Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 21/05/2011 17:43 (GMT+7)

Người quay những thước phim cuối cùng về Hồ Chủ tịch

Trong căn nhà nhỏ ở Làng Sen xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), thiếu tá Nguyễn Thanh Xuân đã kể về cuộc đời cũng như việc thực thi nhiệm vụ đặc biệt của mình.

Năm 1952, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước sang giai đoạn khó khăn, chàng trai 21 tuổi Nguyễn Thanh Xuân ở Làng Sen lên đường nhập ngũ tham gia các chiến dịch giải phóng Tây Bắc, Điện Biên Phủ… Kháng chiến chống Pháp thành công, Thanh Xuân tiếp tục cuộc đời binh nghiệp với nhiệm vụ tiếp quản thủ đô, tham gia diễu binh chào mừng chiến thắng, đón Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về từ chiến khu.

Năm 1961, nhờ khả năng tổ chức văn nghệ, lại nhanh nhẹn và có năng khiếu nên Nguyễn Thanh Xuân được chuyển về công tác ở xưởng phim quân đội. Từ đây, người lính trẻ bắt đầu làm quen với chiếc máy quay Liên Xô và những thước phim. “Mặc dù được phân công phụ trách khói lửa cho những cảnh quay về chiến trường, nhưng hễ rảnh là tôi lại mày mò chiếc máy quay phim. Sau những ngày tháng học lỏm về thước ngắm, góc ảnh, tiêu cự, lấy nét… tôi đã sử dụng thành thạo máy quay Convat của Nga. Thấy vậy, cấp trên cho tôi đi học lớp nghiệp vụ để về quay phim”, ông Xuân kể về cơ duyên đến với nghề quay phim.

Cùng với Trần Anh Trà, đạo diễn Phạm Quốc Vinh…, Nguyễn Thanh Xuân trực tiếp quay những hình ảnh tư liệu về Hồ Chủ tịch khi đi thăm chiến sĩ pháo cao xạ, hải quân. “Chúng tôi rất xúc động với hình ảnh Bác Hồ xắn quần, lội ruộng thăm hỏi tình hình sản xuất của bà con nông dân như một lão nông tri điền; hình ảnh Bác chia kẹo cho thiếu nhi, chòm râu bạc trắng như một ông tiên với đôi mắt hiền từ bắt nhịp bài ca Kết đoàn và hát say sưa…”, người quay phim già kể.

Dù đã bước sang tuổi 80 nhưng khi nhắc đến những phút giây được ghi lại hình ảnh cuối cùng về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Xuân lại rưng rưng. Ảnh: T.P.

Sáng 29/8/1969, hai nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân và Trần Anh Trà được Tổng cục Chính trị điều đi làm nhiệm vụ đặc biệt màkhông biết đi đâu, làm gì. Nhận lệnh, hai người cẩn thận lau chùi lại máy móc, chuẩn bị phim nhựa rồi lên ôtô. "Xe chở chúng tôi tới Phủ Chủ tịch. Một cảm giác thật lạ, một chút hồi hộp, một chút vuimừng vì lần đầu tiên được đến đây và một chút lo lắng cứ đan xen trong tôi. Gặp Bác, ai cũng lệ nhòa nước mắt. Ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác cho biết sức khỏe của Bác rất yếu. Bộ Chính trị yêu cầu tổ làmphim quân đội ghi lại những giây phút có lẽ là cuối cùng của Người”, ông Xuân nhớ lại.

Ngày 30/8, đoàn làm phim được thông báo “Bác đỡ hơn”. Đến sáng 1/9, ông Vũ Kỳ lại thông báo sức khỏe Hồ Chủ tịch tiến triển không tốt. Chiều hôm đó, 2 nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân, Trần Anh Trà được mang máy vào phòng bệnh để ghi hình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm đó trong lặng im, đứng quanh là lãnh đạo Bộ Chính trị, Ban bí thư, Quân ủy Trung ương…, ai cũng lặng thinh, xúc động.

“Hai chiếc máy Liên Xô đều đã cũ, mỗi lần bấm máy lại phát ra những tiếng kêu rệu rạo nên chúng tôi rất ái ngại sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc Bác. Để hạn chế tiếng ồn, chúng tôi đã dùng các tấm xốp để cách âm và chăm chú vào thước ngắm”, ông Xuân nhớ lại.

“Sáng 2/9, ông Vũ Kỳ thông báo sức khỏe Bác rất yếu và yêu cầu chúng tôi mang máy vào. 9h47, Bác trút hơi thở cuối cùng trong tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót của những người có mặt. Chúng tôi cố gắng ghi lại hình ảnh thiêng liêng này, nhưng cứ đưa máy lên là nước mắt giàn giụa, ướt nhòa cả thước ngắm máy quay. Khi đó, chúng tôi cứ mở ống kính ở độ rộng nhất và cứ thế mà quay", người quay phim nhớ lại.

Đến trưa, khi xe cứu thương chở thi hài Hồ Chủ tịch về Viện Quân y 108, ông Xuân lại được phân công ghi lại hình ảnh các chuyên gia Liên Xô tìm cách bảo vệ thi hài. Sau khi quay xong gần 5.000 mét phim nhựa lịch sử về những giây phút cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp xới cơm mời Bác, Bác dặn dò các lãnh đạo trong Bộ Chính trị..., toàn bộ hình ảnh được giao lại cho Xưởng phim quân đội để quản lý và bảo mật.

Năm 1989, khi UNESCO chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới, Điện ảnh Quân đội và Bảo tàng Hồ Chí Minh quyết định giao cho đạo diễn Phạm Quốc Vinh dựng bộ phim về những giây phút cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên hình ảnh mà hai nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân và Trần Anh Trà đã thực hiện.

"Đạo diễn Phạm Quốc Vinh đã dựng thành bộ phim Những giờ phút cuối đời Bác Hồ và được Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh duyệt ngày 17/4/1989. Từ đó đến nay, phim được chiếu thường xuyên ở Bảo tàng, các dịp lễ. Khi xem lại những hình ảnh mình ghi, tôi cũng không cầm được nước mắt vì xúc động”, ông Xuân tâm sự.

Bước sang tuổi 80 nhưng đôi mắt của nhà quay phim quân đội Nguyễn Thanh Xuân vẫn tinh anh, cương nghị. Góc bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong căn nhà nhỏ ở Làng Sen dù giản dị nhưng lúc nào cũng ấm cúng.

“May mắn được sinh ra trên quê hương Hồ Chủ tịch, được làm người lính cụ Hồ, được ghi lại những giây phút thiêng liêng, lịch sử mà xúc động về Người là niềm tự hào lớn nhất của cuộc đời tôi”, ông chia sẻ.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.