Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 28/11/2006 00:56 (GMT+7)

Ông vua ếch và đường dây tư vấn

Mô hình độc đáo

Chúng tôi tìm về nhà “vua ếch” Lê Hồng Sơn. Ngay từ đầu làng, một chiếc ô tô 4 chỗ đã choán gần hết lối vào. Hỏi ra, chúng tôi được biết đó là xe của một khách hàng về nhờ ông Sơn tư vấn kỹ thuật nuôi ếch. Lúc chúng tôi đến, ông đang bận túi bụi với 2 đoàn khách. Khi biết ý định viết về mình, ông cười xoà: “Tớ có gì mà viết. Cũng chỉ là cái khó ló cái khôn thôi”.

Một đứa con gái bị di chứng chất độc da cam, người mẹ già gần 90 tuổi và mấy sào ruộng, đó là toàn bộ tài sản mà ông có sau nhiều năm ở chiến trường về. Năm 2001, ông chuyển 4.500m2 đất trồng lúa sang nuôi tôm càng xanh, kết hợp trồng bưởi Diễn và đu đủ. Tuy nhiên, hiệu quả thu được chẳng là bao. Tình cờ một lần xem tivi thấy người ta giới thiệu về mô hình nuôi ếch thịt của một đại gia ở thị xã Hà Tĩnh. Hôm sau, ông khăn gói lên đường “tầm sư học đạo” và phải giả vờ đau bụng để xin được nghỉ lại. Sau mấy ngày “đau bụng”, ông đã tìm hiểu được kỹ thuật chăm sóc, cách vệ sinh chuồng trại, thức ăn cho ếch,... Không bằng lòng với những kinh nghiệm học “mót” được, ông tìm tới Khoa Sinh (Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội) để được hướng dẫn kỹ hơn.

“Thực ra nuôi ếch không khó mà hiệu quả thu được rất cao” “-ông Sơn tiếp lời. Trang trại chẳng giống ai ở vùng đất nghèo khó này được ông áp dụng mô hình trên ếch dưới cá rô phi, nhằm tận dụng thức ăn thừa của ếch cho cá. Ếch được chăm sóc chu đáo và cẩn thận. Mùa đông có nhà cho ếch trú, mùa hè mặt nước luôn có bóng râm. Ngoài ra, ông còn cho đào giếng ở giữa vườn để đảm bảo đủ nước thay định kỳ. “ếch dễ tính, việc chăm sóc không quá cầu kỳ nhưng nếu chủ quan là có thể trắng tay. Người nuôi phải luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Những loại bệnh mà ếch thường gặp là mù mắt, nấm chân, vẹo cột sống,... nguyên nhân đều do môi trường sống quá bẩn. Vì vậy, cứ nửa tháng phải thay nước một lần theo tỷ lệ 1/3 nước cũ + 2/3 nước mới và rắc thuốc, muối ăn xuống để khử độc tiêu trùng cho lồng. Thức ăn khoái khẩu của ếch là cua, châu chấu, trùn (giun) quế,... tươi sống và cám dạng viên nổi. Nhờ được chăm sóc chu đáo nên tỷ lệ ếch ốm, chết rất thấp, trọng lượng các con tương đối đều nhau, khoảng 2-3 con/kg. “Mỗi năm tôi thu được khoảng 7 tấn ếch, bán với giá 30.000 đồng /kg, cầm chắc trên 200 triệu đồng. Đó là chưa kể thu nhập từ cá rô phi và các sản phẩm “phụ gia” khác. Năm nay tôi sản xuất khoảng 35 vạn ếch giống và 7, 5 tấn ếch thương phẩm” - ông Sơn khoe.

Ông cũng đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với Công ty Chế biến xuất khẩu thuỷ sản Hà Nam . Với phương châm cùng giúp nhau làm giàu, ông Sơn huy động anh em, bạn bè trong xã cải tạo ao đầm nuôi ếch. Ông trực tiếp cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Đến nay, đã có 12 hộ trong huyện được ông cấp 18.000 con ếch giống với hình thức cho trả chậm 50%, 8 hộ nuôi đến khi bán ếch mới trả tiền.

“Đường dây tư vấn” nuôi ếch

Để tiện việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những nông dân trên mọi miền đất nước, ông lập hẳn “đường dây tư vấn” miễn phí về nghề nuôi ếch. Đường dây này không chỉ bằng điện thoại, thư từ mà có khi ông đến tận nhà để truyền đạt kinh nghiệm. Từ sáng sớm đến tối mịt, điện thoại của gia đình luôn trong tình trạng quá tải. Có những lúc ông tư vấn quên cả ăn cơm. Ông nhớ lại: “Có một lần, trời đã khuya lắm rồi, điện thoại nhà tôi bỗng dưng đổ dồn. Nhấc máy, hoá ra một bác nông dân ở Yên Bái gọi điện nhờ tôi “khám” bệnh cho ếch. Tôi bảo bác ấy kể triệu chứng bệnh rồi hướng dẫn cách dùng thuốc. Vài hôm sau bác ấy gọi điện cảm ơn vì đàn ếch đã khỏi hoàn toàn. Những lúc ấy tôi thấy vui lắm”. Cứ như vậy, bất kể thân hay sơ, gần hay xa, ông đều hướng dẫn nhiệt tình. Có khách mời đến tư vấn là ông đi, khi lên Yên Bái, lúc ra Hải Phòng, vào Thanh Hoá,... “Đừng tưởng tớ đi tư vấn là không có “lãi” nhé! Thu được nhiều “vốn liếng” lắm đấy. Đó chính là kinh nghiệm, bài học của họ giúp tớ tìm ra hướng đi cho mình” - ông nói. Nhờ “đường dây” tư vấn ấy đã có nhiều người thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trước khi chia tay, ông Sơn nói với chúng tôi như một lời hứa: “Tôi đang liên kết với Hội Làm vườn xã để xây dựng Bắc Phú trở thành trung tâm thuỷ đặc sản sạch, chất lượng cao. Còn ai muốn tư vấn, xin cứ gọi 04.5951465”.

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn (20/11/06 )

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.