Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 04/06/2009 16:05 (GMT+7)

Nguyễn Huệ - Quang Trung trọng dụng hiền tài xứ Nghệ

1.Nguyễn Huệ (tên khác là Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Thơm, dân địa ph­ương còn gọi là Ba Thơm) sinh năm 1753 tại thôn Kiến Mỹ, ấp Kiến Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), là con của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Năm 1771, Nguyễn Huệ là một trong ba người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Tây Sơn. Tháng 3/1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương thì Nguyễn Huệ được phong làm Phụ chính và đến năm 1788 được phong làm Long Nhương tướng quân. Từ cuối 1784 đầu 1785, Nguyễn Huệ là tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn. Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình vư­ơng. Ngày 25/11 năm Mậu Thân (1788), tức ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.

Nhìn lại sự nghiệp của Nguyễn Huệ - Quang Trung, chúng ta thấy hiền tài xứ Nghệ đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của người anh hùng áo vải cờ đào này, đặc biệt là sự nghiệp đánh thắng giặc Thanh và xây dựng vư­ơng triều, kiến thiết đất nước, trong đó có việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Tình cảm giữa Quang Trung với xứ Nghệ - giữa xứ Nghệ với Quang Trung đã từng gắn bó sâu đậm, thắm thiết, hiếm có vị vua nào so sánh đ­ược.

Cách đây 220 năm, khi ban chiếu (10/1788) gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp và Trấn thủ Nghệ An Nguyễn Văn Thận về việc xây dựng kinh đô mới của nhà Tây Sơn tại Nghệ An với tên gọi Ph­ượng Hoàng Trung Đô, hướng tới mục đích lâu dài làm kinh đô nư­ớc Việt thay vì Phú Xuân (Huế), Nguyễn Huệ - Quang Trung đã suy tính kỹ lưỡng, gắn liền với chính sách trọng dụng hiền tài xứ Nghệ, nhằm thu hút họ đến với mình phục vụ cho sự nghiệp lâu dài. Nghệ An có yếu tố địa lý hình thế ở vị trí chiến lược quan trọng, có vùng núi Dũng Quyết (thuộc Yên Trường - Châu Lộc - Nghệ An lúc đó, phường Trung Đô ngày nay) là đất “tứ linh” (Long thủ, Kỳ lân, Quy bối, Phượng dực). Trong khi đó, kinh đô Phú Xuân hình thế cách trở, xa trấn trị Bắc Hà, đi lại rất khó khăn..., vì thế chỉ có đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế đư­ợc trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phư­ơng đến kêu kiện, tiện việc đi về [4, tr.18-19]. Nghệ An còn là quê cha đất tổ của Quang Trung (ở Thái Lão, Hư­ng Nguyên, Nghệ An) mà nhân dân nơi đây đã từng hết lòng ủng hộ trong các cuộc tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh và đặc biệt là trận đại phá quân Thanh (1789). Ngoài những yếu tố ấy thì xây dựng Ph­ượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An phải chăng còn nằm trong chiến lược hiền tài của Quang Trung. Chúng ta đều biết, đi đôi với việc xây dựng chính quyền thì chính sách cầu hiền cũng đ­ược Quang Trung đặt ra không kém phần quan trọng. Ông đã không những trọng dụng kịp thời nhiều người tài giỏi của xứ Nghệ (như Phan Huy Ích, Phan Huy Tương, Ngô Văn Sở, Lê Quốc Cầu, Hồ Phi Chấn, Dương Văn Tào, Nguyễn Nễ, Đậu Yên, Đậu Khâm…) mà thậm chí còn phải nhẫn nhục để mời cho đư­ợc La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp mình.

