Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/04/2008 19:27 (GMT+7)

“Nhờ” và “yêu cầu” trong tiếng Việt

1. Đặt vấn đề

Để thấy được hiệu lực ở lời, trước hết phải căn cứ vào các dấu hiệu hình thức của phát ngôn, sau nữa là căn cứ là ngữ cảnh. Một hành động ngôn ngữ, theo Searle, đưụơc nhận diện khi nó chứa một/ một vài dấu hiệu hình thức (IFIDs - illocutionary force indicating devices) sau đây: ngữ điệu; mối quan hệ giữa câu với ngữ cảnh; động từ ngôn hành; các kiểu kết cấu câu đặc trưng (như kết cấu câu cầu khiến, kết cấu câu nghi vấn…) các từ ngữ chuyên dùng (chẳng hạn các đại từ nghi vấn đánh dấu hành động nghi vấn, các từ hãy, đừng, chớ… đánh dấu hành động khuyến lệnh…) J. Lyons cũng từng khẳng định: “ngoài động từ ngôn hành, hiệu lực ở lời còn được đánh dấu bằng một tiểu từ tình thái đặc biệt, bằng một hình thức ngữ pháp đặc biệt, hoặc thậm chí bằng một kiểu ngữ điệu đặc biệt” (Lyons, 1995 tr 250).

Trong bài báo này, chúng tôi muốn xác lập một sự phân định hai hành động cùng nằm trong nhóm Khuyến lệnh (Directives), đó là “nhờ” và “yêu cầu” trong tiếng Việt. Chúng tôi tập trung làm rõ sự khác biệt của hai hành động ngôn từ này theo hai tiêu chí:

-         Tiêu chí về dấu hiệu ngôn hành.

-         Tiêu chí về các điều kiện hành động.

Riêng về dấu hiệu ngôn hành, trong khuôn khổ và điều kiện nhất định của bài viết này, chúng tôi xin không bàn đến ngữ điệu (vốn đòi hỏi những tư liệu thực nghiệm phức tạp).

2. Xác lập hành động “nhờ” và “yêu cầu” trong tiếng Việt

2.1 Đặc điểm chung

Nhờ và yêu cầu là hai hành động phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là hai hành động mà Anstin và Searle đều xếp vào nhóm khuyến lệnh (directives). Theo Searle, chúng cùng chung những đặc điểm sau:

- Đích ở lời: đặt Sp2 vào trách nhiệm thực hiện hành động tương lai.

- Hướng khớp ghép: Hiện thực - lời

- Trạng thái tâm lí: Sự mong muốn của Sp1.

- Nội dung mệnh đề: Hành động tương lai của Sp2.

Căn cứ vào lập thức của Searle, chúng tôi đối chiếu với tiếng Việt và nhận thấy hai hành động ngôn từ này có những đặc điểm hình thức chung như sau:

a. Đều có thể dùng động từ ngôn hànhđể tạo câu ngôn hành tường minh. Đây là cách dùng trực tiếp nhất. Hiệu lực ở lời được phô bày qua chính vị từ. Chẳng hạn:

(1) Nhờcậu bẩm quan cho tôi vào hầu! (Đồng hào có ma - Nguyễn Công Hoan)

(2) Nhưng có đi phải có lại, tôi yêu cầuông lấy danh dự lời hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp! (Vi hành - Nguyễn Ái Quốc).

Vị từ chính của câu đã gọi tên hành động (1) lừ nhờ, (2) là yêu cầu. Đây là những động từ được xếp vào lớp động từ ngôn hành, đúng hơn là những động từ có khả năng ngôn hành. Chúng chỉ có tư cách là dấu hiệu ngôn hành khi tuân thủ các điều kiện khắt khe, đó là – như Austin lí giải - phải được “dùng ở ngôi thứ nhất (người nói Sp1) thời hiện tại (hiện tại phát ngôn) thể (voice) chủ động và thức (mood) thực thi (indicative)” (Đỗ Hữu Châu, 2001, tr 98). Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, vì thế các động từ thuộc lớp động từ ngôn hành tiếng Việt không được phép đi kèm với các phụ từ hay tình thái từ chỉ thời gian như sẽ, đang, mới, vừa…những từ phủ định/ hàm ý phủ định như không, chưa, chẳng, toan, suýt, chút nữa thì… Những từ biểu thị dự định như định, tính… Những từ biểu thị sắc thái bị động như bị, được, những phó từ chỉ mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ.

