Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 15/11/2010 18:51 (GMT+7)

Một số vấn đề về dân số, đất đai và tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội

Sự tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số tới sự phát triển kinh tế xã hội đều phải thực hiện thông qua yếu tố phương thức sản xuất vì đây là yếu tố đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, với tư cách là một nhân tố cơ bản của phát triển xã hội, điều kiện dân số cũng là một nhân tố giữ vào trò quan trọng, thường xuyên ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của xã hội nói chung, và đặc biệt nó gây áp lực đối với đất đai ngày một mạnh mẽ.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, dân số được hiểu là "toàn bộ những người cư trú trên một số vùng lãnh thổ nhất định, được tính theo số lượng thống kê hàng năm và các đợt tổng điều tra", và thống kê dân số phải nghiên cứu toàn bộ quá trình tái sản xuất dân số. Quan điểm hiện nay trên thế giới cho rằng dân số học là một khoa học nghiên cứu về dân số, nó nghiên cứu quy mô, cơ cấu, sự vận động. Những đặc điểm chung của dân số được xem xét chủ yếu trên quan điểm quy mô, cơ cấu và sự phát triển của dân số và như vậy vấn đề dân số bao gồm nhiều mặt như số lượng, chất lượng dân cư, sự gia tăng dân số, sự phân bố dân cư, mật độ dân số, cơ cấu dân cư. . .

Vấn đề thứ nhất, dân số được coi là điều kiện tác động trực tiếp đến sự vận động và phát triển của xã hội nói chung, trong đó đất đai đóng vai trò là điều kiện vật chất không thể thiếu. Theo quan điểm tư duy biện chứng, dân số là một điều kiện tất yếu đối với sự tồn tại và sự phát triển xã hội, đồng thời sản xuất ra con người là một trong những nội dung không thể thiếu trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Chủ nghĩa Mácxít cho rằng với quan điềm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất có hai loại. Một mặt, là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết. . . mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, đó là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình.

Theo quan niệm của Liên hiệp quốc về dân số học thì sự tác động của dân số tới đời sống xã hội được thể hiện cả hai mặt số lượng và chất lượng. Sự tác động này có tính chất lịch sử cụ thể của nó. Về số lượng, đó là sức mạnh được tính theo lao động cơ bắp, sức mạnh thể lực của con người. Trong quá trình hoạt động của mình, nhờ tài năng tổ chức, quản lý và sự liên kết mà con người đã tạo ra một sức mạnh vật chất không gì thay thế được. Sức mạnh đó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử nhất định. Khi trình độ phát triển của xã hội còn thấp thì sức mạnh của số lượng được phát huy mạnh mẽ. Về mặt chất lượng, đó là sự thể hiện về mặt trí lực của con người. Nhờ sức mạnh này mà con người có thể sáng tạo ra những sản phẩm mới không có trong tự nhiên, đem lại cho con người sức mạnh mới, làm cho con người sức mạnh mới, làm cho con người khác xa con vật. . .

Sự tác động của vấn đề dân số tới sự phát triển của xã hội được diễn ra trong sự liên quan, ràng buộc chặt chẽ giữa mặt số lượng và chất lượng. Nếu tách rời hai mặt đó ra chúng ta sẽ không thể giải thích nổi tại sao trong các giai đoạn trước đây, con người có thể tạo được nhiều công trình văn hoá có ý nghĩ vĩ đại đến tận ngày nay.

Vấn đề thứ hai: Dân số tác động đến điều kiện tự nhiên và gây áp lực tới đất đai, môi trường. Bản thân con người là sản phẩm của tự nhiên, hơn thế còn được coi như một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sinh ra được. Xét theo tiến trình phát triển, xã hội loài người cũng là sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, là một hình thức tồn tại đặc biệt của giới tự nhiên. Từ xa xưa, quan niệm về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã bị phân thành hai khuynh hướng. Một khuynh hướng cho rằng con người không đối lập với tự nhiên mà luôn được coi là một thành tố, một bộ phận cấu thành giới tự nhiên, do đó, con người cần phải sống hoà mình với tự nhiên (theo quan điểm phương Đông). Còn khuynh khác trái ngược lại đã coi con người là thước đo của mọi vật, con người phải chinh phục, thống trị giới tự nhiên (theo quan điểm phương Tây). Ở cả phương Đông và phương Tây, quan hệ con người với môi trường tự nhiên đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn khác nhau.

Con người muốn tồn tại, thì con người phải được thoả mãn các nhu cầu về vật chất. Các sản phẩm vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người đều được trực tiếp hoặc gián tiếp lấy từ đất và các điều kiện tự nhiên khác. Vì vậy, khi dân số tăng, sản phẩm cơ bản cho đời sống con người đều lấy từ đất và môi trường cũng tăng lên. Khi sự gia tăng dân số vượt qua ngưỡng của sự bền vững sinh thái, phá vỡ sự thống nhất của quan hệ con người và tự nhiên sẽ dẫn đến hậu quả khó tránh khỏi là môi trường tự nhiên bị suy thoái, các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Do tốc độ gia tăng dân số quá nhanh trong vài thập niên gần đây, nên làm cho tài nguyên đất rừng được coi là lá phổi xanh của thế giới ngày càng thu hẹp dần, dẫn đến diện tích bị sa mạc hóa tăng lên. Theo tính toán, hàng năm có trên 11 triệu ha đất rừng nhiệt đới bị biến mất, trong khi đó diện tích đất có rừng trồng lại chỉ bằng 10% số diện tích rừng bị tàn phá. Theo đánh giá của FAO, quá trình gia tăng dân số gắn liền với giảm diện tích đất rừng. Trong các nước thuộc thế giới thứ 3, cứ tăng 1,5% dân số sẽ mất 0,5% diện tích đất rừng. Riêng ở Châu Á và châu Phi, tỷ lệ mất đất rừng còn cao hơn tỷ lệ gia tăng dân số.