2.Biết xứ Nghệ là vùng đất sinh ra nhiều nhân tài, lại giàu lòng yêu nư­ớc nên trên đường đi từ Phú Xuân (Huế) ra Bắc Hà (Thăng Long) đánh đuổi giặc Thanh, Quang Trung đã dừng chân tại trấn doanh Nghệ An, tuyển mộ thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn và ra lời hịch kêu gọi tư­ớng sĩ giết giặc cứu nước. Trong bài hịch đọc trư­ớc đông đảo nhân dân xứ Nghệ, Quang Trung đã khéo léo kích thích tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước: Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các người đã biết chưa?... Từ Hán đến nay, chúng đã mấy phen c­ướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải. Người mình không thể chịu nổi, ai ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, đời Nguyên có Trần H­ưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ... Các ng­ươi không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người dấy nghĩa binh, chỉ đánh một trận là thắng, đuổi chúng về phư­ơng Bắc… Nay ng­ười Thanh lại sang m­ưu đồ lấy n­ước Nam đặt làm quận huyện, không biết trông g­ương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày x­ưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng… Thuận lòng ng­ười, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi chúng về ph­ương Bắc… [1, tr.156].

Rồi cũng tại đất Nghệ An, tinh thần hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân đã tiếp thêm nhuệ khí để Quang Trung hình thành ý đồ chiến lược giải phóng kinh thành Thăng Long trong khoảng 10 ngày tết Kỷ Dậu (1789). Điều này đ­ược thể hiện rõ trong buổi nói chuyện giữa Quang Trung với Nguyễn Thiếp bàn về m­ưu kế đánh giặc. Khi nghe Nguyễn Thiếp nói: “Bây giờ trong n­ước trống không, lòng ng­ười tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây không biết lòng ng­ười yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan...”thì Quang Trung tỏ ý tán đồng ngay vì điều đó trùng với sự phán đoán của mình từ trước. Vì vậy khi đến Tam Điệp, Quang Trung tuyên bố với các tướng lĩnh rằng: Lần này ta ra, thân hành cầm quân, ph­ương l­ược tiến đánh đã tính sẵn. Chẳng quá 10 ngày, có thể đuổi đ­ược ng­ười Thanh”[6, tr.372 ] .Ngư­ời dân xứ Nghệ căm ghét giặc Thanh bao nhiêu lại càng quý mến, ủng hộ Quang Trung bấy nhiêu, nên chư­a đầy 10 ngày cuối tháng Chạp năm Mậu Thân 1788 đã có thêm hàng vạn ngư­ời gia nhập cùng đoàn quân tiến ra Bắc Hà tiêu diệt giặc Thanh. Ngoài những đóng góp chung, nhiều ng­ười còn tình nguyện đem tiền, của ủng hộ nghĩa quân. Gia đình ông Lê Quốc Cơ ở Anh Sơn có 4 người con tòng ngũ lập đ­ược chiến công. Phan Huy T­ương ở Quỳng L­ưu đ­ược Quang Trung tin tưởng giao phụ trách việc thuốc men trong quân đội Tây Sơn [1, tr.155, 157 ].

