Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 05/01/2006 22:30 (GMT+7)

Nghệ thuật điêu khắc cổ Đông Dương

Ở Champa, Lokesvara được thờ phổ biến nhưng không có nhiều tượng lớn lắm. Di tích Đồng Dương ở Quảng Nam là nơi tìm thấy rất nhiều hình tượng Lokesvara tuyệt đẹp, thuộc thời đại Indravarman II của Champa. Nhưung pho tượng này hầu hết được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thảo Cầm Viên và Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng. Ở Campuchia có rất nhiều tượng Lokesvara thời xa xưa để lại nhưng pho tượng đẹp nhất tìm thấy tại tỉnh Rạch Giá (nay là Kiên Giang) hồi thập niên 50 của thế kỷ 20, lại nằm trong bộ sư tập của bà Nam Phương, vợ vua Bảo Đại. Cũng có ba pho tượng tương tự như vậy được tìm thấy tại miền Nam Việt Nam và hiện nay hai trong số đó hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.


Những tượng Lokesvara thường được thể hiện trong tư thế đứng, cũng có tượng lại thể hiện Lokesvara trong tư thế ngồi nhưng rất dễ nhận ra vì thường trên cái búi tóc bó cao của Bồ Tát, người ta chạm hình của vị Phật Amitabha (Adiđà). Pho tượng phát hiện tại Rạch Giá thể hiện một phong cách đơn giảm, tượng chỉ có hai tay, tay trái cầm hoa sen. Các tượng Bồ Tát khác thì ngoài vật cầm tay là hoa sen, còn có chuỗi tràng hạt, bình nước Cam Lồ và quyển Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Các tượng Campuchia thời cổ thường qui chuẩn nói trên và cách thể hiện trong tư thế toạ thiền, có tượng trong tư thế đứng, có tượng trong tư thế đang đi, điều đó gợi cho các học giả một ý nghĩ rằng: phải đây là kiểu tượng của một nhân vật thần hóa?


Tượng Lokesvara có nhiều hình dạng khác nhau, thường có 4, 6, 8, 10 tay thậm chí đến nghìn tay. Người nghệ nhân Á Đông thể hiện một tác phẩm nghệ thuật với một ý nghĩa thuần tuý bằng trực giác, những cái tượng trưng cho nhà Phật phù hợp với ước vọng và niềm tin của xã hội mà họ đang sống. Sự thể hiện nhiều cánh tay là đại diện cho cái quyền lực vạn năng siêu phàm của Bồ Tát. Hình tượng đó trùng với quan niệm siêu hình của các nhà thần học về quyền năng siêu phàm của Bồ Tát Quan Thế Âm, vì vậy vai trò của người tạc tượng là phải tổng hợp được những cái trừu tượng trong ý nghĩa dân gian. Tượng không phải là một sự trình bày Bồ Tát dưới dạng nhân thần, mà còn là gợi ý cho thiện nam, tín nữ có thể cảm nhận niềm tin thông qua pho tượng.


Tôi muốn phân tích ý nghĩa nhiều “đầu” của kiểu tượng Lokesvara. Tiện đây, tôi muốn giới thiệu một pho tượng Quan Âm của Tây Tạng hiện đang trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM. Pho này có 11 cái đầu và 14 cánh tay; có hai cánh tay được đặt trong tư thế của người tụng kinh, còn những cánh tay còn lại thì cầm các linh vật khác nhau. Trước hết ta cần hiểu Đức Bồ Tát Quan Thế Âm là biểu hiện cho tư tưởng “phổ độ chúng sanh”, mà lẽ ra Ngài đã thành Phật từ lâu nhưng vì lòng từ bi sâu sắc của Ngài mà Ngài tự nguyện tái sinh thành nhiều kiếp ở trần thế để phổ độ chúng sinh cho những sinh linh tội lỗi. Với lòng từ bi, bác ái của mình, Ngài sẵn lòng bảo vệ chúng sinh thoát khỏi những nạn tai, hỏa hoạn, lụt lội và dịch bệnh...


Tại ngôi chùa Banteai Chmar nằm dưới chân núi Dangrek, thuộc miền Tây Bắc Campuchia có chạm hình tượng Lokesvara có nhiều tay trên bức phù điêu (bas-relief). Còn việc thể hiện Quan Âm có nhiều đầu thì cụ thể vĩ đại hơn hết là những ngôi tháp 4 mặt tại điện Bayon, vốn do một vị Miên hoàng mộ đạo xây dựng. Vị vua này có uy quyền to lớn về mặt chính trị, ngôi tháp 4 mặt mà ông xây nhằm ca ngợi tấm lòng từ bi, đức hiếu sinh của Bồ Tát trải rộng khắp 4 phương, 8 hướng, đồng thời cũng nói lên quyền lực của nhà vua bao trùm toàn cõi dương gian và có thể so sánh với quyền năng của Bồ Tát. Ngôi tháp này là một công trình kiến trúc độc nhất về hình tượng Bồ Tát ở Campuchia.