Tuân thủ những điều kiện khắt khe này, một số động từ nói năng, hay được dùng theo nghĩa chuyển như một động từ nói năng - sẽ trở thành những “vị từ… mà ngay việc sử dụng nó cũng chính là cái hành động mà nó biểu hiện” (Cao Xuân Hạo, 1991, tr 124). Trong trường hợp này, do tính chất trực tiếp, hiển nhiên của nó, Sp2 khó có thể vô tình hay cố ý hiểu sai hành động ngôn ngữ mà Sp1 thực hiện.

b. Đều có sử dụng một số tiểu từ tình thái cuối câuđánh dấu lực ngôn trung. Chẳng hạn:

(3) Cậu gánh gỡ mình ít lúa nhé!

(4) Tắt chuông điện thoại đi!

Tiểu từ đi,mang đến cho câu sắc thái thúc giục. Sp1 mong muốn Sp2 ngay lập tức thực hiện hành động X, bởi Sp1 tin X là hoàn toàn đúng đắn và có tính thời sự, cho dù Sp2 không muốn thực hiện X, hay chưa quyết định có thực hiện X hay không. Thậm chí, tiểu từ này còn phát huy tác dụng ngay cả khi trước đó Sp2 đang thực hiện hành động X nào đó.

Tiểu từ nhécho thấy yêu cầu của Sp1 có vẻ mềm mỏng hơn. Sp1 mong muốn có sự đồng thuận của Sp2 trước khi Sp2 thực hiện X. Trong nhiều trường hợp, nhéđặt cuối câu cho thấy Sp1 buộc lòng phải để Sp2 thực hiện X bởi một lí do khách quan nào đó, chứ thực lòng Sp1 không mong muốn như vậy.

Những tiểu từ tình thái cuối câu như vậy biến lời nói của Sp1 thành một câu ngôn hành tường minh. Sp2 cũng khó lòng lảng tránh những hành động được đề cập đến trong phát ngôn.

c. Đều có thể có các cấu trúc đặc biệt đánh dấu hiệu lực cầu khiếnChẳng hạn

(5) Nói bé thôi kéo( Nếu không thì) người ta nghe thấy lại cười cho!

(6) Tôi đang mắc chút việc, cậu mang bản kế hoạch này lên nộp kéo thủ trưởng phê bình!

Khi dùng cấu trúc kéo/ nếu không thì… Sp1 viện ra một sự tình P gây bất lợi cho Sp2 (hoặc cho cả Sp1 và Sp2) nhằm thúc giục Sp2 nhanh chóng thực hiện hành động X để ngăn chặn P xẩy ra. Cấu trúc này là một trong những IFIDs khiến hiệu lực ở lời của câu được thể hiện ở dạng hiển ngôn.

Có thể thấy rằng so những đặc điểm chung được nêu trên đây, hành động “nhờ” và “yêu cầu” được xếp vào nhóm khuyến lệnh, và sản phẩm ngôn ngữ điển hình của chúng được các nhà ngữ pháp gọi chung là câu cầu khiến. Cho nên, lâu nay, người ta chỉ xem xét: (i) những đặc điểm của câu cầu khiến nói chung (với tư cách là một kiểu câu, đối lập với ba kiểu câu còn lại là trần thuật, nghi vấn và cảm thán); (ii) nhóm cầu khiến/ hay khuyến lệnh n ói chung (với tư cách là một trong năm nhóm hành động ngôn từ, theo cách phân loại của Austin và Searle) chứ ít quan tâm đến việc đối chiếu, xác lập những hành động cụ thể của nhóm này.

2.2 Nét cá biệt:

Vì cùng thuộc một nhóm hành động nên sự khác biệt của hai hành động này không thể hiện rõ nét. Điều đó khiến việc xác lập chúng không hề dễ dàng. Trên cơ sở những tư liệu thu được, chúng tôi thấy có thể nêu ra những nét khác biệt như sau:

a. Về điều kiện chuẩn bị của hành động (2).

- Cương vị của Sp1 và Sp2: khi thực hiện hành động ngôn ngữ, bao giờ Sp1 và Sp2 cũng phải ý thức được địa vị xã hội của mình và người đối thoại. Địa vị xã hội được xác lập do tuổi tác, chức quyền, nghề nghiệp, quan hệ thân tộc… Đối với người Việt, tuổi tác là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một người dù giữ chức vụ quyền xã hội cao đến đâu cũng luôn phải cư xử, nói năng cho lễ phép với người cao tuổi hơn mình nếu không muốn bị coi là thất lễ.

