Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/11/2008 15:33 (GMT+7)

Người nặng tình với quê hương

Lần này tôi lại được gặp ông đang triển khai các đề tài y học mới : hướng dẫn cán bộ của Khoa hồi sức cấp cứu, Phòng săn sóc hậu phẫu về kỹ thuật xử lý suy hô hấp bằng maske thanh quản, hướng dẫn cán bộ Trung tâm Tim mạch đặt catheter chính xác để đo áp lực tĩnh mạch trung tâm nhờ điện tâm đồ (ECG) - một phương pháp rất an toàn cho bệnh nhân, mà trước đây cần phải chụp Xquang phổi bệnh nhân để xác định vị trí catheter, vừa tốn kém vừa hại sức khỏe, khai thông khí quản bằng phương pháp nong qua da và đang chuẩn bị thực hiện phương pháp giảm đau khi đẻ qua kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, giúp cho các bà mẹ giảm những cơn đau khủng khiếp trong lúc “vượt cạn”... ông là tiến sĩ Tôn Thất Hứa, một người con của đất Huế, ông hiện là Phó khoa và giảng viên chính Trường đại học Y Khoa Wuerzburg, CHLB Đức.


Ước muốn được truyền đạt kiến thức y học phương Tây cho đồng nghiệp ở quê hương


Tốt nghiệp Trường đại học Y khoa Huế (nay là Đại học Y - Dược Huế) năm 1967, qua một kỳ thi cấp quốc gia vào năm 1969, người sinh viên ưu tú đã  trở thành cán bộ giảng dạy tại ngôi trường mình đã từng học tập, thành đạt; ông còn dạy ở các trường khác như Trường Cán sự y tế, rồi Trường Nữ hộ sinh Quốc gia và Cao đẳng Nông Lâm Súc (nay là Đại học Nông lâm Huế). Khát khao được học những kiến thức y học hiện đại, năm 1972, người thầy giáo xuất sắc của Trường đại học Y Huế được chọn đi tu nghiệp tại Paris, sau đó tại Đại học Y khoa Wuerzburg, CHLB Đức;  năm 1978  ông tốt nghiệp chuyên ngành phẫu thuật tổng quát và phẫu thuật lồng ngực tại CHLB Đức. Với ông, sự học hỏi không bao giờ có điểm dừng. Chuyên ngành gây mê và chăm sóc hậu phẫu cũng thật hấp dẫn, ông lại tiếp tục tu nghiệp chuyên khoa này thêm 5 năm ngay tại Đại học Y Khoa Wuerzburg để được cấp bằng quốc gia của đất nước này. Rồi ngành cấp cứu ngoại viện cũng làm ông say mê  để ngoài hai tấm bằng đang có trong tay; vừa làm vừa học, năm 1997 ông đã có thêm tấm bằng tốt nghiệp lần thứ 3 về khóa đào tạo trưởng nhóm trong cấp cứu ngoại viện - cấp cứu hàng loạt - y  học thảm họa cấp liên bang. Ông thấu hiểu được những khó khăn của quê hương sau chiến tranh, và luôn học hỏi kiến thức ở nước ngoài với mong muốn cháy bỏng sẽ  trở về phục vụ quê hương. Và ước mơ của ông đã được thực hiện sau một lần về thăm quê năm 1991. Ông  đến  thăm Trường đại học Y khoa Huế và Bệnh viện Trung ương Huế, đề xuất nguyện vọng của mình với các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp ở hai đơn vị này, ý nguyện của ông được đón nhận một cách nhiệt thành và đầy trân trọng. Từ đó, suốt 15 năm nay, mỗi năm 2 lần, ông đã tự nguyện tự túc kinh phí, tranh thủ những kỳ nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ phép trở về Huế để truyền đạt những kiến thức y học từ phương Tây cho nhiều đồng nghiệp đang công tác tại Bệnh viện Trung ương Huế và Trường đại học Y khoa Huế. Nhờ vậy, không phải tốn kém kinh phí đi học ở nước ngoài, rất nhiều cán bộ, bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế đã được nâng cao về chuyên môn. Dưới sự hướng dẫn tận tình của ông, cùng việc tham gia phẫu thuật với đoàn thiện nguyện DEVIEMED tại các Khoa răng - hàm -mặt, Khoa gây mê hồi sức, trình độ chuyên môn của bác sĩ, y tá ngày càng nâng cao. “So với 10 năm trước, kỹ thuật chuẩn bị gây mê và săn sóc sau mổ ở đây đã tiến bộ vượt bậc, ngang ngửa với một số bệnh viện ở châu Âu”. Đây là lời nhận xét của một bác sĩ đoàn thiện nguyện DEVIEMED mà tôi đã gặp tháng 3 vừa qua tại Bệnh viện Trung ương Huế, khi vị bác sĩ này đang tham gia mổ hàm ếch cho trẻ em. Ngoài việc giúp bệnh viện đào tạo chuyên môn tại chỗ, ông còn vận động được các cơ quan, cá nhân ở CHLB Đức như: DAAD, KAAD, OGVT, DVKG, DSE... Trường đại học  Heidelberg, Berlin, Bochum, Wuerzburg cấp học bổng để một số bác sĩ, y tá có khả năng ở nhiều lĩnh vực khác sang tu nghiệp tại Đức. Nhờ đó, đã có 42 bác sĩ, y tá của nhiều  bệnh viện trên toàn quốc được đào tạo chuyên môn dài hạn tại Đức với thời gian từ 18 - 20 tháng. Cũng bằng nguồn tài trợ này, 4 bác sĩ chuyên khoa nhi và sản khoa của Bệnh viện Trung ương Huế đã bảo vệ luận văn tại CHLB Đức. Chính ông là chiếc cầu nối để mỗi năm 2 lần các giáo sư chuyên ngành tim mạch nội và ngoại khoa của Pháp cùng Việt Nam tổ chức hội nghị tim mạch tại Hannover, Muniche, Wien..... và  trình bày các bẩm sinh tim khó tại Việt Nam, là dịp để các bác sĩ Việt Nam nâng cao trình độ chuyên môn.