Cũng có một kiểu tượng Quan Âm khác phổ biến ở Campuchia mà người ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các sưu tầm Khmer của các bảo tàng ở Đông Dương. Kiểu tượng này thể hiện Đức Quan Âm khoác một áo choàng giống như áo giáp của các kỵ sĩ Châu Âu thời Trung cổ, thực ra, đó là sự thể hiện đầy đủ trên thân thể Ngài hằng hà sa số những tượng Phật bé tí. Những tượng đó bao gồm cả trên móng tay, móng chân nữa. Vấn đề này các nghệ nhân phương Đông giải thích là trên mỗi lỗ chân lông của Quan Âm đẻ ra hàng nghìn vị Phật và các Bồ Tát khác, để mọi hang cùng, ngõ hẻm nào cũng có mặt Ngài, tựa như ánh sáng mặt trời soi rọi xuống trần gian.


Trên một bức phù điêu tại khu đền Đế Thích, Đế Thiên (Angkok Wat, Angkok Thom), Bồ Tát được thể hiện dưới hình hài của một con ngựa khổng lồ Balaha nằm tại ngôi đền Neak Pean. Ngôi đền này được xây dựng trên một hồ nước có lẽ là nơi thờ tự của vị Bồ Tát dược sư, còn về hình ngựa thì theo truyền thuyết: Đức Bồ Tát có lần trong hình dạng của một con ngựa đã cứu được 500 người lái buôn ấn Độ sắp chết đuối ngoài biển khơi. 500 con người thoát chết này đã kết đôi lứa với một giống đàn bà ăn thịt người mà truyền thuyết hay gọi là Dạ Xoa (Raksasis). Do đó bên hông, chân và đuôi ngựa, người ta chạm nhữung xâu đầu lâu treo lủing lẳng, một bức phù điêu kế tiếp cho thấy con ngựa đang bay lên trời.


Ở Trung Hoa và Nhật Bản có đến 30 kiểu tượng khác nhau về Quan Âm và cả hai nơi này đều có một quan điểm chung thể hiện Quan Âm trong hình hài của một vị nữ thần. Các nhà tu hành cũng biết được truyền thuyết của ấn Độ và cũng biết Quan Âm nguyên thủy vốn là một vị nam thần nhưng việc biến Ngài thành một người phụ nữ thì ngày nay vẫn chưa có lời giải thích thuyết phục.


Phật giáo Đại Thừa chịu nhiều ảnh hưởng của Civa giáo. Ở Tây Tạng có nhiều tượng Quan Âm thể hiện dưới hình hài phụ nữ mang tên là nữ thần Tara. Nữ thần Tara tiêu biểu cho sức mạnh và lòng đại từ đại bi. Tại Cao Miên, người ta thường thấy tượng Bồ Tát có 3 mặt, trong đó có một khuôn mặt là phụ nữ. Tượng Bồ Tát Prajnaparmita tiêu biểu cho trí tuệ tuyệt vời, là loại tượng luôn luôn được thể hiện trong tư thế ngồi, búi tóc nhô lên phía trước. Còn tượng Tara hay Prajnaparmita thường được chạm nổi trong nghệ thuật điêu khắc Khmer.


Cũng giống như nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Phật giáo đã dung hòa những yếu tố văn hóa bản địa để tạo nên một nền văn hóa đặc sắc trên xứ Đông Dương. Một nét đặc sắc quan trọng của vùng này là sự thờ kính Thiên Vương, sự đồng hóa một kẻ cầm quyền với thượng đế được dùng để nâng đức vua lên đến địa vị thần thánh hoặc bán thần. Đây là sự phối hợp tuyệt vời thích hợp tính chất chính trị thần quyền của chính quyền Khmer. Sự sát nhập giữa hoàng triều và thần linh thậm chí còn tác động lên các bức chân dung của Bồ Tát qua việc gắn thêm châu báu và vương miện vào các pho tượng này.


Một nét đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc Đông Dương là khuynh hướng thiên về hình thể đầy đặn và có ba chiều. Khác với ấn Độ là nơi mà đa số các công trình kiến trúc trên đá đều là phù điêu cao các bức tượng lớn được tạc theo kuôn mẫu thống nhất ở tất cả các phía, có thể tìm thấy ở Campuchia vào thế kỷ thứ VI, rồi sau đó có ảnh hưởng sang Xiêm, Java và một số vùng khác. Các pho tượng thời kỳ sau này là những tác phẩm gây ấn tượng nhất về hình tượng ba chiều của chúng. Ngoài ra theo ghi chép của Trung Hoa thì vùng đất này có nhiều vàng, đó cũng là lý do tại sao ngày nay giới khảo cổ còn phát hiện nhiều tượng vàng nằm rải rác khắp nơi.

Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay, số 238 tháng 6/2005

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.