Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 12/12/2014 21:05 (GMT+7)

Những “nhà khoa học nhí” với ước mơ lớn

Trở thành một kỹ sư để sáng tạo ra những sản phẩm mang đến lợi ích cho mọi người

Đó là ước mơ của em Nguyễn Tiến Hoàng (16 tuổi học sinh lớp 11A 8- Trường THPT Thạch Hòa, huyện Bù Đốp, Bình Phước) với sản phẩm “mô hình máy thái củ sắn” đã đạt rất nhiều giải thưởng cao. Đặc biệt, trong năm 2010, mô hình của em đạt giải nhất của tỉnh, giải nhì quốc gia và huy chương bạc tại cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ trẻ quốc tế IEYI.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ chia tay nhau sớm, Hoàng đã ý thức được sự thiệt thòi là thiếu vắng tình thương của mẹ. Bố em bị liệt đi đôi chân, Hoàng phải ở với bà nội và người chú ruột của mình. Từ đó, em đã biết tự lập và luôn tự nhủ bản thân phải biết vươn lên. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng Hoàng vẫn học giỏi, bạn bè, thầy cô yêu quí. Giữa đời thường Hoàng là người cháu ngoan luôn giúp đỡ đần bà mỗi khi bà ốm đau. Dù bà nội của Hoàng tuổi đã cao nhưng bà vẫn yêu quý và tạo mọi điều kiện cho cháu ăn học.

Bắt đầu từ việc thường xuyên nhìn thấy người thân vất vả ngồi chặt củ mì ngoài trời nắng gắt, công sức lao động phải bỏ ra nhiều mà kết quả mang lại không đáng kể. Từ đó, Hoàng mới nãy ra ý định sáng chế ra máy thái củ mì với mong muốn người thân và nông dân đỡ vất vả trong việc thái mì.

Máy thái củ mì của Hoàng dựa theo nguyên lý máy liên hợp làm gỗ, nguyên lý piston kết hợp với mô tơ điện và dàn khung máy bằng gỗ (cao 30cm - rộng 40cm - dài 55cm). Sản phẩm hoạt động khá ổn định, sử dụng dòng điện xoay chiều 220V có thể cắt củ mì với đường kính lên đến 3cm, với độ dày mỏng khác nhau tuỳ theo ý muốn, giúp người nông dân đỡ vất vả và tăng năng suất lao động (1 phút chặt được hơn 2kg củ mì).

Hoàng cho biết: Em mơ ước sau này sẽ trở thành một kỹ sư để sáng tạo ra những sản phẩm mang đến lợi ích cho mọi người.

Sản phẩm của chúng em được đưa vào ứng dụng thực tế

TRINH THU THUY 11

Trịnh Thu Thủy và các bạn trong nhóm khoe những chiếc cúp đạt được.

Đây là ước mơ của em Trịnh Thu Thủy (19 tuổi ngụ ở ấp Thuận Hải, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) - nhóm trưởng (nhóm 5 người) với sản phẩm “máy tạo Ôxi chạy bằng sức gió” đã đạt giải ba tỉnh, khuyến khích quốc gia và huy chương đồng tại cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ trẻ quốc tế IEYI năm 2009-2010.

Em Thủy cho biết: Sản phẩm máy tạo Ôxi bằng sức gió là sản phẩm sử dụng từ nguyên liệu thiên nhiên, chủ yếu bằng tre, nứa, lô ô và những băng đĩa tròn bỏ đi. Lấy ý tưởng từ chiếc cối xay gió nên Thủy và các bạn trong nhóm đã bắt tay vào làm và hoàn thành chỉ trong vòng có một ngày. Máy tạo Ôxi bằng sức gió bao gồm: giá đỡ, lồng xoay tạo oxy, bộ phận truyền dẫn, cánh quạt gió… Khi hoạt động, gió tác động làm cánh quạt hoạt động dẫn theo đó lồng xoay quay theo cuốn oxy từ không khí vào nước cung cấp thêm lượng oxy giúp thuỷ hải sản phát triển.

“Em luôn ước mơ mình là một nhà khoa học, nhà nghiên cứu về vật lý để có thể tiếp cận với những khoa học mới. Sản phẩm của mình được vào ứng dụng thực tế” - em Thủy nói. Như vậy, với những nỗ lực của bản thân, Thủy và các bạn trong nhóm đang tiếp tục rèn luyện để sớm có thể thực hiện được mơ ước của mình. Và Thủy đã trở thành một "nhà khoa học" nhỏ tuổi khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT.

Máy bay mô hình là niềm đam mê của em

TRAN PHI LONG 11

Trần Phi Long đang nghiên cứu để cải tiến chiếc máy bay mô hình của mình.

Từ niềm đam mê được sở hữu một chiếc máy bay mô hình dành cho riêng mình nên em Trần Phi Long, học sinh lớp 12, trường PTTH Hùng Vương, thị xã Đồng Xoài đã tự chế tạo máy bay mô hình, loại có động cơ.

