Phát hiện và khống chế gien gây nghiện heroin
Ông Ivan Diamond, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu và Y tế Ernest Gallo (Mỹ) cho rằng: "Rất nhiều người nghiện ma túy đã cố gắng cai nghiện, nhưng sau vài tháng hầu hết trong số họ tái nghiện".
Năm 2004, một nghiên cứu cho thấy cocaine làm cho một gien ở nhân accumbens được gọi là ANS3, nhanh chóng mã hóa nhiều protein có liên quan đến khoái cảm và cảm giác thèm thuốc.
Diamond và nhóm nghiên cứu của ông đã cô lập được những gien AGS3 và protein trong những tế bào nhân accumbens của chuột mới sinh. Sau khi nhân bản và nghiên cứu các tế bào này trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng chức năng liên quan đến ma túy của AGS3 là những hoạt động ngay trong nhân accumbens khi phản ứng với những vùng võ não tương ứng.
Một loại khống chế AGS3 được tạo ra từ một loại virus herpes. Nó gây sự "khó chịu" tạm thời với các protein thuộc chu trình hưởng thưởng và khóa chu kỳ thèm thuốc - khoái cảm cho đến khi các virus "lau sạch" cơ thể trong thời gian vài tuần.
Những con chuột nghiện ma túy đồng mức đã có phản xạ có điều kiện với ma túy được tiêm loại khống chế AGS3 vào nhân accumbens sau khi chúng đã thực hiện cai nghiện trong thời gian ngắn. Sau đó, mỗi con chuột được cung cấp một liều heroin nhỏ. Thông thường thì hương vị của ma túy sẽ gây đòi hỏi thèm thuốc nhiều hơn, nhưng loại khống chế AGS3 đã ngăn cản sự tái nghiện bởi việc loại trừ sự thèm muốn.
Diamond phát biểu với tạp chí New Scientist rằng phương pháp này có thể tiến hành trên người sau 2 năm tới.
Nguồn: thanhnien.com.vn 10/11/2005