Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/08/2006 21:13 (GMT+7)

Nối mạng với khoa học gia NASA

Vu là ai?

Gia đình Vũ Thành Long tại Thành phố vũ trụ Space Coast, mũi Kennedy.
Gia đình Vũ Thành Long tại Thành phố vũ trụ Space Coast, mũi Kennedy.
Sinh năm 1962, thiếu thời Vũ Thành Long (tên Việt của Bruce Vu) theo học tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Học rồi Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn, Vũng Tàu.

Năm 1980 định cư tại Mỹ, để nắm vững tiếng Anh, Long bỏ ra hai năm học cùng lúc chương trình cấp 3 tại Trường trung học Oak Grove (TP San Jose, California) và chương trình cử nhân tại Đại học UC (TP Davis, California). Sau đó, anh lên cao học tại University of Alabama, TP Huntsville và cuối cùng làm luận án tiến sĩ tại Mississippi State University, TP Starkville.

Thư anh viết: “Năm 1987, tôi ra trường với hai bằng cử nhân kỹ thuật hàng không và kỹ thuật cơ khí, được tạm thời nhận vào làm việc tại Trung tâm NASA Ames, phía BắcCalifornia. Đây là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của NASA, với những hầm gió khổng lồ cạnh những khối óc thông thái đến từ khắp nơi trên thế giới”.

Tại đó, nhận thấy tầm hiểu biết của mình còn quá hạn hẹp, Long quyết định trở lại trường học thêm trình độ cao học, và một năm sau anh được chính thức mời về làm việc tại Trung tâm NASA Marshall ởHuntsville, tiểu bangAlabama. Đây là trung tâm chịu trách nhiệm chính về phần động cơ phản lực và từng đóng góp phần then chốt trong thời kỳ Apollo đổ bộ mặt trăng.

Về làm việc ở NASA Marshall được hai năm, Long lại “ra đi” học tiếp lên tiến sĩ. Chỉ sau một năm anh vượt qua hết các kỳ thi sát hạch và trở về nhiệm sở cũ tạiMarshall. Mải mê làm việc, Vũ Thành Long quên khuấy chuyện hoàn tất luận án ở Đại họcMississippi. Khi nhà trường nhắc nhở, anh mới nhớ ra! NASA liền chu cấp toàn bộ kinh phí và anh đã bảo vệ luận án thành công ngay trong năm 1999.

Tiếp đó, anh được đặc cách vào nhóm Fellowship do Giám đốc NASA sáng lập. Bản tin của NASA cho biết, đây là khoa học gia gốc Việt đầu tiên được vinh dự này. Anh giảng dạy hai khóa (6 tháng) tại Trường đại họcAlabama, 18 tháng còn lại được tự do đi làm cho Công ty Boeing và Trung tâm nghiên cứu của Lục quân Hoa Kỳ.

Vu là người Việt

Nhìn lại một quãng đường, Vũ Thành Long cho biết “kinh nghiệm” công việc của anh gồm: phụ tá nghiên cứu, hầm gió dưới tốc độ âm thanh, phòng thí nghiệm cơ lưu chất tại NASA Ames, Moffett Field, CA (1988-1989); kỹ sư, vận tải hàng không tại NASA Marshall, Huntsville, AL (1989-2002); khoa học gia, hệ thống phóng tại NASA Kennedy, Florida (2002 đến nay); giáo sư phụ, Alabama A&M (2001-2002), Florida Institute of Technology (2004 đến nay).

- Vũ Thành Long báo tin: “Tàu con thoi Discovery về lạiKennedySpaceCenter. Chuyến đi kỳ này rất thành công. Chỗ tôi làm, không khí rất phấn khởi.

Nhà khoa học trẻ gốc Việt đang nghiên cứu một số đề tài dành cho dàn phóng phi thuyền không gian của NASA nhưng anh không thể tiết lộ hết mọi điều.

“Công việc tôi tham gia kể từ khi Trung tâm Kennedy nhận về làm việc vĩnh viễn, chỉ có thể nói thế này: gia nhập nhóm nghiên cứu ảnh hưởng của âm thanh, độ rung trên dàn phóng và môi trường xung quanh khi phóng phi thuyền. Nghiên cứu này còn dang dở thì mới đây Trung tâm Kennedy có nhiều thay đổi để đáp ứng chương trình không gian do Tổng thống Bush vừa đề xướng. Họ lại yêu cầu tôi vào nhóm mới, chịu trách nhiệm chính trong các chế tạo hỗ trợ cho thế hệ phi thuyền tương lai, nhưng buộc cam đoan không được tiết lộ ra ngoài công chúng”.