Năm 2009, Trần Phi Long bắt đầu đam mê sáng tạo mô hình máy bay. Long cho biết: Ban đầu, do mới tìm hiểu về mô hình chơi máy bay nên em gặp rất nhiều khó khăn. Lúc bắt tay vào làm, trong đầu em không có một kiến thức gì liên quan đến việc tạo ra một chiếc máy bay. Sẵn có máy tính, em lên mạng tìm hiểu về cách làm mô hình máy bay. Từ những đồng tiền tích góp của bố mẹ cho, em xuống TP.HCM mua các dụng cụ liên quan để về sáng tạo cho mình một chiếc máy bay hoàn thiện… Ngoài ra nguyên tắc sản xuất máy bay mô hình dựa trên nguyên lý khí động lực học.

Máy bay mô hình bao gồm: nhựa phế thải, xốp, bộ phận điều khiển từ xa, chíp điện tử, thân máy bay, giấy, băng keo, thiết bị vô tuyến và cả phần mềm sản xuất… Hiện Long đã bán được 20 chiếc máy bay mô hình cho khách hàng ở các câu lạc bộ từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước. Giá một máy bay mô hình do em lắp ráp chỉ từ 300 - 600 nghìn đồng/chiếc (mua nguyên chiếc nhập ngoại giá vài chục triệu đồng). Máy bay mô hình của Long đã được nhận giải Nhất trong Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên đồng năm 2010-2011.

Sáng tạo giá phơi đồ tự động để giúp mẹ bớt khổ                                                      

VU HUY HOANG 11

Vũ Huy Hoàng đang thiết kế mô hình giá phơi đồ tự động.

Khi nhìn thấy mẹ gặp khó khăn trong việc phơi áo quần khi gặp trời mưa, nên em Vũ Huy Hoàng (17 tuổi là học sinh lớp 12A2 - Trường PTTH Bù Đăng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã có sáng kiến chế tạo ra mô hình giá phơi đồ tự động.

Em Hoàng cho biết, giá phơi đồ tự động dựa trên nguyên lý cảm ứng theo thời tiết và nhiệt độ thông qua các bộ cảm biến điện. Vật liệu để sử dụng trong mô hình bao gồm: 2 khung sắt, một bộ cảm biến, một mô-tơ với hệ thống dây xích - giúp cho khung sắt (có bạt che quần áo) hoạt động khi có hiệu lệnh. Ngay khi trời mưa, phát hiện những giọt mưa đầu tiên rơi vào bộ phận cảm biến, IC 1 (mạch điện tử 1) sẽ tự động được kích hoạt, rơle đóng lại và mô-tơ được lệnh phải kéo khung sắt có gắn tấm bạt che về phía đối diện với nó để phủ kín toàn bộ giá phơi đồ được đặt thấp hơn vài cm, áo quần sẽ được che kín hoàn toàn.

Như vậy, chỉ 12 giây sau khi mưa tạnh, IC 2 sẽ hoạt động, mô-tơ sẽ kéo ngược khung sắt có gắn tấm bạt che về vị trí ban đầu, lúc này công tắc thứ hai sẽ được đóng lại, IC 2 và hệ thống nguồn cũng tạm thời bị ngắt điện đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng sản phẩm. Khi đó, nguồn điện ở IC 1 lại được mở ra sẵn sàng ra lệnh cho hệ thống trong trường hợp có mưa trở lại.

“Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm là hệ thống hoàn toàn tự động, bộ cảm biến sẽ tiếp nhận và xử lý những tín hiệu đã được lập trình sẵn, sử dụng động cơ điện một chiều. Ngoài ra, mô hình xuất phát từ một thực tế trong đời sống, nó gần gũi và cần thiết với hầu hết mọi gia đình, đặc biệt hơn giá phơi đồ nếu được đem bán ra thị trường thì sẽ khoảng từ 400.000 - 500.000đ/giá phơi đồ” - em Hoàng nói. Với việc sáng tạo thành công mô hình giá phơi quần áo tự động, Hoàng đã đạt giải Đặc biệt trong Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Phước năm 2010 - 2011.

Ai cũng có những giấc mơ riêng, nhưng tất cả các em đều có chung một giấc mơ là được bay cao bay xa trong bầu trời đam mê sáng tạo. Hy vọng các em sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Và những cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tiếp theo sẽ có nhiều hơn nữa những nhà khoa học nhí với những ý tưởng độc đáo góp phần chung vào sự phát triển khoa học kỹ thuật của tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung.

Hằng năm, UBND tỉnh Bình Phước phát động Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhi đồng. Việc tổ chức cuộc thi này sẽ tạo sân chơi bổ ích cho các em trong tỉnh tích cực đam mê sáng tạo, đồng thời giúp cho các em trong tỉnh có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Xem Thêm

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
HỘI KH&CN HKVN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI HỘI THẢO QUỐC TẾ CỦA IATA “AIR CARGO DAY VIỆT NAM 2024”
Ngày 07-08/11/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA và Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Hội thảo khoa học này.
Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…