Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/08/2009 20:54 (GMT+7)

Nguồn gốc sự sống *

Trong tất cả các lĩnh vực này, có nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, từ nguồn gốc sự sống trên Trái Đất, những điều kiện có thể giúp nó xuất hiện, cho tới những khối xây dựng cơ bản mà sự sống dựa vào đó. Chẳng hạn, sự sống xuất hiện đầu tiên từ bao giờ. Khi nghiên cứu các hóa thạch, các nhà cổ sinh học đã chứng minh rằng sinh vật đầu tiên đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta ít nhất cách đây 4 tỷ năm. Thời gian này rất không xác định, vì các manh mối đã ít lại xa nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang dần dần tiến tới có một số nghiên cứu tư liệu hóa những dấu vết đầu tiên của sự sống trong đá. Chẳng hạn, vào tháng 7-2008, các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Bioemco (1), cộng tác với ba nhóm khác, đã chứng minh rằng đã có sự sống trên Trái Đất cách đây 3,5 tỷ năm khi phân tích đá có từ thời gian đó.

Điều kiện của sự sống

Biết được những điều kiện có trên Trái Đất vào thời đó là rất quan trọng để hiểu được sự sống cổ xưa trên Trái Đất. Toàn bộ phạm vi của sinh học vũ trụ hiện nay đều dành cho việc mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Có nhiều mặt nghiên cứu khác nhau: tìm vết tích các dấu hiệu sinh học (là những dấu vết hóa học, đồng vị và hình thái do hoạt động sinh học để lại), xác định nguồn gốc của nước trên hành tinh của chúng ta (rất có thể đến từ các trận mưa sao chổi), hoặc nghiên cứu các đặc điểm lý hóa của khí quyển và đại dương trong đó sự sống đầu tiên đã xuất hiện. Ví dụ, tập thể của Manolo Gouy, nghiên cứu sinh học tiến hóa ở BBE, Villeurbanne (2)cùng với các nhà khoa học máy tính ở LIRMM (3)mới đây đã chứng minh rằng LUCA, tổ tiên chung phổ biến cuối cùng của mọi sinh vật, đã sống ở nhiệt độ vừa phải dưới 50 oC. Về sau, có thể trong một thời kỳ bắn phá đặc biệt ác liệt của tiểu hành tinh, sự sống phải tồn tại trong một môi trường nóng hơn (khoảng 70 oC), trước khi lại thích ứng với những nhiệt độ ngày càng thấp cho tới ngày nay.

Một câu hỏi nóng bỏng khác là nguồn gốc của các phân tử hữu cơ tạo nên các nucleotit và axit amin trong bộ máy của sinh vật. Chúng được tạo ra ở đâu? Một số người cho rằng chúng được tổng hợp trong lòng đại dương gần các khe thủy nhiệt, hoặc gần các núi lửa hay dưới lòng đất sâu. Những người khác cho rằng chúng bắt nguồn trong môi trường giữa các sao. “Cả hai giả thuyết đều có thể đúng, vì những phân tử này có thể có nguồn gốc ở Trái Đất, mà cũng có thể đến từ các thiên thạch, tiểu thiên thạch và sao chổi có cacbon, theo Frances Westall, ở Trung tâm Lý sinh Phân tử (CBM) (4)và phụ trách nhóm nghiên cứu Sinh học Vũ trụ ở CNRS (2006-2008). “Sử dụng dữ liệu thu được từ con tàu vũ trụ Huyghens của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tháng 1/2005 ở vệ tinh Titan, một trong số mặt trăng của Sao Thổ, chúng tôi hy vọng hiểu rõ hơn các phản ứng hóa học dẫn tới hóa học tiền sinh – là hóa học không bao hàm các phân tử sinh học, hẳn đã có trên Trái Đất từ rất sớm và vẫn còn hoạt động trên Titan.”

Tồn tại hay không tồn tại

Sau hết, khi đã hình thành, những phân tử này tự lắp ráp để tạo ra sự sống bằng cách nào? Tổ tiên chung của tất cả các sinh vật hiện nay giống với cái gì? Dù đã có một số kịch bản phức tạp được giới thiệu, nhưng giả thuyết gần đây cho rằng RNA (axit ribonucleic) tạo nên sự chuyển hóa đầu tiên trước hết, nói cách khác, là bộ máy đầu tiên để các biến đổi hóa học và năng lượng đặc trưng cho sự sống diễn ra tự nhiên.