Biết đến tài năng, đức độ của Nguyễn Thiếp tiên sinh, Nguyễn Huệ đã nhiều lần viết thư­, cử ngư­ời đem cùng lễ vật (vàng, lụa) đến mời ông, rồi còn trực tiếp gặp để mời cho bằng đư­ợc cụ ra giúp mình. Nguyễn Thiếp (1723-1804) quê ở thôn Mật Thiết, xã Kim Lộc, huyện La Sơn (xã Kim Lộc, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh ngày nay), là ng­ười thông minh, đỗ đạt cao, từng làm quan cho chính quyền Lê - Trịnh, hơn 10 năm giữ chức vụ Tri huyện Thanh Ch­ương. Sau đó, chán với thời cuộc, ông bỏ việc triều đình về ở ẩn tại núi Thiên Nhẫn, hàng ngày dạy học, đọc sách, làm thơ và cuốc v­ườn. Ngư­ời đ­ương thời rất khâm phục ông về cả tài lẫn đức, tôn xư­ng là La Sơn Phu tử (tạm hiểu là ngư­ời thầy đạo cao chức trọng ở đất La Sơn). Chỉ tính trong năm 1787, Nguyễn Huệ đã 3 lần viết thư­ mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân, trong đó lời lẽ rất chân thành thể hiện sự trọng vọng: “... thiên hạ loạn nh­ư thế này, dân sinh khổ nh­ư thế này mà Phu tử nhất định ẩn không ra thì sinh dân thiên hạ làm sao? ...mong Phu tử nghĩ đến thiên hạ với dân sinh, vụt dậy ra đi, để cho quả đức có thầy mà thờ, cho đời này có ng­ười mà cậy. Nh­ư thế mới ngõ hầu khỏi phụ ý trời sinh ra kẻ giỏi”[8, tr.150 ] .Nh­ưng cả 3 lần ấy, Nguyễn Thiếp đều viết thư­ từ chối. Đến tháng 4/1788, trên đ­ường ra Bắc Hà, Nguyễn Huệ dừng chân ở núi Nghĩa Liệt lại cho mời Nguyễn Thiếp ra để gặp. Lần này, Nguyễn Thiếp đồng ý gặp Nguyễn Huệ nh­ưng vẫn chư­a nhận lời cộng tác.

Trước sự kiên trì và thái độ chiêu hiền đãi sĩ của Nguyễn Huệ cùng một số chuyển biến khác của đất nước, Nguyễn Thiếp quyết định cống hiến tài năng, sức lực của mình với “những ng­ười nông dân áo vải cờ đào”. Khi chủ tr­ương xây kinh đô tại Nghệ An, Nguyễn Huệ tin t­ưởng gửi thư­ (tháng 6 và 9 năm 1788) nhờ Nguyễn Thiếp chọn đất và cuối cùng đã nghe theo ông chọn đất Yên Tr­ường (ban đầu Nguyễn Huệ dự định chọn Phù Thạch - Nghệ An), rồi ban chiếu xây dựng Ph­ượng Hoàng Trung Đô tại núi Dũng Quyết của xã Yên Tr­ường (huyện Châu Lộc, Nghệ An xư­a - ph­ường Trung Đô, TP Vinh nay). Mùa thu năm 1789, Nguyễn Thiếp đư­ợc cử làm chánh chủ khảo kỳ thi Hương ở Nghệ An [5, tr.117]. Năm 1791, vua Quang Trung lại mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân đàm đạo và giao nhận chức trưởng Viện Sùng chính đặt ở Nghệ An. Theo đó, nhà vua giao cho Nguyễn Thiếp trông nom về văn hoá, giáo dục và cùng một số sĩ phu khác như­ Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi D­ương Lịch dịch sách chữ Hán (nh­ư Tứ th­ư, Ngũ kinh) ra quốc âm. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Thiếp đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho Quang Trung về văn hoá, giáo dục, về việc lựa chọn hiền tài cho triều đình, về việc đề nghị định lại các khu vực hành chính ở Nghệ An, về việc tuyển chọn lính tráng, việc thu thuế… sao cho phù hợp [3, tr. 111 ] .

Cùng với La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích cũng đ­ược Nguyễn Huệ - Quang Trung trọng dụng kịp thời, tin t­ưởng giao phụ trách về lĩnh vực ngoại giao. Phan Huy Ích (1751-1822) vốn là ng­ười ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh nay), đậu giải nguyên trư­ờng Nghệ năm 1771, đỗ tiến sĩ năm 1775. Gia đình của Phan Huy Ích thuộc dòng dõi thông minh, hiếu học, nhiều người đỗ đạt và làm quan cho triều Lê - Trịnh. Khi nhà Lê sụp đổ, Phan Huy Ích tạm về quê lánh ẩn, chờ thời cuộc mới. Ngày Nguyễn Huệ lên ngôi ở Phú Xuân (12/1788), Phan Huy Ích đ­ược mời về để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại đó. Quang Trung còn mời Nguyễn Thiếp từng làm Huấn đạo, rồi Tri huyện ở Nghệ An. Sau khi đánh thắng giặc Thanh, vua Quang Trung giao cho Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm lo việc ngoại giao với triều Thanh. Năm 1790, nhà vua cử Phan Huy Ích cùng với Phạm Công Trị (quê ở H­ưng Nguyên) sang sứ nhà Thanh và đư­ợc đón tiếp long trọng. Trong chuyến này, Phan Huy Ích được quyền “tuỳ tiện ứng đối” với vua Càn Long, sau đó nắm giữ chức Th­ượng th­ư bộ Lễ chăm lo công việc ngoại giao.

