Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/02/2009 00:30 (GMT+7)

Những cái nhất trong thế giới hóa học

Khí nhẹ nhất: Là khí Hyđro, khối lượng riêng của nó chỉ bằng 1/14,5 của không khí. Năm 1783 lợi dụng tính chất này của Hyđro người ta đã thả vào không trung quả khí cầu bơm đầy khí Hyđro và có mang theo các dụng cụ đo lường. Ngày nay người ta vẫn dùng những khí cầu có chứa Hyđro và Heli để nghiên cứu khoa học và vận tải.

Khí nặng nhất: ở dạng đơn chất là khí Rađon, khối lượng riêng của nó gấp 111 lần khí Hyđro.

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: là Vonfram. Khi đốt nóng đến 3140 độ thì nó mới nóng chảy. Vào năm 1910 con người lợi dụng tính chất quý báu này để làm sợi tóc cho bóng đèn. Nó còn được dùng để chế thành hợp kim thép Vonfram, dùng làm dao để cắt với tốc độ cao.

Kim loại cứng nhất: làm Crôm có độ cứng đạt 9. Crôm còn chịu được ăn mòn và mãi mãi giữ được vẻ sáng bạc.

Tuy nhiên vua về độ cứng là Kim cương. Kim cương là Cacbon thuần khiết, độ cứng của nó là 10. Con người dùng nó làm mũi khoan cho những giếng khoan dầu, mài vật liệu và dao để cắt thuỷ tinh.

Kim loại vốn có tính dát mỏng rất tốt, mà quán quân về khả năng dát mỏng chính là Vàng. Người ta đã dùng 28g Vàng mà kéo thành sợi Vàng dài 65000 mét. Người ta cũng có thể dát mỏng để có lá Vàng dày 0,116 - 0,127 mm, tức là dày bằng 1/600 độ dày của một trang giấy quyển sách.

Khí khó hoá lỏng nhất: là khí Heli. Mãi tới năm 1908 một nhà vật lý Hà Lan mới biến nó thành dạng lỏng ở nhiệt độ -268 độ. Hiện cũng chưa có phương tiện để nghiên cứu vật chất tiếp cận với độ không tuyệt đối nên Heli đã trở thành thần tượng của những nhà vật lí nhiệt độ thấp.

Trong vỏ trái đất, nguyên tố có nhiều nhất là Oxi. Kim loại có nhiều nhất là Nhôm. Theo những kết quả nghiên cứu mới đây thì nguyên tố có nhiều nhất trong vũ trụ là Hyđro.

Kim loại nhẹ nhất: là Liti. Mỗi cm3 kim loại này chỉ nặng 0,534g, nghĩa là nó nhẹ hơn nước.

Kim loại nặng nhất: là Osmi. Khối lượng riêng của nó là 22,48 g/cm3, nghĩa là nó nặng hơn gấp 42 lần so với Liti.

Kim loại mẫn cảm nhất với ánh sáng: là Cexi. Con người lợi dụng đặc tính này để làm các tế bào quang điện, thước ngắm quang học của súng bắn ban đêm, máy tiếp nhận vô tuyến truyền hình…

Kim loại chống gỉ tốt nhất:là Tali và Niobi. Nước vua (gồm 3 thể tích HCl đặc và 1 thể tích HNO 3đặc; còn gọi là nước cường toan) có thể hoà toan Platin và Vàng nhưng với Tali và Niobi thì chịu bó tay, chẳng làm gì nổi. Chính bởi bản lĩnh tuyệt diệu của hai kim loại này mà công nghiệp dùng chúng để làm các máy móc chịu axit.

Nguyên tố đắt nhất: không phải là Vàng hay Platin mà là Califoni thu được vào năm 1950 bằng phương pháp nhân tạo. Nguyên tố này được sắp xếp vào ô thứ 98 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nó có thể liên tục trong một năm phát sáng ra lượng lớn nơtron, giết chết các tế bào ác tính ở người và động vật. Người ta dùng Califoni trong phân tích hoạt hoá nơtron. Cho tới hiện nay toàn thế giới vẻn vẹn thu được 2 gam Califoni.

Trên thị trường quốc tế, mỗi gam Califoni có giá trị 10 triệu đô la Mỹ.

Còn những nguyên tố có những đặc tính tuyệt vời khác, chẳng hạn như nguyên tố Gecmani là vật liệu bán dẫn tốt, nhưng khi có chứa tạp chất thì lại mất dần tính bán dẫn. Chỉ khi người ta làm tinh khiết tới 99,9999% trở lên thì mới phát hiện ra đặc tính quý báu thực sự của nó.

Bên cạnh đó bạn có biết nhà khoa học nào tìm ra nhiều nguyên tố hoá học nhất hay không?

Đó là nhà khoa học Mỹ: Gelem Theodore Seaborg (sinh năm 1912, tại Ishpeming, Mỹ) ông đã góp công khám phá ra 10 nguyên tố hoá học:

  1. Plutonium (Pu) năm 1940.
  2. Nobelium (No) 1957.
  3. Curium (Cm) 1944
  4. Americium (Am) 1945
  5. Berkelium (Bk) 1949.
  6. Californium (Cf) 1955.
  7. Einsteinium (Es) 1962.
  8. Fermium (Fm) 1962.
  9. Medelevium (Md) 1965.
  10. Nguyên tố thứ 10 là nguyên tố mang tên ông: đó là nguyên tố thứ 106 Seaborgium.

Xem vậy mới biết rằng việc nghiên cứu tìm tòi các tính chất kỳ diệu của các nguyên tố và các hợp chất của chúng là không giới hạn. Rất nhiều kho báu hãy còn chờ con người lao tâm khổ luyện để khám phá.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.