Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2013 22:29 (GMT+7)

Những đại thần triều Nguyễn tham gia cách mạng

Lờikêu gọi lịch sử này cũng "Cảnh cáo những kẻ tiếp tục làm tay sai chogiặcchống phá cách mạng...", vìvậy đã có tácdụng lớn đẩy nhanh quá trình "phân hóa", tranh thủ được một bộ phận, rồi làm tan rã toàn bộ bộ máy quan lại Nam triều vào thời điểm cách mạng bùngnổmùa thu tháng 8 năm 1945.

Trong hàng ngàn quan lại, chức dịch trong bộ máy chínhquyền tay sai hưởng ứng lời kêu gọi đầy tâm huyết của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh đã ngả theo Việt Minh, ủng hộ cách mạng giành lại nền độc lập thực sự từ tay phát xít Nhật và Chính phủ Nam triều có những quan chức cao cấp tiêu biểu, từng là những "đại thần triều Nguyễn" đến giữanăm 1945, đó là các vị Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoản, Phạm Khắc Hòe.

Cụ Phan Kế Toại sinh năm Thành Thái lên ngôi (1889) quê ở xã Đường Lâm (Sơn Tây) đã học về quản lý hành chínhPháp, từng gặp Nguyễn Tất Thành đang hoạt động cách mạngđây, đã làm Tổng đốc hàng chục tỉnh khác nhau. Tháng 3/1945, làm quan Khâm sai Bắc bộ, cụ đã cáo ốm khi Nhật bắt đi "hiểu dụ" bắt nông dân nhổ ngô, trồng đay, nộp thóc tạ cho chúng,cụ còn gửi 500đồng tiền Đông Dương ủng hộ cách mạng.

Tháng 7/1945, cụ từ chức, trước khi rời nhiệmsở, cụra lệnh cho Chánh Quản Lai: "Tuyệt đối không được nổ súng bắn Việt Minh, phải mở cửa ngay khi cách mạng tiến công vào Hà Nội". Việc làm quả cảm của cụ Phan đã gópphầnquan trọng vào việc hạn chế đổ máu khi tổng khởi nghĩaHà Nội sau đó.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cụ Phan lên chiến khu Việt Bắc, được cử làm quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng. Hòa bình lập lại, cụ được bầu làm phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cụ từ trần năm 1992, thọ 103 tuổi.

Đồng tuế với cụ Phan là cụ Bùi Bằng Đoàn quê ở Liên Bạt, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, thông thạo tiếng Pháp, từng làm Tuần phủ Cao Bằng, Ninh Bình, nổi tiếng thanh liêm. Tại phiên tòa xét xử chí sĩ Phan Bội Châu, cụ được cử làm phiên dịch đã dịch đúng những lời nói đanh thép của "bị cáo", cụ Phan thoát án tù chung thân, nhưng bị an trí ở Huế. Năm 1933, khi Bảo Đại về nước chấp chính, cụ được giữ chức Thượng thư Bộ Hình, đã phản đối gay gắt chính sách tàn ác với phu đồn điền khi đến thanh tra ở đó.

Tháng 3/1945, Bảo Đại mời cụ (khi đã 56 tuổi) tham gia Nội các Trần Trọng Kim, cụ chối từ, Bảo Đại vẫn giao cho làm Chánh Nhất tòa Thượng Thẩm Hà Nội.

Việt Minh đã đến với cụ, mời làm Hội trường hội Bảo vệ tù chính trị - cụ Bùi đã gặp Hồ Chủ tịch tại lễ Quốc khánh 2/9/1945, tháng 11/1945 làm cố vấn cho Hồ Chủ tịch, được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I - giữ chức Trưởng ban thường trực (Chủ tịch) Quốc hội trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tham gia thành lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

Cụ Bùi từ trần mùa Xuân năm 1955, thọ 67 tuổi, trong đó có 10 năm tham gia cách mạng do Đảng, Bác Hồ lãnh đạo.

Trongsốnhững cận thần (bêncạnh Bảo Đại) thức thời, yêunước ủng hộ Việt Minh nổi bật nhất là Đổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Khắc Hòe, hàng ngày làm việc bên cạnh Đức vua kém mình 11 tuổi- cụ Hòe quê xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đỗ Cao đẳng pháp luật và hành chínhHà Nội.

Hai ngày sau khi Nhật đảo chính hất Pháp ra khỏi Đông Dương, Bảo Đại ra đạo dụ gọi là "Tuyên cáo Việt Nam độc lập" bãi bỏ các điều ước bảo hộ của Pháp... tự coi mình là một phần tử Đại Đông Á... một lòng tin cậy lòng thànhNhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.

Từ nhận thức chính xác về thời cuộc, cụ Phạm Khắc Hòe đã thấy rõ con đường phải đi của dân tộc, lại được gặp gỡ một số nhà yêu nước, cán bộ cách mạng có uy tín như Trần Huy Liệu, Tôn Quang Phiệt, Huỳnh Thúc Kháng, cho nên khi được giao việc thảo viết đạo dụ số 105 bản chiếu thoái vị ngày 17/8/1945, cụ đã nhấn mạnh chuyện tuyên bố nhà vua sẵn sàng giao chính quyền cho Việt Minh, chính thể do nhân dân quyết định, nhà vua cam đoan sẽ làm theo ý chí của nhân dân, tạo thành lời chiếu thoái vị hay như một áng văn bất hủ, dẫn đến sự sụp đổ của chinh quyền Bảo Đại và chế độ phong kiến Việt Nam một cách êm thấm tránh được nội chiến, có lợi cho cách mạng rất nhiều.

Bản chiếu thoái vị do Bảo Đại đọc trước sự chứng kiến của đại diện chính phủ cách mạng lâm thời chiều ngày 30/8/1945 tại Huế, được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh, Bảo Đại trở thành công dân Vĩnh Thụy, được Hồ Chủ tịch mời ra làm Cố vấn tối cao của Chính phủ lâm thời.

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, một sự lựa chọn thời cơ sáng suốt của Việt Minh và Bác Hồ, ngoài lực lượng của quần chúng mạnh như thác đổ, triều dâng khắp "ba kỳ" áp đảo quân thù, còn có sự đóng gópđáng trân trọng của các vị triều thần kể trên, tạo nên sự tan rã khá nhanh của triều Nguyễn được cả Pháp và Nhật ra tay sắp đặt, công lao của họ đáng được lưu danh trong sử sách, ghi nhận những việc làm hữu hiệu của họ trong việc tham gia giữ nước.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.