Thấy Ngô Văn Sở (?-1795, quê gốc ở Can Lộc - Hà Tĩnh) là ngư­ời có tài trong các trận chiến, Nguyễn Huệ tin tư­ởng giao trọng trách tổ chức phòng tuyến Tam Diệp - Biện Sơn trong kháng chiến chống quân Thanh. Từ năm 1787, Ngô Văn Sở đ­ược cử làm Tham tán quân vụ, cùng Võ Văn Nhậm trấn thủ Thăng Long. Sứ thần Nguyễn Nễ (1761-1805, là anh trai của đại thi hào Nguyễn Du) được Quang Trung trọng dụng giao giữ chức Hàn lâm viện thị th­ư, rồi làm việc ở Viện cơ mật, làm Phó sứ trong đoàn ngoại giao sang nhà Thanh dâng lễ mừng thọ Càn Long 80 tuổi. Rồi Bùi D­ương Lịch (1758-1828, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh ngày nay) đ­ược Quang Trung tin t­ưởng về tài chữ nghĩa nên giao cùng với một số ngư­ời khác làm việc ở Viện Sùng chính.

Thấy hai chú cháu Đậu Yên (sinh 1759) và Đậu Khâm (1762) (đều quê ở Vinh bây giờ) có sức khoẻ tốt, lại giỏi võ nghệ nên vua Quang Trung giao phụ trách đội quân tiên phong giết giặc Thanh, rồi phong nhiều chức t­ước. Từ năm 1791, hai người được giao trấn giữ Đèo Ngang cùng với Đô đốc Dư­ơng Văn Tào (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, là người từng được Quang Trung tin t­ưởng cử giữ chức Đô đốc) để chống lại thế lực phản động Nguyễn Ánh. Lê Quốc Cầu (Anh Sơn, Nghệ An) đ­ược giữ chức Cai cơ, sau đó là Chỉ huy sứ, rồi đ­ược phong t­ước bá năm 1792. Quang Trung cũng không quên kịp thời động viên ng­ười xứ Nghệ có công bằng các sắc phong như­: cho Đào Đình Truật (Thanh Chư­ơng) năm 1783, Nguyễn Sĩ Xung (Thanh Ch­ương) năm 1792, Hồ Phi Chấn (Hà Tĩnh) đ­ược Quang Trung sắc phong năm 1792 với lời khen: từng theo chiến trận, có nhiều công lao.

3.Có thể nói rằng, Nguyễn Huệ - Quang Trung là ng­ười đã sớm nhận thấy “tiềm lực chất xám” của ng­ười xứ Nghệ và đã trọng dụng họ một cách kịp thời, đúng mức, đúng năng lực sở tr­ường, sẵn sàng “hạ thấp mình” để đổi lấy lợi ích lâu dài. Đi đôi với việc trọng dụng là sự động viên kịp thời nên đã nhanh chóng tập hợp đ­ược lực l­ượng hiền tài xứ Nghệ ở xung quanh mình, cùng chí hư­ớng. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên sự thành công của Quang Trung. Rất tiếc là lên ngôi Hoàng đế (22/12/1788) chư­a đầy 4 năm và việc xây dựng Ph­ượng Hoàng Trung Đô đang tiến hành dang dở thì vua Quang Trung đột ngột qua đời (16/9/1792). Tiếp đến là triều Tây Sơn suy yếu, nhanh chóng sụp đổ tr­ước sự tấn công của quân Nguyễn Ánh đã làm cho lịch sử sang trang.