Tài trợ và phẫu thuật cho hàng trăm trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch


Năm 1995, trong một lần công tác tại Bệnh viện Trung ương Huế, ông gặp đoàn bác sĩ Hàn Quốc đang thực hiện mổ hàm ếch cho trẻ em. Ông tìm hiểu và biết rằng có rất nhiều  trẻ em ở Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung đang bị khuyết tật bẩm sinh này. Ngay trên đường phố Huế, ông cũng gặp không ít trẻ em bị khuyết tật này. Ông cứ day dứt mãi trước hình ảnh khuôn mặt không lành lặn của các em, và càng hiểu hơn nỗi đau của những người cha, người mẹ khi con cái bị dị tật. Trở về Đức, ông trăn trở, tìm cách giúp phẫu thuật cho trẻ em Huế và trẻ em Việt Nam bị các dị tật bẩm sinh trên. Ông tính toán chi phí cho một ca mổ phải mất ít nhất là 150 euro (hơn 3 triệu đồng). Được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Đức, cùng với uy tín của mình, ông đã mở chiến dịch quyên góp trong đồng nghiệp ở toàn nước Đức, và với lý do này đoàn phẫu thuật thiện nguyện DEVIEMED thành lập vào năm 1997, với khoảng 600 thành viên gồm các giáo sư, bác sĩ, y tá của  các chuyên ngành phẫu thuật răng - hàm - mặt, nhi, tai - mũi - họng và gây mê hồi sức. Ông thông báo  chương trình giúp đỡ trẻ em Việt Nam qua các kênh truyền thông như viết báo, truyền hình, internet, hoặc tại  các cuộc hội thảo, hội nghị về y khoa ở  Đức. Tấm lòng của ông dành cho quê hương đã chinh phục được nhiều nhà hảo tâm của Đức. Họ đã gửi tiền, quà ủng hộ. Năm 1998, 18  y tá, bác sĩ, kỹ thuật viên của một số bệnh viện nước Đức không chỉ hy sinh các kỳ nghỉ trong năm, còn bỏ tiền túi, theo ông đến Viện Răng hàm mặt Hà Nội, Bệnh viện Quảng Bình phẫu thuật mổ hàm ếch, mở đầu chương trình giúp đỡ trẻ em Việt Nam và năm 1999 DEVIEMED đến Huế để tham gia phẫu thuật hàm ếch, đem lại nụ cười cho 100 trẻ em của 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Từ đó đến nay, 10 năm qua, vào dịp tháng 3 hằng năm, ông lại  dẫn đoàn thiện nguyện từ Đức về  Việt Nam để làm một công việc đầy  ý nghĩa. Cho đến nay, đã có 2.280 trẻ em Việt Nam được mổ hàm ếch từ chiến dịch này. 

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.