụng hạn chế nguồn sâu hại.


Biện pháp diệt trừ:
Khi vườn cây bị sâu hại nhiều, cần thực hiện các biện pháp diệt trừ thích hợp để nhanh chóng tiêu diệt các sâu hại, bảo vệ vườn quả.


Đối với sâu đục trái, dùng các loại thuốc hóa học Regent 800WG nồng độ 0,01%, Sherga 0,1%, Dipterex 0,2% phun vào đợt ra quả non, phun hai lần cách nhau 7 ngày. Sau khi phun, trứng sâu và sâu non sẽ bị tiêu diệt.


Đối với ruồi đục quả, có thể rải Basudin 10H hoặc Furahan 3H xuống xung quanh gốc cây để tiêu diệt nhộng nằm trong đất. Để diệt ruồi trưởng thành, có thể dùng bả nhử ruồi Vizubon-D hoặc Ruvacon, rải thuốc vào bẫy, treo rải rác khắp trong vườn, bẫy sẽ thu hút và giết chết những con ruồi đực, làm ruồi cái đẻ trứng không thụ tinh, trứng sẽ ung hỏng mà không nở ra sâu non. Việc đặt bẫy diệt ruồi cần làm trên phạm vi rộng mới có hiệu quả cao, vì vậy nên huy động nhiều người, nhiều hộ gia đình với nhiều trang trại cùng làm thì tác dụng diệt ruồi sẽ rất cao. Không phun trực tiếp thuốc lên quả lúc sắp thu hoạch, vì tác dụng diệt sâu hại lúc đó không hiệu quả, mặt khác thuốc qua vỏ ngấm vào trong quả, thời gian cách ly không đảm bảo sẽ gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Nguồn:Khoa học và Đời sống, số 57, (1775)

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.