Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/07/2006 23:30 (GMT+7)

Người trình làng sinh vật rừng Việt Nam

Đó là câu chuyện về một người kiểm lâm tự học để trở thành người tiên phong trong việc giới thiệu rừng Việt Nam với thế giới.


Rừng là khát vọng


Ngay khi công bố giải thưởng “Trí tuệ Việt Nam” năm 2000, cái tên cũng như học hàm, học vị của “Phùng Mỹ Trung, cán bộ kiểm lâm Đồng Nai” đã làm nhiều người bất ngờ khi anh vượt qua được nhiều nhà khoa học trẻ để giành giải nhất với phần mềm CD-Rom “Sinh vật rừng Việt Nam” thực hiện cùng một sinh viên ngành công nghệ thông tin.


Sau đó, cuộc đời Trung rẽ sang một hướng khác, ước mơ được vùng vẫy trong biển cả công nghệ thông tin trong con người chàng cử nhân Phùng Mỹ Trung tạm gác lại khi phải giã từ thế giới CD-Rom, thế giới web. Anh được phân công về làm... lính gác rừng ở một vùng sâu của Đồng Nai. Ba tháng trời không một cơ hội sờ lên bàn phím, con chuột.


Công việc của anh hằng ngày là ôm súng quẩn quanh chu vi vài cây số để giữ rừng. Ngay cả ba Trung cũng ngẩn ngơ, tự hỏi: “Trí tuệ Việt Nam sao đi gác rừng?”. Đó là những ngày tháng tuyệt vọng của Trung sau những thăng hoa trên con đường khoa học.


Phùng Mỹ Trung giới thiệu mẫu sinh vật Việt Nam cho một nghiên cứu sinh nước ngoài ở rừng Nam Cát Tiên - Ảnh tư liệu

Phùng Mỹ Trung giới thiệu mẫu sinh vật Việt Nam cho một nghiên cứu sinh nước ngoài ở rừng Nam Cát Tiên - Ảnh tư liệu

Nhưng rồi trong những đêm dài trôi qua giữa rừng sâu, anh lắng nghe tiếng nói trong tâm hồn mình: “Rừng là gì?”. Rừng là quá khứ ba đời làm nghề kiểm lâm. Anh sinh ra đã nghe tiếng lá rừngxào xạc, tiếng cây rừng trong gió sớm mưa chiều. Đối với anh, rừng là một phần cuộc sống và khát vọng.


Tại sao không gửi gắm lòng mình với rừng vào điều khao khát cho tương lai? Đó là ý nghĩ đầu tiên để Trung gửi gắm và phát triển nó thành trang web “Sinh vật rừng Việt Nam”. Anh quyết định xin ra khỏi rừng để được tiếp tục... gần rừng hơn, dù công việc chẳng có liên quan gì tới nghề rừng: phụ trách công nghệ thông tin cho Hải quan Đồng Nai.


Những ngày làm kiểm lâm, Trung rất khó chịu khi nhìn đồng nghiệp phải tra hàng đống sách vở, giấy tờ, tàng thư để tìm các chủng loài sinh vật rừng. Tại sao không tận dụng công nghệ thông tin để có thể tập hợp mọi thứ lên trang web và chỉ cần vài thao tác gõ lên bàn phím, người ta có mọi thứ thông tin mình cần? Vậy là trang web ra đời và cuộc hành trình về lại rừng bắt đầu. “Mới tối hôm qua thức cả đêm trên rừng vì có tin bò rừng lại về”, Trung nói.


Chuyện đó đâu có lạ gì với Trung. Cứ chiều thứ sáu, sau giờ làm việc, thay vì về với gia đình hoặc thư giãn trong nội thành Biên Hòa nhộn nhịp thì Trung lại ôm chiếc máy ảnh Pentax cũ xì, quảy balô lên rừng. Gần thì những cánh rừng Madagui, Núi Ông, Biển Lạc, Nam Cát Tiên... Ngày lễ, nghỉ phép được nghỉ lâu hơn thì phóng đến tận Sa Pa, Tam Đảo, Phú Quốc, Côn Đảo, Bạch Mã... để bổ sung nguồn tư liệu cho trang web “Sinh vật rừng
Việt Nam” ( www.vncreatures.net).


