Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/06/2022 14:23 (GMT+7)

Công nghệ số đang “dẫn dắt” Việt Nam phát triển

Nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam có khả năng giúp đưa đất nước trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dù sẽ có những thách thức cần vượt qua, song hành trình phát triển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư trên các lĩnh vực.

tm-img-alt

Tập đoàn EVN nhận giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2019

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 phản ánh rõ tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng phải trở nên hiệu quả hơn và chính phủ đã nhận thấy sự chuyển đổi số của nền kinh tế có thể nâng cao đáng kể tốc độ tăng trưởng.

Số hóa đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng tại Việt Nam. Nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước đang tăng trưởng hai con số và tổng giá trị thị trường dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới đã chấp nhận các dịch vụ số kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Thị trường kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam được củng cố bởi sự phát triển mạnh mẽ về thương mại điện tử, tài chính số và giáo dục.

Thương mại điện tử là động lực tăng trưởng lớn nhất

Trước COVID-19, theo thống kê một người dùng Internet ở Việt Nam từng dành 3,1 giờ trên mạng mỗi ngày cho nhu cầu cá nhân. Con số này tăng vọt lên 4,2 giờ trong giai đoạn giãn cách xã hội và hiện ở mức 3,5 giờ/ngày. 80% người dùng coi công nghệ là thiết yếu trong thời kỳ đại dịch.

Thương mại điện tử được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng này khi 88% người dùng Internet mua sắm trực tuyến. Ước tính, 53% dân số mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội, như Facebook và Zalo, hoặc các nền tảng thương mại điện tử, như Lazada, Shopee và Tiki.

Với mức độ thâm nhập Internet ngày càng tăng, việc sử dụng điện thoại thông minh rộng rãi hơn và sự đa dạng các nền tảng mua sắm trực tuyến, thị trường thương mại điện tử dự kiến sẽ tạo ra mức tăng trưởng cao hơn 25% mỗi năm và có giá trị thị trường là 35 tỷ USD vào năm 2025, tương đương 1/10 tổng doanh số bán lẻ theo tầm nhìn dài hạn của Việt Nam.

Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam. Thương mại điện tử Việt Nam, được thúc đẩy bởi xu hướng số hóa và kết hợp với nguồn vốn tăng nhanh, đang trên đà đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

Ngân hàng số trên đà phát triển

Là lĩnh vực quan trọng của đất nước, dịch vụ tài chính đang tận dụng xu hướng số hóa. Theo kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành dịch vụ tài chính đã được chỉ định đóng vai trò tiên phong trong việc thiết lập một hệ thống số hóa hoàn toàn, lấy con người làm trung tâm. Do đó, các ngân hàng Việt Nam đang theo đuổi các chiến lược phát triển kỹ thuật số. Các ngân hàng thương mại hàng đầu dành 20%-70% chi tiêu vốn cho việc số hóa. Các chiến lược phát triển kỹ thuật số linh hoạt là rất quan trọng để trở thành người chiến thắng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nơi cho vay bán lẻ và đầu tư đang phát triển nhanh chóng và người dùng trẻ đang đón nhận các giải pháp kỹ thuật số.

Cũng giống như thương mại điện tử, sự dễ dàng và thuận tiện của ngân hàng số sẽ thay đổi cách mọi người thực hiện các giao dịch tài chính. Các dịch vụ tài chính số cũng đang trở thành những động lực quan trọng, với 99% doanh nghiệp hiện chấp nhận thanh toán kỹ thuật số và 72% áp dụng các giải pháp cho vay kỹ thuật số. Số lượng người dùng ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 73% trong 9 tháng đầu năm 2020, mức cao nhất trong toàn khu vực. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của ngân hàng số vẫn ở mức vừa phải, đặc biệt là trong các phân khúc thanh toán điện tử, chuyển tiền kỹ thuật số và đầu tư trực tuyến. Sự gia tăng của thương mại điện tử sẽ tiếp tục thúc đẩy thanh toán điện tử. Dịch vụ tài chính số của Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển trong trong những năm tới.

Tương lai quyết định bởi thế hệ người tiêu dùng số

Theo một nghiên cứu của McKinsey, vào năm 2030, 40% tiêu dùng của Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi thế hệ ra đời trong giai đoạn kỹ thuật số, tức là sinh ra vào những năm 1980 đến 2012. Nhóm người này có xu hướng sử dụng Internet nhiều và sử dụng điện thoại thông minh. Sở thích và nhu cầu mua hàng của họ được quyết định bởi các yếu tố khác nhau. Ví dụ, một công ty giải trí trực tuyến phải kích hoạt nhiều dịch vụ đầu cuối hơn để tăng trải nghiệm người dùng tổng thể trong khi các kênh ngân hàng trực tuyến phải tạo điều kiện cho giao dịch từ xa để tăng sự hài lòng của khách hàng. Các công ty muốn tận dụng những thay đổi hành vi này sẽ phải cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số sáng tạo để tăng sự hài lòng của khách hàng./

Xem Thêm

Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả!?
Diễn Đàn Công Nghệ Và Chuyển Đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (Liên hiệp Hội Việt Nam); Hội tự động hóa Việt Nam; Viện Công ghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội); các tổ chức quốc tế phối hơp tổ chức trong năm qua với các chuỗi hoạt động như hội thảo, triển lãm, tọa đàm đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Chat GPT – Công cụ thông minh nhất thế giới?
Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.
Nuôi dưỡng đam mê, thắp sáng ước mơ trở thành những nhà khoa học
Ngày 27-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18.
Sẽ có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân HIV?
Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV mà nếu thành công, nó có thể được phát triển thành vắc xin hoặc phương pháp điều trị một lần cho người nhiễm virus này

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.