Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 03/07/2006 14:35 (GMT+7)

Người cháu của Tổng đốc Hoàng Diệu

Nếp nhà và niềm đam mê


Từ khi còn là cậu học trò trường huyện cho đến khi trở thành một nhà toán học nổi tiếng, ít ai biết cha của ông gọi tổng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu - người anh hùng dân tộc bảo vệ thành Hà Nội trong cuộc tấn công của quân Pháp năm 1885 - là bác ruột. Mẹ đẻ của Hoàng Diệu cũng chính là bà cụ nội của cậu bé Hoàng Tụy. Về người mẹ, người dân Điện Bàn (Quảng Nam ) còn lưu truyền một câu chuyện: Hoàng Diệu làm quan lớn của triều đình, rất mực thanh liêm, nhà rất nghèo.


Ra Hà Nội nhậm chức tổng đốc, thương mẹ già ở xa nên ông có nhờ người mang về biếu mẹ một tấm lụa may áo. Nhận được quà của con, bà cụ không những không vui mừng mà còn gửi trả lại kèm theo một... chiếc roi. Hoàng Diệu nhận roi, ân hận lắm, biết mẹ nhắc mình không nên ham bổng lộc, tư lợi để dân khổ. Sống trong môi trường giáo dục ấy, không ai ngạc nhiên khi thấy đại gia đình nhà họ Hoàng ở Quảng Nam dù làm quan lâu năm nhưng ai nấy đều nghèo.


GS Hoàng Tụy cùng các SV tại Trường ĐH Nagoya (Nhật). Ảnh tư liệu của GS Hoàng Tụy
GS Hoàng Tụy cùng các SV tại Trường ĐH Nagoya (Nhật). Ảnh tư liệu của GS Hoàng Tụy
Năm 1946, 19 tuổi, Hoàng Tụy đỗ tú tài toàn phần tại Trường Quốc học Huế và tự mày mò học toán với những tài liệu bằng tiếng Pháp mà ông tìm được. Ra Hà Nội tiếp tục học Trường CĐ Khoa họcchưa đầy hai tháng thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hoàng Tụy về quê, làm giáo viên toán trong chiến khu của Liên khu 5.


“Biết kháng chiến gian khổ, đường sá xa xôi, tôi đã đi lùng mua khắp các hiệu sách cũ Hà Nội và ôm về quê một thùng tài liệu to. Vừa dạy học vừa nghiên cứu toán, tôi cứ âm thầm làm như thế một mình”, GS Hoàng Tụy nhớ lại. Năm 1951, khi hay tin GS toán học Lê Văn Thiêm từ Pháp về nước tham gia kháng chiến, Hoàng Tụy đi bộ ba tháng trời ra Việt Bắc để gặp thần tượng.


Ngày ấy, chính phủ kháng chiến muốn đào tạo một thế hệ những tài năng khoa học cho tương lai nên đã cử ông sang Trung Quốc du học, nhưng thật bất ngờ, tất cả những kiến thức ở Trường ĐH Nam Ninh, Trung Quốc đưa ra giảng dạy, Hoàng Tụy đã tự học hết từ lâu rồi. Vậy là điều kỳ lạ xảy ra: một học sinh tốt nghiệp tú tài, chưa từng học ĐH đã trở thành một trong những giảng viên ĐH đầu tiên trong nền giáo dục nước VN Dân chủ cộng hòa về môn toán và đưa sang Nga đào tạo thành nhà khoa học.


“Người trí thức không chịu sống hèn”


Phong trào “vừa hồng vừa chuyên” dấy lên trong các trường ĐH từ giữa những năm 1960 đã đẩy những nhà khoa học cơ bản như ông Hoàng Tụy vào tình trạng của những người “chỉ biết làm khoa học thuần túy”. Nhiều người đã vội chụp cho những nhà khoa học hàng đầu VN như Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy cái mũ “biến giảng đường thành viện nghiên cứu”.


Nhưng được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Giáo dục Tạ Quang Bửu ngày ấy, Hoàng Tụy đã cùng nhiều giảng viên khoa toán lao vào nghiên cứu khoa học. Ngoài những giờ lên lớp, dù ở Hà Nội hay dưới mưa bom của Mỹ tại nơi sơ tán ở Đại Từ, Thái Nguyên, họ vẫn say sưa nghiên cứu.