Khoa học gia Bruce Vu của NASA đang giữ trọng trách đầy nhạy cảm. Câu chuyện tiếp tục theo hướng mới: Thưa, có phải vì tự ái lẫn tự hào dân tộc mà anh đã liên tục học giỏi và làm việc không mệt mỏi?

Vũ Thành Long viết như reo: “Anh nói đúng! Năm 1980, khi còn tạm cư tạiIndonesiaSingapore, tôi đọc thấy vẻ coi khinh của người bản xứ. Tuy nhiên, tôi đã không buồn mà xem đó là nguồn động lực rất mạnh để giúp mình vươn lên. Thời gian đã trả lời: sau khi định cư tại Mỹ, thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai của cộng đồng ViệtNamhải ngoại có không ít thành công rực rỡ.

Người Việt dứt khoát không chịu thua người xứ khác! Thậm chí có những người tạm cư năm xưa, nay đã quay lại các trường đại học ở Đông Nam Á với tư cách là giảng viên.

Riêng tôi cũng có phần may mắn đi kèm nỗ lực tự thân: chuyên đi đầu trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Hồi 1983, hầu như có rất ít bạn trẻ người Việt cùng thế hệ chọn học ngành kỹ thuật không gian như tôi. Đến đầu thập niên 90, khi công nghệ điện toán phát triển, một số chuyên gia dùng trợ lực của các máy siêu điện toán để giải trình những bài toán cơ lưu chất (Fluid Mechanics) bằng phương trình vi phân thì tôi đã làm việc tại NASA được vài năm. Và chỉ một hai năm sau đó, tôi là một trong số ít người nắm vững ứng dụng rất phức tạp này”.

Vũ Thành Long và gia đình đã từng về ViệtNamsau 22 năm xa cách. Khác với đông đảo Việt kiều, thấy xe gắn máy làm xiếc trên đường là run, anh đã lái xe Honda đưa vợ con “bay lượn” từ Vũng Tàu lên tới Sài Gòn. Anh còn ra Hà Nội, Nam Định thăm anh em bà con của bố, về Đà Nẵng, Quảng Nam thăm quê vợ và nhậu “cờ tây” thật thoải mái.

Đặc biệt, sau chuyến về nguồn ấy, anh đã viết bài Chinh phục Nguyệt Cầu 2018, đề cập khá nhiều chi tiết trong buổi giảng ngoại khóa về đề tài anh đang nghiên cứu lúc bấy giờ tại ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh theo lời mời của giáo sư Nguyễn Thiện Tống.

Hướng về quê hương

Thử đặt vấn đề về ViệtNamcông tác, Vũ Thành Long nói rất thật: “Nếu vậy, tôi sẽ chỉ giẫm chân tại chỗ do không có điều kiện nghiên cứu. Tuy nhiên, có một việc chắc chắn tôi và một số anh em khác sẽ đóng góp được là giảng dạy tại bất cứ đại học nào ở ViệtNamvào các kỳ nghỉ bên này.

Hiện tôi đang dạy buổi tối ở một đại học gần nhà. Tiếng Việt của tôi còn rất tốt, nhưng nếu có yêu cầu giảng dạy bằng tiếng Anh cũng thật thoải mái. Các đại học ViệtNamđang muốn có các giáo sư nước ngoài, tôi cũng có thể giảng dạy như họ và lợi điểm hơn họ là nghe, hiểu được cả hai thứ tiếng”.

Đề cập về Ủy ban Vũ trụ Việt Nam sẽ sớm được thành lập và theo đó, sẽ có chiến lược thu hút những Việt kiều đang làm việc trong lĩnh vực này, Vũ Thành Long khẳng định: “Chắc chắn sẽ có nhiều chuyên gia gốc Việt hết mình ủng hộ, tuy nhiên thành phần then chốt, nắm phần quan trọng trong các quyết định, tổ chức phải là người trong nước, những người có đóng góp toàn thời gian. Chúng tôi chỉ có thể đóng vai trò cố vấn mà thôi”.

Nguồn: nhandan.com.vn19/7/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.