‘Nhà sân vườn’ một lợi thế khí trường
“Nhà sân vườn” là một ngôi nhà được xây dựng một cách độc lập trên một cuộc đất rộng. Ngôi nhà phải được thông thoáng bốn bề trên một khoảng sân. Những ngôi nhà này còn được gọi là vi-la, biệt thự, gia trang… và chúng còn được gọi một cách chung chung là “Nhà sân vườn”. Nếu xét về mặt môi trường thì “Nhà sân vườn” có nhiều lợi thế hơn các loại nhà khác như thoáng khí, mát mẻ, rộng rãi. Còn xét về mặt sinh hoạt thường ngày thì loại nhà này có ưu điểm là cách biệt, và không bị va chạm phiền phức với những nhà chung quanh. Và dĩ nhiên, nếu đứng về mặt phong thuỷ thì “Nhà sân vườn cũng có nhiều lợi thế về khí trường; như bốn hướng luôn luôn nhận được đầy đủ Ngũ Hành khí do khoảng sân rộng chung quanh; có thể mở thêm được cửa sổ và cửa ra vào theo thuật phong thuỷ, mà không bị hạn chế do vách tường của những nhà lân cận. Mặt khác về kiến trúc thì loại nhà này vẫn có thể nhận được đầy đủ không khí và ánh sáng.
Tuy nhiên, nếu đứng về mặt khí trường thì vấn đề lại không đơn giản. Vì, căn nhà nào cũng luôn có những hiện tượng “suy khí” và “vượng khí”, là những vấn đề cần phải giải quyết. Hiệu quả khí trường trong những ngôi nhà liền vách thì thường chậm hơn “Nhà sân vườn”, cho dù tốt hay xấu. Và tác động khí trường sẽ mạnh hơn nơi nào có nhiều người qua lại. Tác động này mạnh nhất nơi có “khẩu khí”, chính là cửa ra vào.
Xét về mặt tâm lý hầu hết chủ nhân của “Nhà sân vườn” đều muốn làm thêm cửa bên hông hoặc cửa sau. Điều này cũng rất tự nhiên trong sinh hoạt thường ngày, vì người trong nhà sẽ dễ dàng di chuyển theo ý muốn từ trong ra ngoài và ngược lại. Nhưng nếu chủ nhà mở thêm cửa ngay vào vị trí “suy khí” hay “vượng khí”, thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người nhà, tuỳ theo tuổi tác và phương hướng vị trí của “khẩu khí”. Vì thế ngoài cửa chính dẫn vào nhà, nếu muốn mở thêm cửa khác, thì bạn cũng nên hết sức cẩn thận.
Trong 24 hướng nhà của thuật phong thuỷ hiện nay dành cho “Nhà sân vườn” thì có 17 hướng nhà bạn chỉ có thể mở thêm được một cửa sau hoặc một cửa bên hông. Còn lại 05 hướng nhà bạn có thể mở được 02 cửa cùng một lúc, hoặc bạn có thể chọn một trong hai vị trí này để trổ thêm cửa. Chỉ có 02 hướng nhà đặc biệt hơn, khi muốn mở thêm cửa, bạn phải áp dụng phương cách riêng, thì mới có thể ổn định được khí trường. Sau đây tôi xin phép tuần tự giới thiệu cùng các bạn những thông tin này.
“Nhà sân vườn” chỉ có một vị trí để mở thêm cửa:
- Nhà quay về hướng Chính Tây lệch trái (hướng Canh), hướng Tây Bắc (hướng Càn), và hướng Tây Bắc lệch phải (hướng Hợi) nên mở thêm cửa tại hướng Đông Nam .
- Nhà quay về hướng Đông Bắc lệch trái (hướng Sửu), hướng Đông Bắc (hướng Cấn), và hướng Chính Đông lệch trái (hướng Giáp), nên mở thêm cửa tại hướng Chính Tây.
- Nhà quay về hướng Đông Namlệch trái (hướng Thìn), hướng Đông Nam(hướng Khôn), và hướng Đông Nam lệch phải (hướng Tị), nên mở thêm cửa tại hướng Chính Bắc.
- Nhà quay về hướng Tây Nam lệch trái (hướng Mùi), hướng Chính Tây (hướng Hậu), và hướng Chính Tây lệch phải (hướng Thân), nên mở thêm cửa tại hướng Đông Bắc.
- Nhà quay về hướng Chính Nam lệch trái (hướng Bính), nên mở thêm cửa tại hướng Tây Bắc.
- Nhà quay về hướng Tây Nam(hướng Tốn) và hướng Tây Nam lệch phải (hướng Thân), nên mở thêm cửa tại hướng Chính Đông.
- Nhà quay về hướng Tây Bắc lệch trái (hướng Tuất), nên mở thêm cửa tại hướng Chính Nam .
“Nhà sân vườn” có hai vị trí để mở thêm cửa:
- Nhà quay về hướng Chính Nam(hướng Ngọ), hướng Chính Nam lệch phải (hướng Đinh), nên mở thêm cửa tại hướng Chính Bắc và hướng Đông Bắc.
- Nhà quay về hướng Chính Bắc lệch trái (hướng Nhâm), nên mở thêm hai cửa tại hướng Đông Namvà hướng Tây Nam .
- Nhà quay về hướng Chính Đông (hướng Mão) và hướng Chính Đông lệch phải (hướng Ất), nên mở thêm cửa tại hướng Tây Nam và hướng Tây Bắc.
Riêng nhà quay về hướng Chính Bắc (hướng Tị) và hướng Chính Bắc lệch phải (hướng Quí) là những hướng nhà thiếu cung “Bình khí” rất khác biệt với những hướng nhà nêu trên. Bạn nên chia chiều dài căn nhà ra làm ba phần. Hai phần ba chiều dài tính từ sau nhà trở lên, bạn nên trổ một cửa sổ dọc theo tường phía bên trái hết chiều dài này. Còn nếu thích làm thêm cửa ra vào, thì khung cửa này phải có vị trí ngay chính giữa hướng Tây Nam và hướng Chính Tây.
“Nhà sân vườn” tuy có nhiều ưu điểm hơn hẳn các loại nhà khác về nhiều mặt, nhưng bạn cũng nên “Cẩn tắc vô ưu”(lo liệu trước để không phải gặp phiền phức về sau ). Việc cân bằng khí trường trong thuật phong thuỷ hiện đại cho rằng: “Bất sau, bất vượng tại vị khẩu khí tạo an cư”(không may, không vượng khí nơi vị trí cửa ra vào thì sẽ sống yên ổn).
Nguồn: Kinh tế nông thôn cuối tuần, số 39 (111)