Khi yêu cầu người khác làm gì, Sp1 phải đặt mình ở vị thế cao hơn Sp2. Nếu Sp1 ở cương vị thấp, hành động yêu cầu của Sp1 bị coi là hỗn xược và dĩ nhiên, không bao giờ hành động này thành công. Sp1 có thể lấy tư cách cá nhân (xem (6)), cũng có thể đại diện cho một tập thể (xem 2, 4).

Ngược lại, khi nhờ, vị thế của Sp1 phải thấp hơn hoặc bằng Sp2. Cho dù địa vị xã hội của Sp1 cao đến mấy, lựa chọn cách nhờ, nghĩa là bằng cách này hay cách khác, Sp1 đã tôn Sp2 lên một bậc. Chẳng hạn, ông nói với cháu:

(7) Cháu lấy giúp ông chén nước!

Ai là người có thể làm giúp? Đó phải là người có lòng tốt. Quan trọng hơn, người đó phải có năng lực thực hiện X cao hơn Sp1 trong thời điểm hiện tại. Nhiều khi, Sp1 còn đề cao tầm quan trọng của Sp2 đến mức coi Sp2 là người duy nhất có khả năng thực hiện X (xem (9)). Còn Sp1 thì thành kẻ trông chờ vào sự giúp đỡ của Sp2 (Sp1 ở thế yếu). Khi nhờ, Sp1 thường lấy tư cách cá nhân, nên công việc X cũng mang tính cá nhân.

- Quyền từ chối của Sp2:

Khi được (bị) nhờ, Sp2 thường nể Sp1 mà nhận lời làm X. Nhưng đôi khi, Sp2 có thể viện vào khả năng hiện tại như điều kiện thời gian, năng lực, kinh tế… để từ chối. Nhìn cung khả năng từ chối của Sp2 là có, nhưng ít.

Khi bị yêu cầu, Sp2 bằng mọi cách phải thực hiện X, bởi Sp1 đã lấy quyền của kẻ bề trên mà buộc Sp2, không quan tâm đến khả năng hiện tại của Sp2. Chối bỏ yêu cầu của Sp1, Sp2 sẽ tự chuốc lấy rắc rối cho mình. Với hành động này, Sp2 không có quyền từ chối.

- Chiến lược hành động:

Khi nhờ, Sp1 tác động vào lòng tốt của Sp2, khiến Sp2 cảm thấy “bùi tai”. Nghĩa là Sp1 đã đánh vào mặt tình cảm của Sp2. Vì nể Sp1, Sp2 nhận lời và khi X phù hợp với khả năng của mình, Sp2 sẵn sàng thực hiện với thái độ vui vẻ.

Ngựơc lại, khi yêu cầu, Sp1 đánh vào lí trí của Sp2 bằng cách lấy uy của kẻ bề trên để sai khiến. Dù thấy khó chịu, nhưng Sp2 vẫn buộc phải thực hiện X, thậm chí còn phải hoàn tất X một cách nhanh chóng nhất.

- Người hưởng lợi:

Trong cả hai hành động này, Sp1 đều là người có lợi. Dĩ nhiên, lợi ích có thể trực tiếp thuộc về cá nhân Sp1 (trong hành động nhờ), cũng có thể thuộc về tập thể mà Sp1 đại diện. Ý thức được điều này, Sp1 chỉ quan tâm đến kết quả và thời gian nhanh nhất mà Sp2 có thể đáp ứng, không quan tâm đến việc Sp2 thực hiện X bằng cách nào.

Như vậy, có thể tóm tắt điều kiện thành công của hai hành động này như sau (hình 1).

b. Một số đặc điểm hình thức của phát ngôn “nhờ” và phát ngôn “yêu cầu”

b.1 Trong hành động nhờ, ta thường gặp các dấu hiệu sau:

- Sự xuất hiện của các động từ giúp, giùm, hộmột cách linh hoạt trong những câu có kết cấu cầu khiến, chẳng hạn:

(8)… anh đào giúp emmột cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (Dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài).

(8’)… anh giúp em đàomột cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(8’’) … anh đàomột cái ngách sang bên nhà anh giúp em,phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.
- Sự xuất hiện của ĐTNH trong cấu trúc trăm sự nhờ … (thực hiện X).

(9) Trăm sự nhờbác bảo ban cháu nó giúp vợ chồng em!

b.2 Trong hành động yêu cầu, thường gặp nhất là thành phần thôi thúc ngay, ngay lập tức...trong các cấu trúc:

- Yêu xầu Sp2 thực hiện X ngay!

