PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè - Người đầu tiên tạo ra sơn chống thấm của Việt Nam
Thời kỳ làm giám đốc Trung tâm, chị tập trung nghiên cứu về sơn và vật liệu chống thấm. Quá trình làm sơn chống dột, chống thấm chị nung nấu từ khi bốn mẹ con chị ở trong một ngôi nhà mái bằng đổ bêtông vững chắc nhưng khi trời nồm tường nhà vẫn đổ mồ hôi và khi mưa, nước vẫn thẩm thấu qua những mạch kẽ xi măng thành giọt rơi xuống nền nhà. Bởi thế mỗi khi mưa, trên nóc màn chị phải buộc mộttấm ni lông, khi nước rơi xuống nhiều, nặng quá dây buộc đứt, nước đổ ào xuống giường làm ướt cả mấy mẹ con. Chị tự hỏi tại sao ở trong một ngôi nhà xây kiên cố là vậy mà vẫn bị dột. Vì thế, khi cóđiều kiện, chị đã lao vào nghiên cứu về chất chống thấm. Chị nhận thấy ở Việt Nam do khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, vật liệu xây dựng lại tồi, không đảm bảo chất lượng, xi măng mác thấp nên lỗ rất tolàm nước ngấm sâu. Hơn nữa, trong nước mưa có axit nên nó phản ứng dần dần với bê tông (vì xi măng có chất kiềm) làm cho ngấm dột. Các chủng loại sơn của nước ngoài tuy rất tốt nhưng chỉ phù hợp ởnước họ, không chịu được khí hậu nhiệt đới nước ta. Chị đã nghiên cứu và đưa vào sơn những chất phụ gia chống tia cực tím, chống nước, chống hoá chất, làm tăng khả năng kết dính giữa bề mặt vật liệuvà sơn, kéo dài tuổi thọ công trình. Khó có thể kể hết những vất vả của TS Nguyễn Thị Hoè khi xây dựng đề tài này. Trải qua bao lần thử nghiệm, có nhiều hôm, chị say sưa làm việc tới 8-9 giờ tối,người nhà chờ cơm mãi không thấy phải đến trường tìm chị về. Đề tài nghiên cứu về sơn chống thấm của chị đã thành công, chị được trao giải thưởng Kovalepskaia năm 1993. Phát huy sáng kiến của mình,chị mở xưởng làm sơn ngay trong Trường đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Không ngờ loại sơn này vừa xuất hiện đã được thị trường chấp nhận, người ta kéo tới trường mua sơn "đông đến mức khótưởng tượng, chúng tôi sản xuất ra không đủ tiêu thụ".Năm 1993, chị sang Mỹ để bắt mối với các hãng sơn, bàn cách hợp tác với họ. Có lẽ chưa chuyến xuất ngoại của nhà khoa học nào gian nan đến thế: Khi đó, Mỹ chưa bỏ cấm vận, chị một mình tới Mỹ, khôngtuỳ tùng, không phiên dịch mà vốn tiếng Anh thì ít ỏi, lại phải đi vòng qua Canađa vào Mỹ. Người phụ nữ nhỏ bé ấy đặt chân đến đất Mỹ mà trong túi chỉ còn... 500 USD với 3kg mì tôm và khoác theo mộtba lô nặng trĩu tới 40kg gạch đá, xi măng (chị thực nghiệm sản phẩm sơn của mình ngay trên vật liệu Việt Nam để người Mỹ thấy). Cái ba lô gạch đá ấy đã gây nhiều rắc rối cho chị vì hải quan sân baynghi chị mang chất... phóng xạ.
Những nỗ lực của chị đã được đền đáp: đến Mỹ, tiếp xúc với các trường đại học và các hãng sơn lớn chị đã tìm hiểu được nhiều công nghệ mới, sản phẩm mới. Học được phương pháp nghiên cứu của những cơsở hiện đại, học được tư duy nhanh nhạy, nắm bắt nhu cầu thị trường, làm cái gì mà xã hội cần. Đặc biệt, chị đã hợp tác với hãng Smile land, khi về nước chị thành lập Công ty sơn và chống thấm Kova(viết tắt của giải thưởng Kovalepskaia). Công ty đã nhanh chóng phát triển, hiện nay đã có bốn chi nhánh và hơn 500 đại lý, giải quyết công ăn việc làm cho trên 1000 người.
Ngoài sơn chống thấm, chị Hoè còn nghiên cứu làm ra mấy chục loại sơn khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là sơn sần, sơn giả đá, sơn cách âm, sơn chống đổ mồ hôi tường. Mỗi loại sơn ra đời đều bắtnguồn từ những bức xúc trong cuộc sống, chẳng hạn như sơn giả đá, do chị nhận thấy việc làm đá cẩm thạch và đá Granit ở nước ta rất khó: Đá phải mang từ trong núi về, xẻ ra, đánh bóng. Vậy mà đá nàymốc rất nhanh, chỉ dùng được một thời gian ngắn. Hơn nữa dùng đá lại không an toàn vì khi gắn lên công trình, nếu xi măng không chắc, đá có thể bong ra, gây tai nạn. Sau nhiều ngày miệt mài trongphòng thí nghiệm, chị đã chế tạo ra loại sơn giả đá giống như thật, lại phong phú về màu sắc và có độ bền lâu dài.
Về việc chế tạo ra sơn cách âm cũng là do nhà chị gần một quán karaoke, hằng ngày phải hứng chịu tiếng ồn, mất giấc nghỉ ngơi và đứt mạch suy nghĩ, thế là chị quyết chế ra sơn cách âm để phục vụ chochính ngôi nhà của mình. Sơn cách âm được chế tạo từ những sợi đá trông giống như là len, những sợi đá này nóng chảy ở 1500 độ C, biến thành dạng lỏng như nước. Sau đó, với thiết bị đặc biệt, ngườita kéo nó thành sợi, đường kính khoảng 1 micron. Sơn lên tường khiến sóng âm thanh bị bật trở lại, cứ đập đi đập lại như vậy, nó sẽ giảm âm lượng. Sơn cách âm là một thành công rất lớn của chị vìhiện nay các hãng sơn của Nhật, Mỹ còn phải bó tay. Loại sơn này dùng cho các sàn nhảy, phòng karaoke... rất thích hợp, không gây ảnh hưởng đến hàng xóm.
TS Nguyễn Thị Hoè cũng đã cùng với 20 kỹ sư trong công ty nghiên cứu đề tài sơn giao thông. Chị cho biết: "Tôi đọc báo thấy nói mỗi năm nước ta có xấp xỉ 8.000 người chết vì tai nạn giao thông, bởithế tôi muốn làm sơn giao thông để góp phần cùng xã hội giảm bớt tai nạn. Tôi muốn chế tạo sơn gồ và sơn phản quang. Trên các đường quốc lộ, người lái xe dễ buồn ngủ, bởi thế cần làm cho họ tỉnh ngủ.Phết sơn gồ lên đường, khi xe chạy trên qua sẽ bị giật giật, họ sẽ lái cẩn thận hơn. Sơn phản quang có tác dụng trong đêm tối khi đèn xe chiếu vào sẽ có những chùm tia sáng phản trở lại, sơn này đểđánh dấu cọc tiêu, biển báo..."
Với sức làm việc hăng say, luôn luôn tìm tòi sáng tạo của tiến sĩ Nguyễn Thị Hoè, chúng tôi tin rằng chị còn đi xa nữa trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học phục vụ cuộc sống.