Ông “Phấn khùng” sáng chế máy gieo hạt
Vượt hàng trăm cây số, từ Biên Hoà đến vùng đất cuối của huyện Tân Phú giáp ranh với Lâm Đồng, chúng tôi mới tìm được đến nơi ở của "người nông dân nổi tiếng". Dù chỉ được giải ba trong hội thi sángtạo kỹ thuật của Đồng Nai, nhưng ông được nhiều người biết tiếng, bởi sáng tạo của ông gắn bó thiết thực với người nông dân. Đến đầu xã Phú Xuân, hỏi thăm nhà ông Phấn, một nông dân nhanh nhảu: "Nhàông Phấn khùng hả, ở tổ 12 đó". Câu của người nông dân khiến tôi giật mình, hỏi lại: "Sao gọi là Phấn khùng?". Lệch điếu thuốc rê qua bên miệng ông cười: "Gọi vui ấy mà, vì ông ấy làm những chuyệnkhông giống ai, nhưng ai cũng quý ổng".Quê ông ở làng Hà Thanh, xã Vĩnh Thanh, Vĩnh Lộc, Thừa Thiên - Huế, nơi có phá Tam Giang nổi tiếng. Thuở ấy, quê đã nghèo lại bị chiến tranh tàn phá, bom đạn trút xuống miền đất lửa ấy cả ngày lẫnđêm, ngày giáp hạt chẳng năm nào đủ gạo cho chục con người, gia đình ông quyết định rời quê hương, vào miền Nam lập nghiệp. Cây khô xuống nước cũng khô, không có tiền, không dễ gì mà dừng chân ởnhững vùng đất trù phú, gia đình ông vào vùng sâu để khai phá đất mới. Trầy trật mãi, nghèo vẫn hoàn nghèo, đêm nằm gác tay lên trán, ông Phấn sực nhớ lời dạy của người xưa "Nhất canh trì, nhì canhviên". Sáng hôm sau, ông quyết định khai hoang lại cái ao cũ đã bị bùn lấp kín. Công việc nhọc nhằn ấy được ông khởi sự vào năm 1982, một năm đói kém, gạo không đủ ăn. Hết ngày này qua ngày khác,tháng này qua tháng khác, chín năm sau ông làm xong cái ao rộng hai mẫu. Dân xã Phú Xuân đi ngang ai cũng lắc đầu, lè lưỡi khâm phục sự kiên trì của ông.
Nhưng nếu chỉ vậy, thì hẳn chúng tôi chưa có cơ hội để gặp được người nông dân kỳ lạ này. Bên cạnh ao cá, ông còn phải làm hoa màu trên mấy mẫu đất để nuôi gia đình. Một mình không thể kham nổi côngviệc trồng tỉa cho kịp mùa vụ. Bức xúc ông nói với mấy người bạn trong xóm: "Tôi sẽ chế ra máy gieo hạt". Nghe nói, bà con hoài nghi "Với trình độ lớp 9 mà ông đòi làm kỹ sư sao?" Nghi thì nghi nhưngkhông ai chế nhạo ông nữa, vì họ đã biết lòng kiên trì của ông qua công việc đào ao. Dành dụm ít tiền ông lên thành phố mua sách báo kỹ thuật về nghiên cứu, ông vào cuộc, thức hàng đêm để mày mò vẽhàng nghìn bản vẽ rồi tự thuyết trình, tự phản biện. Khi thấy đã có lý ông ôm chồng bản vẽ lên các trường đại học để nhờ các giáo sư hoàn chỉnh. Tự chế tạo từ những dụng cụ thô sơ, đến năm 1997 chiếcmáy gieo hạt của ông đưa vào hoạt động. Phải thêm một năm thực nghiệm, sửa chữa, hoàn chỉnh, sản phẩm của người nông dân này mới thực sự mang lại hiệu quả. Chiếc máy không chỉ biết gieo nhiều loạihạt mà nó còn làm luôn chức năng dẫy cỏ, bón phân. Với chiếc máy ấy, một người mỗi ngày có thể gieo được 1ha bắp hoặc 0,6ha đậu, hoặc 0,3ha lúa. Máy gieo hạt tạo ra những hàng cây đều tăm tắp. Nôngdân trong vùng nô nức đến nhờ, ông vui vẻ giúp đỡ, ai mượn máy ông cho mượn, ai muốn làm ông chỉ cho. Vì vậy mà cái tên "Phấn khùng" đầy trêu chọc ngày xưa, bà con vẫn giữ lại nhưng với thái độ trìumến và thân thương. Nhiều người đùa: "Khùng như ông, bán cái khùng đi ăn không hết".
Đến nhà ông Phấn chúng tôi còn ngạc nhiên bởi những sáng tạo khác của ông, như máy bơm bằng năng lượng mặt trời, ông dùng để tưới cây kiểng và phun nước cho hòn non bộ, rồi quạt gió trục đứng, tuabin vét bùn chạy bằng năng lượng mặt trời.
Ông Phấn cho biết, sau khi được giải thưởng của tỉnh Đồng Nai, ông đã gửi máy gieo hạt tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, với niềm hy vọng sẽ được một công ty nào đó để mắt đến mà sản xuấthàng loạt để phục vụ bà con nông dân. Đó là niềm mong ước lớn nhất của người nông dân đam mê sáng tạo Nguyễn Phấn.
Nguồn: Nguyễn Duy Nhất(Báo Tiền phong), www.nhandan.com.vn ngày 9-8-2003