Để tạo điều kiện cho cán bộ trong Viện Toán vượt qua cuộc sống khó khăn, bằng uy tín cá nhân của mình, GS Hoàng Tụy cho công bố các công trình nghiên cứu của họ trên các tạp chí toán học uy tín của thế giới. Ông giới thiệu với các GS bè bạn ở các ĐH danh tiếng để tìm kiếm những vị trí giảng dạy tốt nhất cho các tài năng toán, những suất học bổng tốt nhất khắp các trường từ Mỹ, Nhật, Úc, Pháp... mang về cho các nhà khoa học VN trong tương lai. Có những năm học bổng Humbol - học bổng cao nhất của Đức dành cho các nhà toán học khắp thế giới - có 20 suất thì có đến 17 người đến từ VN.

Nhưng một số người không thể đi lên bằng chuyên môn ngày ấy thì “tổng công kích” vào phái “chuyên môn thuần túy”. Những cuộc họp hành, kiểm điểm liên miên khiến Hoàng Tụy căng thẳng đến phát điên.


Chưa hết, chủ trương thành lập lớp chuyên toán đầu tiên của ĐH Tổng hợp - nơi thu nhận những mầm non toán học khắp cả nước về đào tạo từ năm đầu trung học, nơi có những học sinh sau này làm rạng danh khoa toán tổng hợp như Đào Trọng Thi (giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội), Trần Văn Nhung (thứ trưởng Bộ GD-ĐT), Đặng Hùng Thắng (thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường)... và là nơi đầu tiên cử học sinh đi thi các kỳ thi toán quốc tế - đã bị coi là bệnh “thiên tài chủ nghĩa”.


Các giáo viên lớp chuyên toán cũng bị qui kết cùng với ông Hoàng Tụy là làm méo mó đầu óc của các em, mưu cầu lợi ích cá nhân. “Suốt 5-6 năm trời, chúng tôi cứ ngày ăn, đêm về thắp đèn dầu viết kiểm điểm hoặc họp kiểm thảo, không được lên lớp dạy nữa" - GS Hoàng Tụy hồi tưởng với giọng điềm đạm.


GS Hoàng Tụy (giữa) trao đổi với các nhà toán học quốc tế tại một hội thảo tổ chức ở Thụy Điển mừng GS Hoàng Tụy tròn 70 tuổi. Ảnh tư liệu của GS Hoàng Tụy
GS Hoàng Tụy (giữa) trao đổi với các nhà toán học quốc tế tại một hội thảo tổ chức ở Thụy Điển mừng GS Hoàng Tụy tròn 70 tuổi. Ảnh tư liệu của GS Hoàng Tụy
Trong một lần gặp mặt giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng với các nhà khoa học, ông xin Thủ tướng cho chuyển công tác sang Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước để “tiện nghiên cứu khoa học hơn”. Thủtướng đồng ý, ông chuyển công tác và sáng lập Viện Toán. Năm 1970, GS Lê Văn Thiêm cũng chuyển sang, các ông đồng lòng xây dựng Viện Toán thành cơ quan nghiên cứu đầu ngành về toán học ở VN.


Các nhà khoa học trẻ VN cho đến hôm nay không thể nào quên hình ảnh của vị viện trưởng đầu tiên: cả trong những ngày tháng gian nan nhất, khi cả nước phải ăn bo bo để sống, khi các nghiên cứu sinh thắp đèn dầu, vừa đánh muỗi đen đét vừa phe phẩy quạt nan để làm toán, ông vẫn không cho phép họ sống lúi xùi, ẩu tả, đánh đổi cuộc sống vật chất tạm thời để nuôi toán.


Những năm đầu sau khi thống nhất đất nước, khi các trí thức phải đi nuôi lợn, ép dép nhựa gia công, khi hàng ngàn tiến sĩ, nghiên cứu sinh đổ sang Đông Âu đi buôn..., ông vẫn kiên trì khuyến khích các đồng sự của mình: “Hãy hết lòng với toán, người trí thức không chịu sống hèn”.


Nhiều người nói GS Hoàng Tụy là một người cô đơn trong khoa học. Có thể ông cô đơn nhưng không hề cô độc, ông là một trong những trụ cột của toán tối ưu thế giới, là cha đẻ của trường phái Tối ưu toàn cục, người sáng lập và tổng biên tập tạp chí Tối Ưu Toàn Cục được xuất bản bằng tiếng Anh, Nhật, Đức nổi tiếng trong thế giới toán học.


Ông nói: “Cái chính là có niềm say mê với cuộc sống, say mê với điều mình đã tin tưởng và lựa chọn, nó giúp mình vượt qua được tất cả những gì đắng cay, buồn bã nhất”. Cả cuộc đời khoa học của GS Hoàng Tụy được minh chứng cho chân lý giản dị ấy.

Nguồn: tuoitre.com.vn

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.