Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/09/2009 18:34 (GMT+7)

Nông dân tự chế lò sấy lúa

Những vụ hè thu trước, cũng như nhiều nông dân khác ở Cà Mau và Đồng bằng Sông Cửu Long, gia đình ông Phan Văn Mức, ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau bị thất thoát một lượng lúa khá lớn do khi thu hoạch gặp mưa dầm kéo dài.

Không có nắng để phơi khô, lúa mọc mầm, hao hụt nhiều, chất lượng giảm đáng kể. Vì thế, nông dân thường bị thương lái ép giá. Không chấp nhận bị thua thiệt hoài, ông Mức ấp ủ ý tưởng xây dựng lò sấy để khắc phục tình trạng trên, nâng giá trị hạt lúa.

Thế nhưng, muốn đầu tư một lò sấy phải tốn từ 15 triệu đồng trở lên. Đây là nguồn vốn không nhỏ và không dễ kiếm với nhiều nông hộ. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng ông Mức hạ quyết tâm: Phải tự mày mò sáng chế lò sấy lúa với giá thành thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng, sử dụng lâu dài. Sau một thời gian học hỏi, mày mò, cuối cùng, ông Mức chế tạo thành công lò sấy lúa theo đúng ý định.

Cấu tạo của lò sấy khá đơn giản với bồn sấy hình chữ nhật, có bốn trụ đứng bằng khung sắt, sức chứa từ 1 đến 1,2 tấn lúa mỗi lần sấy. Bên trên lò có vải bạt bao bọc cho kín hơi và có gắn đồng hồ đo nhiệt độ. Lò đốt than đá nối ổ hơi với bồn sấy lúa bằng ống dẫn hơi được kích hoạt bằng một máy dầu D8.

Ông Mức cho biết: “Khi cho lúa vào đầy bồn sấy, cánh quạt hút gắn ở máy dầu D8 sẽ hút hơi nóng từ lò than đá đang cháy đỏ vào ổ hơi và thổi vào bồn sấy. Tùy lúa có độ ẩm nhiều hay ít sẽ được sấy khô trong thời gian từ 6 đến 8 giờ. Chất lượng lúa sấy khô đảm bảo không thua kém lúa phơi nắng tốt và có thể làm lúa giống”. Tổng vốn đầu tư lắp đặt một lò sấy lúa do ông Mức chế tạo chỉ hơn 10 triệu đồng.

Trong lúc mưa dầm kéo dài như hiện nay, lò sấy của ông Mức đã giúp cho nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu an tâm.

Gần đây, nông dân từ nhiều nơi trong tỉnh Cà Mau đã tìm đến gặp ông học hỏi và tìm cách đầu tư lắp đặt mô hình lò sấy này tại nhà. Ông Mức không giấu nghề mà ngược lại, tận tình hưởng dẫn bà con nông dân cách xây dựng lò sấy với chi phí thấp nhất.

Ông cho biết: “Tôi chế lò sấy lúa ra chưa bao giờ nghĩ để kinh doanh. Chủ yếu tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm để thêm nhiều người có thể đầu tư lò sấy lúa, giúp bà con nông dân giải quyết tình trạng thiếu sân phơi khi thu hoạch lúa gặp mưa kéo dài”.

Hiện nay, ông Mức giúp bà con nông dân sấy một mẻ lúa chỉ lấy 8 giạ lúa gọi là tiền công để bù đắp chi phí.

Nói về chuyện chế tạo máy sấy của ông Phan Văn Mức, ông Huỳnh Thanh Dũng, Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, Thành phố Cà Mau, cho biết: “Anh Mức tự chế tạo thành công lò sấy lúa là một việc làm hết sức có ý nghĩa, giúp không ít nông dân sấy lúa khô với giá rẻ khi thu hoạch trong mùa mưa bão. Thành công này sẽ giúp nhiểu bà con nông dân có thêm điều kiện đầu tư lò sấy để nâng cao chất lượng lúa gạo”.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.