Nếu hủy diệt Trái đất thì liệu khoa học có tìm ra cho chúng ta một hành tinh mới để sinh sống không?
Chúng ta hãy xem kế hoạch này đuợc thực hiện như thế nào.
Làm Thế Nào : để phát hiện ra các hành tinh có kích cỡ tương đương trái đất có quỹ đạo quay quanh những ngôi sao rất xa. Các kỹ thuật truyền thống không thể tìm thấy các hành tinh nhỏ và nhiều đá, nhưng với kỹ thuật mới gọi là kỹ thuật " Khuếch đại hấp dẫn" (gravitational micro-lensing). Kỹ thuật này sử dụng sự bẻ cong của ánh sáng để tìm ra các hành tinh giống trái đất, những hành tinh mà có môi trường không tốt như trái đất và cũng khó phát hiện nhưng có thể thay thế trái đất để con người sinh sống.
" Khuếch đại" (lensing) là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra khi một hành tinh hoặc một thiên thể di chuyển tự do trong vũ trụ đột nhiên chắn giữa trái đất và một ngôi sao nào đó. (Ngôi sao là những thiên thể tự phát sáng, còn hành tinh là những thiên thể " tối", quay quanh một ngôi sao và được nó chiếu sáng ). Khi ánh sáng đi qua thiên thể, nó bị trường hấp dẫn của thiên thể bẻ cong. Người quan sát trên trái đất đo được góc lệch của ánh sáng. Nếu thiên thể càng lớn thì ánh sáng bị bẻ cong càng mạnh và góc lệch cũng càng lớn. Dựa trên độ lớn của góc lệch này, người ta tính ra khối lượng của thiên thể. Hình ảnh quan sát được gọi là " ảnh giả" (spurious). Theo dõi thời gian xuất hiện ảnh giả và độ mạnh yếu của nó, cùng với khoảng cách giữa ngôi sao và trái đất, người ta tính ra được khoảng cách của thiên thể với ngôi sao " mẹ". Phương pháp này gọi là " khuếch đại hấp dẫn" (gravitational microlensing).
Và với kỹ thuật này, Các nhà thiên văn học đã tìm ra được bốn hành tinh mới. Hành tinh được tìm thấy mới đây nhất nằm trong chòm sao Scorpio là một thiên thể hình cầu cực lạnh, có độ lớn và nặng chỉ bằng 5,5 lần lần trái đất và là hành tinh ngoài hệ mặt trời nhỏ nhất có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao bình thường.
Lý Do tìm kiếm : để xem thử rằng liệu chỉ có duy nhất chúng ta trong vũ trụ hay không. Chúng ta có khả năng tìm thấy sự sống trên một hành tinh có nhiều đá hơn là trên một hành tinh khổng lồ đầy chất khí như sao Mộc – và nếu con người cần tìm ra một nơi sinh sống mới trong tương lai thì các hành tinh ngoài hệ mặt trời đầy đá sẽ có thể là điểm đến của chúng ta. Ngoài ra, một số các nhà khoa học cũng đưa ra lý thuyết rằng các hành tinh rắn nhỏ có số lượng nhiều hơn các hành tinh khí khổng lồ (tỷ lệ 10/1 là một ước tính dè dặt) nhưng cho đến bây giờ họ vẫn chưa thể kiểm chứng được giả thuyết đó.
Địa điểm : trên khắp trái đất. Một nhóm các nhà khoa học đặt các kính viễn vọng của họ nhắm vào trung tâm của dải ngân hà, nơi mà khi nhìn qua kính thiên văn, họ có thể trông thấy nhiều ngôi sao ngay tức thì. Và bởi vì các hiện tượng " Khuếch đại hấp dẫn" chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ 10 đến 40 ngày nên các nhóm nghiên cứu ở các châu lục khác nhau đều thu lại dữ liệu khi bình minh đến – thời điểm kết thúc việc quan sát – và sau đó gửi các dữ liệu này cho các đồng nghiệp của họ.
Gồm những ai : hai nhóm các nhà khoa học quốc tế ở Chilê và New Zealand được hỗ trợ bởi hàng trăm các nhà khoa học tự nguyện khác đang tìm kiếm các hiện tượng khuếch đại khắp các vùng rộng lớn trên bầu trời. Và họ báo cho nhau biết các hiện tượng khuếch đại có khả năng xảy ra qua trang Web và e-mail.
Các câu hỏi.
Đã có bao nhiêu hành tinh đưọc khám phá?
Khoảng 200 hành tinh. Hầu hết số hành tinh này được các nhà thiên văn học phát hiện bằng cách dò tìm các thay đổi ở vận tốc góc trong chuyển động của một ngôi sao, sự thay đổi này là do tác động của lực hấp dẫn của một vật thể khác có quỹ đạo quay quanh ngôi sao đó. Nhưng vì phương pháp này hầu như chỉ tìm thấy các hành tinh khổng lồ có quỹ đạo quay gần với các mặt trời của chúng nên hầu hết các hành tinh mà phương pháp này tìm thấy là các hành tinh " Sao Mộc nóng" (hành tinh " Sao Mộc nóng" là các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời có khối lượng gần hoặc lớn hơn khối lượng của sao Mộc (1.9 × 1027 kg) nhưng không giống trong hệ mặt trời của chúng ta là trong khi Sao Một (Jupiter) có quỹ đạo cách mặt trời 5 AU tức 5 Đơn vị thiên văn (1 AU = 149.598.000 kilomet) thì các hành tinh Sao Mộc nóng có quỹ đạo cách các hành tinh mẹ của chúng khoảng 0,05 AU. Hay nói cách khác hành tinh " Sao Mộc nóng" có quỹ đạo rất gần với ngôi sao của hành tinh “ mẹ”.)
Trong những hành tinh đó, có hành tinh nào giống trái đất không?
Chưa tìm thấy hành tinh nào giống trái đất. Phương pháp khuếch đại đã tìm thấy 4 hành tinh nhỏ và rắn, nhưng chúng quá xa so với mặt trời của chúng và vì vậy chúng rất lạnh và không thể có sự sống. (Hành tinh Scorpio được ước tính có nhiệt độ khoảng –364°F). Nhưng các cuộc tìm kiếm trong tương lai có thể sẽ rơi vào các vùng sinh sống được trong hệ mặt trời. Nếu được thực hiện vào năm 2012, dự án Microlensing Planet Finder do Nasa tiến hành sử dụng một kính thiên văn vũ trụ được thiết kế để thống kê “ dân số” trong dải ngân hà của chúng ta thì chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn khi dò tìm các hành tinh trong các vùng này.
Chúng ta có thấy được hành tinh nhiều đá nào chưa?
Chưa. Chúng quá mờ nên không nhìn thấy được, ngay cả khi sử dụng các khính thiên văn mạnh nhất.
Nguồn: Popular Science, Sở KH & CN Đồng Nai, khoahoc.com.vn, 21/09/2006