Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/11/2024 11:34 (GMT+7)

Phát triển cây đậu tương theo chuỗi giá trị sản phẩm

Ngày 6/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Phát triển cây đậu tương theo chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tại hội thảo "Phát triển cây đậu tương theo chuỗi giá trị sản phẩm", các chuyên gia cho thấy, đậu tương là loại cây rất có giá trị, được ví như “vàng ngọc” trên đất.
Phat trien cay dau tuong theo chuoi gia tri san pham
 Hội thảo "Phát triển cây đậu tương theo chuỗi giá trị sản phẩm"
Tất cả những bộ phận của cây đậu tương đều có thể tận dụng được, ứng dụng như có thể làm thực phẩm ăn uống, làm thức ăn chăn nuôi, làm mỹ phẩm... đặc biệt là tác dụng cải tạo đất, giải quyết vấn đề nông nghiệp tuần hoàn.
Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển cây đậu tương đông theo chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân là vấn đề cần sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học.
Chủ trì hội thảo, GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho hay, trước đây diện tích trồng đậu tương hằng năm cả nước đã đạt tới 205 ngàn ha. Giai đoạn 2017 - 2021 diện tích trồng đậu tương hằng năm có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2021 diện tích đạt 36,8 ngàn ha/năm tập trung chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng (chiếm 75 - 80% diện tích đậu tương toàn quốc), Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Phat trien cay dau tuong theo chuoi gia tri san pham-Hinh-2
 GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo.
Cùng với đó, giá đậu tương sản xuất trong nước đang bị cạnh tranh với đậu tương nhập khẩu (đậu tương sản xuất trong nước có giá bán cao 25.000 - 30.000đ/kg, trong khi giá đậu tương nhập khẩu vào Việt Nam chỉ khoảng 13.000 - 15.000đ/kg. Nguyên nhân do giá thành sản xuất đậu tương trong nước khá cao từ 13.000 - 15.000đ/kg (trong khi nếu áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật làm đất tối thiểu, giá thành hạ xuống chỉ còn từ 7000 - 8.000đ/kg).
Diện tích trồng đậu tương hiện nay cũng mới chỉ tập trung nhiều ở vùng Trung du miền núi nơi có tập quán canh tác quảng canh, lạc hậu dẫn đến năng suất thấp. Các công ty giống không quan tâm nhiều đến kinh doanh và phân phối vì việc sản xuất, chế biến và đặc biệt là bảo quản giống cây đậu đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh rất khó khăn (do hạt có chứa hàm lượng dầu cao nên rất dễ mất sức nảy mầm) từ đó mang lại rủi ro cao trong kinh doanh;
Trong khi đó, nông dân Đồng bằng Sông Hồng, nhìn chung có thu nhập tương đối thấp, nếu chỉ trồng lúa đơn thuần. Đất trồng các cây hòa thảo như lúa, ngô, một số cây hoa mầu khác, do sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật quá mức dẫn tới đất bị thoái hóa nặng. Vì vậy, việc trồng luân canh các cây họ đậu như lạc, đậu xanh và đậu tương là góp phần phát triển nông nghiệp bền vững và nông nghiệp tuần hoàn.
Theo GS Long, tiềm năng diện tích trồng đậu tương vụ Đông tại Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng lên tới hàng trăm ngàn ha trên đất hai vụ lúa xuân và lúa mùa. Riêng Hà Nội diện tích đậu tương Đông có năm đạt trên 30 ngàn ha. Diện tích trồng đậu tương Đông tại Đồng bằng sông Hồng lên tới 300 ngàn ha.
Một trong những giải pháp để phát triển cây đậu tương là sản xuất theo chuỗi giá trị. Nhất thiết phải chế biến sâu thành các sản phẩm như sữa đậu nành, Bột dinh dưỡng, chế phẩm Isoflavone...
Có thể dùng các phụ phẩm như bã đậu phụ làm thức ăn chăn nuôi, thân lá đậu tương dùng làm giá thể nuôi nấm. Cùng với đó, trồng đậu tương nhằm cải tạo đất. Mỗi ha trồng đậu tương để lại cho đất mỗi vụ ít nhất 20 kg N nguyên chất, làm cho đất tới xốp, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững nông nghiệp tuần hoàn.
Phat trien cay dau tuong theo chuoi gia tri san pham-Hinh-3
 Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển cây đậu tương theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Đưa ra giải pháp, ThS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cũng cho rằng, cần bám sát mục tiêu của Chính phủ và Chiến lược nghiên cứru KHCN và phát triền cúa Bộ NN&PTNT đê phát triền sản phầm phù hop với chủ trương tái co cầu ngành nông nghiệp, trong đó có cây đậu tương
Các địa phương có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập vùng nguyên liệu với các giống mới có năng suất cao, chất lương tốt phù hop vói yêu cầu sản phắm của người tiêu dùng; Ưu tiên sử dụng cây đậu tương phục vụ mục tiêu quan trọng ca nội dung chuyễn đồi cơ cấu cây trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cùng với đó, cần tuyền chọn và phát triễn các giống đậu tương phù hợp với cơ giới hóa, đạt năng suất 2,5 - 3,0 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hop cho vùng thâm canh; và giống có hàm lượng protein > 40%; lipid từ 18 - 24%, Isoflavon,.. phục vụ cho ché biến.
Chọn tạo và phát triến các giống đậu tương có khả năng chịu úng, chịu rét chống chịu sâu bệnh tốt, có thế đối phó với thời tiết khí hậu bất thuận. Đặc biệt, cần ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu tương đế giảm giá thành và tăng hiệu quà sản phẩm.

Xem Thêm

Tạp chí Việt Nam Hội nhập mở chuyên mục tuyên truyền về ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
VNHN Ngay từ những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), thực hiện tinh thần chỉ đạo của Trung ương và cụ thể hóa từ Nghị quyết của Cấp ủy Viện chủ quản và Tạp chí Việt Nam Hội nhập – Ban Biên tập tạp chí Việt Nam Hội nhập đã chính thức xây dựng chuyên mục Tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Yên Bái: Tập huấn sơ cứu tâm lý cho cán bộ điều dưỡng
Ngày 8/1, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng, Công ty TNHH Capacity Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn đào tạo sơ cấp cứu cảm xúc và nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho cán bộ, hội viên điều dưỡng.
Tiêu dùng bền vững: Không chỉ xanh là đủ
Bên cạnh chất lượng sản phẩm và giá thành, người tiêu dùng giờ đây sẵn sàng chi trả tăng thêm cho sản phẩm được kinh doanh có đạo đức, có dịch vụ hậu mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên biệt hướng tới coi khách hàng là trung tâm...
Các tổ chức KH &CN chưa có chiến lược truyền thông bài bản
Thực tế cho thấy nội dung và chất lượng thông tin truyền thông của các tổ chức KH &CN (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) còn thiếu tính hấp dẫn, khó tiếp cận. Nhiều nội dung khoa học vẫn còn khô khan, thiếu sự sáng tạo và không phù hợp với trình độ tiếp nhận của công chúng…
Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.

Tin mới

Hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (mở rộng)
Ngày 21.2, Đảng bộ Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng và thông qua nhiều nội dung quan trọng: công bố Quyết định thành lập Đảng bộ, Quyết định chỉ định nhân sự Đảng ủy và Quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Liên hiệp Hội Việt Nam.
Hà Giang: Góp ý Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi
Ngày 19/02, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh “Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh”.