Lý do của quan niệm kỳ lạ này là “cách đây khoảng 15 năm, người ta thấy rằng RNA có thể thực hiện các chức năng cơ bản của sự sống,” theo giải thích của Marie-Christine Maurel, phòng thí nghiệm ANBioPhy (5), và hiện nay là chủ tịch Hội đồng Khoa học của chương trình liên ngành “Nguồn gốc của các hành tinh và sự sống”, được xây dựng năm 2006, ở CNRS.

“RNA có thể mang thông tin di truyền đồng thời thực hiện hoạt động xúc tác giống như các protein. Quan niệm hiện nay là thế giới nguyên sơ có thể đã được cấu thành từ các dạng sống nguyên thủy giống như dạng virut.” Không như virut, loại sinh vật này gây bệnh cho thực vật, được cấu tạo bằng RNA tự do, nghĩa là RNA không có màng kết hợp. Điều này khiến chúng là ứng cử viên lý tưởng đã làm xuất hiện sự sống.”

Còn có một vấn đề lớn thứ hai đặt ra cho sinh học vũ trụ: Ở đâu và bằng cách nào chúng ta có thể tìm thấy dấu vết của sự sống ngoài Trái Đất? Các chương trình hiện nay, như SETI (tìm trí tuệ ngoài Trái Đất – Search for Extra-Terrestrial Intelligence), đang cố gắng định vị trí tuệ có trình độ cao bằng cách phát hiện sóng điện từ có thể phát ra từ các nền văn minh xa lạ. Những chương trình khác đi tìm dấu vết của hoạt động sinh học, hoặc các sinh vật nhỏ như vi khuẩn. Chẳng hạn, bắt đầu từ năm 2016, con tàu vũ trụ ExoMars của ESA sẽ cố xác định liệu có một dạng sống thô sơ nào đó đã từng sống hay còn sống trên hành tinh Đỏ hay không? Và đến năm 2020, dự án khảo sát Darwin - một hệ kính viễn vọng vũ trụ - sẽ được phóng vào không gian để phát hiện các dấu hiệu của sự sống trên các ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ mặt trời). Điều này có nghĩa là tìm cách phát hiện các chất khí có nguồn gốc sinh học trong khí quyển của những những hành tinh đó. Sau hết, một phần của dự án ESA có tên là “Blue dot” (Chấm xanh), một số nhà nghiên cứu đang thực hiện các kỹ thuật để đánh dấu “các hành tinh đại dương”, là những thiên thể giả định có đặc điểm riêng, nếu chúng tồn tại, nghĩa là có nước bao phủ hoàn toàn, một môi trường thuận lợi cho sự sống phát triển.

                                                                                                       Nguyễn Ngọc Hải dịch

* Bài trong CNRS international magazine số 14, 7/2009: The Mysteries of our Universe (năm thiên văn quốc tế 2009).

(1) Biogéochimie et écologie des milieux continentaux /CNRS/ Université Paris-VI/ Inra / Agroparistech jr étu de pôle aliment / École normale supérieure Paris /.

(2) Biométrie et biologie évolutive /CNRS / Université Lyon-I /.

(3) Laboratoire d’informatique, de robotique et de microélectronique de Montpellier / CNRS / Université Montpellier-II /.

(4) Centre de biophysique moléculaire (CNRS).

(5) Aci des Nucléiques et Biophotonique (CNRS/ Université Paris-VI).

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được thành lập ngay sau giải phóng năm 1975. Trong suốt 50 năm qua, Hội đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động tư vấn chính sách đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây nhất là phản biện trong góp ý văn kiện Đại hội XIII và XIV của Đảng, các đề án tăng trưởng xanh, đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng và dự thảo nhiều chính sách kinh tế quan trọng...
Lãnh đạo VUSTA tham dự Hội nghị IAS 2025
Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch VUSTA, Giám đốc Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS 2025 (Hội nghị IAS 2025) tại Rwanda từ ngày 12/7 đến ngày 17/7/2025.
Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.