Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 31/07/2014 21:16 (GMT+7)

Nhà khoa học - Sứ giả hòa bình

  Theo lời mời của những người bạn cũng là những nhà khoa học mà ông đã từng có dịp trao đổi về mặt khoa học trước đó, GS Tôn Thất Tùng đã có một chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ diễn ra từ ngày 5-4 đến 11-5-1979. Trong chuyến đi này, ông đã đến thăm một số trường đại học ở các thành phố: New York, Yale, Boston, Amsherst, Chicago, Philadelphia, Madison, Minneapolis, Rochester, Eugene, Portland, Los Angeles, San Francisco và Washington. Đến đâu, ông cũng được tiếp đón rất nhiệt tình, chu đáo, được bố trí ở lại nhà riêng của những người bạn là các giáo sư, bác sĩ và qua đó ông đã có dịp hiểu hơn về họ, lắng nghe suy nghĩ của họ đối với nhân dân Việt Nam. 

Tình hình Việt Nam hiện nay và dư luận Mỹ; Vấn đề y tế Việt Nam đối với dư luận Mỹ; Khoa học Việt Nam đối với Mỹ; Vấn đề di cư và dư luận Mỹ; Vấn đề Campuchia, Trung Quốc và dư luận Mỹ là bốn vấn đề mà GS Tôn Thất Tùng quan tâm tìm hiểu và tổng kết trong chuyến đi của mình.

Trong cuốn nhật ký ghi lại hành trình chuyến đi, nhiều lần GS Tôn Thất Tùng đặt quyết tâm: “phải cố gắng làm cho được vì nước nhà…” [1] . Có lẽ điều ông muốn và cố gắng thực hiện ở đây là mở ra một mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, y tế… giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, đồng thời làm cho các nhà khoa học, nhân dân Mỹ hiểu hơn về nhân dân Việt Nam. Vì thế, trong nhiều buổi nói chuyện, các cụm từ: tương lai, hữu nghị, hợp tác, triển vọng… luôn được ông nhắc nhiều. Ắt hẳn đó không phải là vô cớ bởi nó được xuất phát từ thâm tâm của ông - một nhà khoa học luôn sống, làm việc vì nước,, vì dân... Mỗi trang nhật ký ghi lại những cảm nghĩ, những trải nghiệm của ông: “Ở mỗi bang, chúng tôi khi nào cũng dành một buổi tối sinh hoạt với quần chúng… Thái độ của tôi là trình bầy theo nhận thức của mình các sự việc đã qua, rất khiêm tốn và rõ ràng, dù câu hỏi có khi có thể xúc động mình. Kết quả là người dân đến nghe nói chuyện đều tỏ ra thông cảm với nhân dân chúng ta phải đối phó chống lại một tình hình hết sức phức tạp” [2] .

Trong bài phát biểu của mình, GS Tôn Thất Tùng đã trình bày hai vấn đề chính: Bày tỏ suy nghĩ của mình trong hợp tác khoa học giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ; Thể hiện tinh thần dân tộc Việt Nam sẵn sàng đứng dậy chống trả các thế lực thù địch nếu chủ quyền của Tổ quốc bị xâm phạm.

GS Tôn Thất Tùng (bên phải) chụp ảnh cùng những người bạn Mỹ khi sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, 4-1979.

Và Giáo sư Tôn Thất Tùng không quên nhắc đến những "người bạn Mỹ chiến đấu cũ", những người đã từng sát cánh, ủng hộ nhân dân Việt Nam trong những năm chiến tranh, qua đó ông cũng mong muốn họ sẽ là cầu nối để nhân dân Mỹ hiểu rõ tinh thần của nhân dân Việt Nam, những người sẵn sàng hợp tác và là bạn với mọi quốc gia, nhưng cũng sẵn sàng đứng dậy để chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc mình. “Dân tộc Việt Nam là những người đã đấu tranh gian khổ cho độc lập đất nước, đã giành độc lập lại với một cái giá vô cùng to lớn, không bao giờ lại muốn phạm vào độc lập của một nước khác. Chúng tôi chỉ biết đánh trả lại những cuộc xâm lăng của các nước khác, và chỉ muốn xây dựng lại tình bạn chiến đấu từ lâu đời giữa các dân tộc. Các bạn nên nhận rõ, từ nghìn năm đến nay đất nước chúng tôi là một thành lũy ngăn chặn sự tràn chiếm của những lực lượng hùng mạnh từ miền Bắc xuống…”[4] - GS Tôn Thất Tùng nhấn mạnh.

Cuối cùng, GS Tôn Thất Tùng bày tỏ mong muốn về mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ: “Chúng tôi đã tìm thấy trên đất Hoa Kỳ hùng mạnh này, một tấm lòng mến khách, cởi mở và một cố gắng hiểu biết tình hình nước tôi qua những xuyên tạc của những người muốn thay đổi lịch sử theo ý đồ của mình. Chúng tôi hiện nay đã cố gắng xây dựng một quan hệ mật thiết giữa những nhà khoa học của chúng ta. Và mong rằng từ đây chúng ta sẽ thấy nhiều chuyên gia Mỹ qua thăm đất nước chúng tôi cũng như những anh em khoa học chúng tôi đến học tập trong các phòng thí nghiệm và trong các trường đại học Mỹ, để xây dựng một tình bạn gắn bó giữa hai dân tộc chúng ta…” [5] .

Năm 1979, ở thời điểm khi Việt Nam đang trong quá trình hàn gắn những vết thương chiến tranh, tái thiết đất nước vừa mới giành được độc lập còn đang trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn đủ bề thì những hành động, những lời phát biểu của GS Tôn Thất Tùng trên đất nước Hoa Kỳ có một ý nghĩa quan trọng. Chuyến đi và những bài phát biểu trên đất Mỹ của ông đã góp phần tích cực mở ra những mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học giữa hai nước, đồng thời làm cho người dân Mỹ hiểu hơn về thiện chí của nhân dân Việt Nam và ở khía cạnh khác, ông như một sứ giả hòa bình, người đem đến cho nhân dân, bạn bè Hoa Kỳ những hình ảnh tốt đẹp, về lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. 

Tài liệu tham khảo:

1. Nhật ký GS Tôn Thất Tùng viết trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, 4-1979.

2. Bản đánh máy: “Nước Mỹ mà ta chưa biết” do GS Tôn Thất Tùng viết sau chuyến đi, 1979.

3. Đường vào khoa học của tôi. H- Kim Đồng, 2003.

4. Bài phát biểu của GS Tôn Thất Tùng trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, 4-1979                                                                                                                                                                       

[1]Trích nhật ký chuyến đi Mỹ của GS Tôn Thất Tùng, 4-1979. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[2]Trích trong bản đánh máy: “Nước Mỹ mà ta chưa biết” do GS Tôn Thất Tùng viết sau chuyến đi, 1979, tr.3. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[3]Bài phát biểu của GS Tôn Thất Tùng trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, 4-1979. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[4]Như trên.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.