Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/01/2006 16:10 (GMT+7)

Nữ tướng Lê Chân và những huyền thoại

Quê nữ tướng Lê Chân ở làng Vẻn (làng An Biên) huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Lê Chân xuất thân trong một gia đình nề nếp, cha mẹ hiền lành, phúc đức. Cha là ông Lê Đạo làm nghề thầy thuốc và dạy học, mẹ là bà Trần Thị Châu. Ông bà hiếm muộn nên đã tới chùa Yên Tử cầu tự. Bà thụ thai và sinh ra Lê Chân. Lê Chân được học chữ nghĩa, luyện cung kiếm và tinh thông võ nghệ, lớn lên lại tài sắc vẹn toàn. Thời đó, nước ta ta bị giặc Đông Hán đô hộ. Viên quan nhà Hán là Tô Định thấy Lê Chân có tài sắc bèn ép làm tì thiếp. Lê Chân không nghe, trốn về vùng ven biển xứ Đông mang theo một số người nhà, gia nhân thân tín, khai khẩn vùng đất mới. Sau 3 năm phá rừng lấn biển, Lê Chân và những người cùng đi đã lập lên một làng mới gọi là An Biên. Sau khi Lê Chân bỏ trốn, quan thái thú Tô Định bạo tàn đã giết người cha thân yêu của bà. Thù nhà nợ nước, hận bà không quên. Trong 10 năm, bà ra sức tích lũy lương thảo, luyện tập nghĩa binh, thu nạp và liên kết hào kiệt khắp miền, chờ thời cơ trả thù nhà đền nợ nước.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân mang theo quân của mình cùng với dân ở một số vùng xung quanh hưởng ứng phong trào của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng lên ngôi, xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Nữ tướng Lê Chân được giao chức trưởng quản binh quyền nội bộ và được phong tước là Thanh Chân (chỉ xếp sau Bình Khôi công chúa Trưng Nhị). Nữ tướng Lê Chân mở nơi luyện quân ở làng Hoàng Mai (nay thuộc phường Mai Động, Hà Nội). Nơi đây trở thành sới vật có tiếng khắp vùng. Sau một thời gian sát cánh cùng vua Trưng Trắc, nữ tướng Lê Chân được cử về trấn giữ vùng An Biên.

Năm 43, Mã Viện sang xâm lược nước ta. Lê Chân cùng các tướng dũng cảm đánh giặc cứu nước. Đội hùng binh của giặc gồm cả thuỷ bộ binh phối hợp tiến đánh quân ta theo đường ven biển. Nữ tướng Lê Chân tổ chức nhiều trận đánh chặn ở vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn. Quân ta tiến đánh quyết liệt nhưng thế giặc mạnh, quân ta lui dần theo triền sông Bạch Đằng bảo toàn lực lượng. Thế trận yếu, Hai Bà Trưng tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Nữ tướng Lê Chân cùng một số quân còn lại rút dần về đất Hà Nam, lập phòng tuyến sông Đáy đánh giặc. Mã Việc thừa thế mạnh tiến đánh phòng tuyến sông Đáy. Nữ tướng Lê Chân vạch kế hoạch đưa quân tiến về Nghệ An, quân của Lê Chân chạy lên Dát Dâu (thuộc xã Lạc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) thì bị quân Mã Viện vây, quân ta hết lương, nữ tướng gieo mình xuống sông Ngân tự tử.

"Linh biểu phù vương, nữ tướng uy thanh lừng đất Bắc

An Biên hiển thánh, dị nhân linh tịch dậy trời Nam"

Dịch nghĩa :" Đất linh biểu giúp vua, bà nữ tướng oai hùng đất Bắc

Làng An Biên hiển thánh, người phi thường tiếng dậy trời Nam"

Sau khi nữ tướng Lê Chân tuẫn tiết, bà báo mộng cho dân làng An Biên: " Trên bờ sông nếu thấy có chiếc tháp bằng đá thì rước bà về". Đúng đến ngày bà đã báo mộng, dân các địa phương thấy có phiến đá trôi trên sông bèn đem lễ vật cúng lễ rước đón bà nhưng không thể nhấc nổi phiến đá. Dân làng An Biên lấy dây chão khiêng được phiến đá lên và rước về làng. Rước tới hậu cung (đền Nghè hiện nay) thì dây chão đứt, dân làng quan niệm Thánh Mẫu muốn ngự ở đây nên đã dựng một chiếc am tranh (bằng cỏ) để thờ. Phiến đá mà nữ tướng thác sinh được đón vào lúc chiều muộn, chợ tan chỉ còn món cua bể và bún. Dân làng bèn mang cua và bún đến lễ Thánh Mẫu. Vậy là thành tục lệ, ngày nay, cứ đến ngày lễ, người dân thường mang hai món đó dâng lên Thánh Mẫu. Và cũng từ ngày đó, Đền Nghè trở thành nơi linh thiêng được nhiều người biết đến. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử (thuộc làng An Biên, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương, nay thuộc phố Lê Chân, Hải Phòng) gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân. Thật là:

"Vẹn trung trinh oai dậy trời Nam, giúp Trưng Thị dựng cơ đồ to lớn
Trị dân nước trấn yên đất Tổ ơn Lê bà xây đền miếu cao sang"

Tưởng nhớ công đức của nữ tướng Lê Chân - người con ưu tú của dân tộc - nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ Bà: làng Vẻn (An Biên) - Đông Triều; làng An Biên - Hải Phòng; làng Hoàng Mai (Hà Nội); làng Lạc Sơn - Hà Nam; đền Đồng Nhân - Hà Nội, đền Hạ Lôi (Vĩnh Phúc). Riêng ở làng Hoàng Mai (phường Mai Động, Hà Nội) đã thờ nữ tướng là Thành Hoàng làng. Hàng năm, làng mở hội từ mồng 4 đến mồng 6 tháng giêng, trong đó có cuộc thi không thể thiếu được đó là hội vật. Tại Hải Phòng, tượng đài vị nữ tướng anh hùng đúc bằng đồng đen đã được dựng ngay giữa trung tâm thành phố sầm uất. Mặc dù nắng táp mưa sa, ngày lại ngày, người người qua lại nơi đây không quên ngắm nhìn bức tượng đài sừng sững - hình ảnh tôn vinh người nữ tướng kiên trinh vì dân, vì nước.

Nguồn: Văn hiến Việt Nam, số 3 (35), 2004, tr 30-31.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.