- Hãy X ngay lập tức (cho Sp1).

(10) Gọi mấy thằng phu đào ngaycho tao một cái hố trước cái điếm này! (Vỡ đê – Vũ Trọng Phụng).

Ngoài ra, cấu trúc câu cầu khiến chỉ có vị từ cũng dễ được Sp2 hiểu là hành động yêu cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ranh giới giữa hành động yêu cầu và ra lệnh tỏ ra mờ nhạt. Cần thận trọng khi phân biệt bản chất của chúng.

Như vậy, xét về hình thức, hành động nhờ luôn có các dấu hiệu tỏ rõ sự trông đợi của Sp1 vào lòng tốt của Sp2, trong khi hành động yêu cầu luôn có các dấu hiệu làm tăng tính cưỡng ép, bắt buộc. Đó là những IFIDs tiếng Việt đánh dấu hiệu lực ở lời của chúng, giúp phân biệt chúng với nhau.

Cho nên, tuy đều là những hành động thuộc nhóm khuyến lệnh, nhưng về thực chất, đây là hai hành động ngôn từ khác hẳn nhau. Có điều trong thực tế, biểu hiện của hai hành động này rất đa dạng, đôi khi dễ gây nhầm lẫn. Chẳng hạn, trường hợp hai loại hành động này dùng chung một số dấu hiệu ngôn hành:

(11) Chú làm gấp bảng lương tháng 3 giúp cháu nhé!

(12) Tránh ra cho tôi nhờ!

Căn cứ vào dấu hiệu giúp, nhờ, người ta cho rằng đây là hành động nhờ. Thực tế cho thấy, ở (11), khi muốn Sp2 thực hiện hành động X có lợi cho tập thể, và thừa biết Sp2 không có khả năng từ chối, Sp1 (ở quyền hạn xã hội cao hơn) hoàn toàn có thể yêu cầu. Song như đã nói, với người Việt, để tỏ ra tôn kính Sp2 ở bậc cha chú,Sp1 thường mượn hình thức nhờ nhằm làm giảm tính cưỡng chế, giảm tính xâm phạm thể diện. Đó là sự khéo léo của những người trẻ tuổi đứng đầu một tổ chức nào đó.

Với (12), tình hình lại khác. Dùng cấu trúc “X cho Sp1 nhờ”, Sp1 cho thấy mình đang cố gắng nén sự khó chịu trước một khiếm khuyết nào đó của Sp2, nghĩa là Sp2 ở thế yếu hơn Sp1. Thêm nữa, khả năng từ chối của Sp2 vô cùng ít; Sp1 dùng lí trí tác động vào lí trí của Sp2, đặc biệt nhấn mạnh vào tốc độ của hành động vì cho rằng mình sẽ bất lợi nếu Sp2 không thực hiện X ngay tức khắc.

Trên đây là những kết quả bước đầu trong quá trình xác lập các hành động ngôn ngữ thuộc cùng một nhóm. Chắc chắn sẽ còn những dấu hiệu hình thức khác thể hiện hai hành động này mà chúng tôi chưa có điều kiện nêu ra. Việc nghiên cứu các hành động của nhóm nhằm nhận diện và phân biệt chúng hứa hẹn rất nhiều lí giải thú vị, góp phần từng bước xây dựng hoàn thiện và sâu sắc lí thuyết về các hành động ngôn từ nói chung.

Tài liệu tham khảo

(1)    Austin J.L - How to do things with words, Cambridgem Haward University Press, 1962.

(2)    Anna Wiezbicka - English speech act verbs, Academic Press Australia, 1987.

(3)    Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH TP HCM, 1991.

(4)    Đỗ Hữu Châu - Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, GD 2001.

(5)    LyonsJ.L – Linguistic Semanticts, Cambridge University Press 1995.

Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, 4 - 2007, tr 5

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được thành lập ngay sau giải phóng năm 1975. Trong suốt 50 năm qua, Hội đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động tư vấn chính sách đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây nhất là phản biện trong góp ý văn kiện Đại hội XIII và XIV của Đảng, các đề án tăng trưởng xanh, đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng và dự thảo nhiều chính sách kinh tế quan trọng...
Lãnh đạo VUSTA tham dự Hội nghị IAS 2025
Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch VUSTA, Giám đốc Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS 2025 (Hội nghị IAS 2025) tại Rwanda từ ngày 12/7 đến ngày 17/7/2025.
Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.