Những điều chưa biết về tác dụng của lá khôi tía với dạ dày
Theo Đông y, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do tình chí bị kích thích, can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị, gây nên các chứng đau, ợ hơi, ợ chua… Bên cạnh đó, việc ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ, huyết ứ sinh ra các cơn đau cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau vùng thượng vị, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sang và xuyên ra sau lưng hoặc đau lan sang bên phải. Ngoài ra, bệ nh nhân còn xuất hiện chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị…
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày tá tràng sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọ ng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, loét xuyên thấu dính dạ dày, ung thư nửa mô dạ dày.
Theo kinh nghiệm trong dân gian cũng như các nghiên cứu khoa học, lá khôi tía là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả.
Bởi trong lá Khôi tía có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Nhờ cơ chế này, lá Khôi tía đặc hiệu quả trong điều trị dạ dày tá tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng.
Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Nước sắc lá khôi tía cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả. Tác dụng ức chế này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng.
Đặc biệt, lá Khôi tía kết hợp với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thả... có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính; giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị; giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.
Bệnh cạnh đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý trong ăn uống như ăn nhiều bữa, nhai kỹ; khi đau nên ăn nhẹ, ăn lỏng, uống nhiều nước; không ăn những chất dễ kích thích và không hút thuốc lá.