Phùng Mỹ Trung sinh năm 1970, tốt nghiệp ĐH Kinh tế. Trung đã đoạt các giải thưởng khoa học: giải nhất “Trí tuệ Việt Nam 2000” (cùng với Võ Sỹ Nam), giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2005, giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” của Trung ương Đoàn 2006, sáng lập trang web “Sinh vật rừng Việt Nam” là trang web đầu tiên ở Việt Nam cho phép tìm kiếm, tra cứu các loài động thực vật, côn trùng rừng Việt Nam.

GS-TS Trần Hợp nói về cậu học trò Phùng Mỹ Trung của mình: “Trung đã làm được việc mà khá nhiều người có chuyên môn sâu về đa dạng sinh học chưa làm. Hiện tại, đó là một trong những trang web hiếm hoi về sinh vật rừng Việt Nam”.

Ước mơ giản dị


Tất cả tiền lương công chức và thời gian ngoài giờ của Trung bây giờ đều dành cho rừng. Trang web trở nên qui mô, đồ sộ và có uy tín đối với thế giới sinh vật học thì tài lực trong anh cũng vơi dần. “Có lúc tôi cảm thấy xấu hổ khi mình không mang lại được tí lợi lộc nào để nuôi sống bản thân”, có lúc Trung tự hỏi về mình như vậy.


Thoáng buồn nhưng rồi chợt thấy mình vẫn cứ sống mãi trong rừng rú, chụp được hình ảnh con chuồn chuồn, con bướm lạ, con gà so chân vàng, gà lam chân tía... thì lại la lên vì mừng. Hai lần rắn độc cắn giữa rừng, thoát được nhờ cây cỏ, về nhà Trung nằm im lặng, không dám nói với ai.


Lên trang web, Trung thường kêu gọi: “Hãy bảo vệ loài cá rồng
Việt Nam”.Việt Namlàm gì có cá rồng? Thật ra đó là loài ngân long mà dân chơi cá kiểng đang săn lùng vì giá rất đắt và trong Sách đỏViệt Namghi loài này đã tuyệt chủng. Nhưng Trung đã chứng minh ngược lại bằng cách đi điều tra về loài cá rồng khắp rừng Nam Cát Tiên, đến tháng 2-2003 anh phát hiện con đầu tiên nằm trong rổ của người đi bắt cá. Khoanh vùng tìm kiếm đến tháng 10-2003, bằng những chứng minh khoa học, anh tự tin công bố rằng ở thượng nguồn vườn quốc gia Cát Tiên vẫn còn quần thể loài ngân long.


Cứ vậy, từ một lá cây, một bông hoa nhỏ, một con chuồn chuồn, một loài tắc kè núi... Trung đã đem đến cho thế giới sinh vật rừng
Việt Nammột đa dạng sinh học. Trang web của anh đã có hơn 200.000 lượt người truy cập. Nhiều ý kiến từ Mỹ, Canada sau khi truy cập đã đề nghị anh nâng cấp nó lên, thêm phần tiếng Anh thì sẽ trở thành một nhánh trong “Website nghiên cứu đa dạng sinh học trực tuyến” của hệ thống các trường đại học Mỹ, trở thành “thư viện trực tuyến” cho sinh viên thế giới tìm hiểu về rừngViệt Nam. Trung đang cùng các cộng sự xây dựng không chỉ tiếng Anh mà còn cả tiếng Nhật cho trang web.


Với Trung, mọi việc vẫn còn ở tương lai: “Tôi chỉ ước mơ giá như đến một ngày nào đó không còn phải bận tâm chuyện cơm áo, tôi sẽ lang thang hết những cánh rừng ở
Việt Namvà vẽ ra một bản đồ đa dạng sinh học chi tiết nhất. Xây dựng một hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống báo cháy rừng quốc gia trên trang web của mình”.

Nguồn: tuoitre.com.vn 15/6/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…