Phạm Hữu Nghi hơn 20 năm giảng sách cho vua
Không chỉ vậy, chất lượng không khí ở một số khu vực gần khu công nghiệp, các cụm tiểu thủ công nghiệp, cụm dân cư, nhất là cụm dân cư ở các quận huyện ngoại thành cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.… Trong khi đó, các biện pháp xử lý ô nhiễm của TPHCM nói chung, Việt Nam nói riêng, còn nhiều hạn chế, vẫn chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, không phù hợp với những phát sinh thực tế.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây dựng sản xuất Hoàng Hà, cũng cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng để cải thiện chất lượng môi trường. Đơn cử như phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có như gió, mặt trời, khí sinh học, năng lượng sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp như trấu, bã mía, rơm rạ… Việc ứng dụng các giải pháp này vào thực tế sẽ giúp giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh ra môi trường.
Tuy nhiên, phải thấy rằng các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này đang gặp rất nhiều rào cản như chi phí sản xuất, đầu tư công nghệ cao; công nghệ và dịch vụ phụ trợ chưa phát triển; khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển dự án; thiếu điều tra, đo đạc, đánh giá nguồn tài nguyên…
Do vậy, rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Đồng thuận với ý kiến này, ông Hà Minh Châu cho biết thêm, nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần từng bước ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường theo hướng tái chế, tái sinh năng lượng.
Cụ thể, chất thải hữu cơ cần được chế tạo thành phân bón. Chất thải rắn xử lý để chuyển hóa thành năng lượng. Nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn nhưng quan trọng hơn là tăng cường tái sử dụng sau khi đã xử lý…
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới cho những giải pháp trên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế nhất định mà quan trọng hơn còn giúp giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm áp lực lên hạ tầng cấp thoát nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, góp phần phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu. Chỉ có điều, vai trò hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước cho vấn đề này hiện chưa được cụ thể hóa.
Bà Annika Rembe, Tổng Giám đốc Viện Môi trường Thụy Điển, cho biết, Việt Nam nên có các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ sạch thông qua các hình thức cuộc thi, từ đó khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Thực tế đã cho thấy việc đầu tư mạnh về khoa học, kỹ thuật là bước đi đúng đắn để tạo ra sự cải thiện về môi trường. Thế nhưng chính nguồn nội lực sáng tạo của mỗi quốc gia mới quyết định những sự khác biệt.