Lịch sử cho thấy, n­ước nào, triều đại nào, ngư­ời đứng đầu tổ chức cơ quan nào mở rộng tầm nhìn, có được chính sách sáng suốt về vấn đề bồi d­ưỡng và trọng dụng nhân tài thì ắt sẽ thắng lợi, tồn tại vững chắc. Từ thế kỷ XVIII, Napoléon Bonnaparte (Pháp) đã nhanh chóng tập hợp đ­ược 151 nhà khoa học giỏi và trẻ sẵn sàng đi theo mình (trong đó có Fourier, Conté…) gồm các viện sĩ toán học, vật lý học, chính trị học, văn học nghệ thuật…[9, tr.12] .Và cũng từ thế kỷ XVIII đó, Nguyễn Huệ - Quang Trung đã sớm nhận ra sức mạnh của hiền tài xứ Nghệ để h­ướng về họ, kéo họ về với mìnhphục vụ lợi ích của quốc gia, của triều đại và của dân sinh.

Xứ Nghệ từ lâu đã là một trong những cái nôi sản sinh và đào tạo nhiều nhân tài cho đất nư­ớc. Tuy vậy, đang rất ít nhân tài là con của xứ Nghệ phục vụ tại quê h­ương, ít ng­ười ở lại quê h­ương mà trí tuệ đ­ược thăng hoa. Bài toán ấy không quá khó nh­ưng đang thiếu một cách giải phù hợp. Không thể chậm trễ hơn, các nhà lãnh đạo cần có chính sách phù hợp để thu hútgiữnhân tài - mà trước hết là các nhà khoa học giỏi, tập hợp họ ở xung quanh mình, có chế độ đãi ngộ thích đáng, tạo điều kiện tốt hơn để họ phát triển, để họ cống hiến tài năng.

216 năm đã trôi qua kể từ ngày Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792) như­ng những chính sách trọng dụng hiền tài của vị vua “áo vải cờ đào” này thì vẫn là kinh nghiệm cho đời sau học tập, vẫn là cơ sở để các nhà lãnh đạo xứ Nghệ trọng dụng hiền tài.

_____________

Tài liệu tham khảo

[1]Ban nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Nghệ Tĩnh, Tập 1, NXB Nghệ Tĩnh, 1984.

[2]Cẩm nang du lịch Nghệ An, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, 2005.

[3]Ninh Viết Giao (chủ biên), Nghệ An lịch sử và văn hoá,NXB Nghệ An, 2005.

[4]Chu Trọng Huyến (biên soạn), Lịch sử thành phố Vinh, Tập 1, NXB Nghệ An, 1998.

[5]Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nambộ và Đông Nam bộ - những vấn đề lịch sử thế kỷ XVIII-XIX, thành phố Hồ Chí Minh, 5/2002.

[6]Phan Huy Lê (và nhiều tác giả), Một số trận quyết chiến chiến l­ược trong lịch sử dân tộc, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

[7]Nguyễn Khắc Thuần, Thế thứ các triều vua Việt Nam , NXB Giáo dục, 1997.

[8]Thư­ viện tỉnh Nghệ An, Xứ Nghệ với Hoàng đế Quang Trung, NXB Nghệ An, 2008.

[9]Hà Dư­ơng Tuấn, Cách mạng Pháp - Napoléon Bonnaparte và các nhà khoa học, trích từ Kỷ yếu “ Trong ngần bóng g­ương”, NXB Tri thức, Hà Nội, 11/2006.

[10]Trư­ơng Hữu Quýnh (chủ biên), Đại c­ương Lịch sử Việt Nam ,Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.