Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/11/2008 15:13 (GMT+7)

Năm Mậu Tý và cửu vị thần công ở Huế

Triều đình Đồng Khánh đã chấp nhận và đã nhờ Pháp mua máy móc và khuôn đúc. Đến tháng 4 năm 1887, thực dân trả lời là chúng không mua được máy; do đó chúng dự định phá toàn bộ các cỗ súng thu được của ta thành đồng vụn để bán lấy tiền. Trước tình hình đó, triều đình Đồng Khánh đã đề nghị Pháp giao trả lại chín cỗ “Hùng dũng vô định thượng tướng quân”; đó là chín khẩu súng lớn, tượng trưng cho uy lực của triều đình từ xưa để lại, số còn lại chia làm mười phần, thực dân Pháp sở hữu bảy phần, ba phần còn lại triều đình Huế đúc thành tiền để chi dùng.

Tháng 6 năm 1887, thực dân ước tính với hơn 600 cỗ súng, sẽ được 70 vạn kilô đồng, có giá trị thành tiền 70 vạn franc; nếu đúc thành đồng phải mất hàng chục năm, sẽ không đáp ứng kịp cho việc xây dựng của chúng. Do đó chúng định giá bảy phần mười số đồng đó là 50 vạn franc, quy ra thành 12.050 đồng bac. Số tiền này chúng bắt triều đình Huế chuộc bằng tiền mặt ngay!

Mãi đến 5 tháng sau, vào những ngày đầu năm Mậu Tý (1888), chúng mới đồng ý để trao trả lại chín khẩu thần công đó cho triều đình, nhờ thế mà “số phần” của nó vẫn tồn tại được cho đến ngày nay! Sách Đại Nam thực lục (1) chép: “Tháng giếng năm Mậu Tý (1888), nước Pháp giao trả 9 khẩu súng đồng Hùng dũng đại tướng quân. Cho vẫn để ở xưỏng đại tướng quân”. (Sđd, tr. 43).

Xưởng “đại tướng quân” là một nhà trống, phía sau có một bức vách rộng 2m50, cao 3m35 vẽ dọc năm màu khác nhau, viết những câu đối ngợi ca chín cỗ súng. Sát vách có một cái bàn đá quét vôi, thường được thắp hương, đó là bàn thờ các vị súng thần.

Cửu vị thần công đã được đúc dưới thời vua Gia Long. Sách Sử Quốc triều chính biên toát yếu (2) chép: “Năm Quý Hợi thứ II (1803) đúc 9 khẩu súng đồng (đặt tên là Xuân, Hạ, Thu, Đông, Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ). Khi đúc xong rồi, làm bài minh để ghi cho nhớ (năm Gia Long XV, ngài mang danh là “Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Quân”) (Sđd, tr. 71).

Trong tạp chí Huế xưa và nay số 3/1993 (3), tác giả Lê Văn Hoàng đã dịch nghĩa nội dung của bài minh như sau:

“Năm Giáp Ngọ (1774) Ngự giá đông tuần. Năm Mậu Thân (1788) đạo quân kéo vào Gia Định. Năm Tân Dậu (1801) vào tháng hai trong mùa hè lấy lại được cựu đô. Năm Nhâm Tuất (1802) vào tháng 2 trong mùa hè đạo chánh quân tập trung về Bắc để biểu diễn. Vào tháng 7, tin mừng thắng trận tâu về vua đổng tất. Cũng trong năm ấy, rút quân trở về để làm lễ kỳ cáo ở Thế Miếu rằng bọn phản nghịch đã tiêu diệt. Mùa Xuân năm Quý Hợi (1803), vua sắc ban thâu góp đồng lấy được của địch để đúc 9 khẩu đại bác. Đến tháng 12, thợ tâu lên đã hoàn tất công việc, chỉ còn khắc bài minh để làm kỷ niệm” (Sđd, tr. 69).

Tất cả chín khẩu thần công đều được đặt trên giá gỗ có bánh xe. Mặt ngoài giá súng có chạm khắc hình rồng. Đặc biệt có một đầu rồng chạm nổi, mắt lồi ra trông rất dữ.

Lệ thường hàng năm triều đình nhà Nguyễn thường cúng đại lễ “cửu vị thần công” tại ty Hộ vệ ở trong Đại Nội. Chánh tế là vị Quản đốc Thần công. Nhà vua có ban sắc lễ “tam sanh” là trâu, heo và dê. Đến thời Đồng Khánh (1886), lễ tế được bãi bỏ vì quá tốn kém, chỉ làm lễ cúng ở miếu Hoả thần. Tuy nhiên, vì thói quen không thể bỏ được, cứ đến ngày mồng một và ngày rằm, Quản đốc và toán lính hộ vệ mua sắm lễ vật để cúng tế trước bàn thờ thần. Thời đó, mỗi lần khách bộ hành đi qua trước cửu vị thần công đều phải “khuynh cái hạ mã” (cất nón xuống ngựa). Đến thời Khải Định (1923) lệ này mới được bãi bỏ.

Các cỗ súng thần công chưa bao giờ được đưa ra mặt trận, vì thế nó chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho uy lực.

“Cửu vị thần công” là công trình của một tập thể nghệ nhân đúc đồng giàu kinh nghiệm và kỹ thuật cao của nước ta vào đầu thế kỷ XIX. Để thực hiện điều đó, phải có sự phối hợp đồng bộ qua các khâu: làm mẫu, tạo khuôn, đúc, làm nguội và trang trí. Kỹ thuật đúc 9 khẩu thần công không chỉ nói lên tầm cỡ về kích thước, trọng lượng của các cỗ súng, mà còn là biểu hiện trình độ pha chế kim loại cao của người thợ đúc đồng xứ Huế. Đồng thời, cho ta thấy nét tài hoa của những bàn tay người thợ, được thể hiện qua các hoa văn, chữ khắc rất mỹ thuật và rõ ràng. Tất cả đã tạo nên một thành quả tầm cỡ, có tính biểu tượng mạnh mẽ cao.

Tài liệu tham khảo:

1. Đại Nam thực lục chính biên toát yếu, KHXH, Hà Nội, 1978.

2. Sử Quốc triều chính biên toát yếu, Nxb Thuận Hoá, 1998.

3. Tạp chí Huế xưa và nay, Hội Sử học Thừa Thiên - Huế, số 3/1993.

4. Việt Nam những sự kiện lịch sử, T.2, Nxb KHXH, 1981.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.