Nguyên nhân suy giảm diện tích đất rừng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Con người không thể tồn tại nếu thiếu cây xanh, bởi cây xanh góp phần giảm quá trình nóng lên của trái đất, thiên tai lũ lụt… và trong quá trình quang hợp, cây xanh đã cung cấp ôxy, yếu tố không thể thiếu cho cuộc sống của con người. Do vậy, việc trái đất mất dần đi diện tích đất rừng đã góp phần nẩy sinh nhiều thảm họa khó lường cho con người, nguyên nhân dẫn đến làm giảm sự phát triển xã hội con người.

Dân số tăng nhanh gây áp lực tới đất sản xuất nông nghiệp, đó là sự thu hẹp do quá trình biến đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Mặt khác, do dân số tăng nhanh cần phải tăng thêm số lượng lương thực, người ta phải khai thác tiềm năng cuả đất một cách triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn đến hậu quả môi trường sinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá và ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra. Đối với nước ta (năm 2005), tổng diện tích tự nhiên 33.069.348,12 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 9.415.568,0 ha, với dân số 83,121 triệu người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người là 1.132,75 m2/ người, giảm so với năm 2000 là 1.203,0 m2/ người và như vậy quá trình phát triển tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chậm hơn so với sự gia tăng dân số hàng năm.

Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai sẽ làm tăng mạnh nhu cầu dùng nước và kéo theo tác động mạnh đến tài nguyên nước. Đó là sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ, đồng thời còn tác động đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng. Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 33% nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới.

Cùng với việc gia tăng phá rừng, đất đai, huỷ hoại nguồn nước, sự tăng nhanh của dân số còn làm ô nhiễm cả bầu không khí. Không khí bị ô nhiễm trước tiên là do hàng năm, loài người đã đào bới, rút ra lừ lòng đất hàng tỷ tấn nguyên liệu khoáng vật. Nguyên liệu này khi bị đốt cháy, nung nấu trong quá trình sử dụng đã thải vào bầu khí quyển một lượng lớn các chất độc hại, là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hoạt động của con người còn gây ra những tác nhân phá hoại tầng ôzôn, dẫn đến trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao 0,3 đến 1 ,0m và do đó nhiều vùng đất canh tác sẽ bị nhấn chìm trong nước biển . . . .

Dân số tăng nhanh còn là một nguyên nhân làm mất đi tính đa dạng của tài nguyên thiên nhiên. Những bộ phận, yếu tố cấu thành của tự nhiên luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, có sự tương tác, gắn kết chặt chẽ với nhau. Nhưng trong quá trình sinh sống, do nhu cầu và khả năng của mình, con người chỉ tập trung khai thác ở một số khu vực, một số bộ phận của tự nhiên. Sự biến động bất thường này làm ảnh hưởng đến sự thống nhất của toàn bộ giới tự nhiên và từ đó dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái, đe doạ đến sự sinh tồn của loài người.

Như vậy, thông qua hoạt động sống của mình, con người đã phá vỡ sự thống nhất của mối quan hệ con người và tự nhiên. Sự gia tăng của dân số đã gây nên hàng loạt những vấn đề về môi trường và con người đang phải trả giá cho chính những hành động của mình. Cho nên cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đất đai và môi trường.

Vấn đề thứ ba: Dân số có những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để quá trình sản xuất có thể thực hiện được, phải có một nguồn lao động hợp lý, trong khi đó, các quá trình biến động dân số có tác động rất lớn đến sự phát triển của nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. Khi xem xét mối quan hệ này cần chú ý, một mặt, sự tái sản xuất dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động duy nhất cho xã hội, nhưng mặt khác vấn đề bảo đảm việc làm cho lực lượng lao động lại hết sức khó khăn nếu dân số tăng vượt tầm kiểm soát của nhà nước và xã hội.

Khi dân số tăng nhanh, số lượng lao động tăng lên, quá trình sản xuất không sử dụng hết lao động, mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng lao động, dẫn đến tình trạng khủng khoảng thừa là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp mà thất nghiệp chính là một nguồn gốc của nhiều tiêu cực trong xã hội.

Việc gia tăng quá mức dân số cũng ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động. Dân số quá đông sẽ làm cho hệ thống dịch vụ như giáo dục, y tế, quá tải, con người sẽ không được đào tạo, không được đảm bảo cả về thể lực, trí lực để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất cạnh tranh cao mang tính hàng hoá, toàn cầu hoá.

Trong vấn đề dân số, cơ cấu dân số và sự phân bố dân cư cũng là những yếu tố tác động đến quá trình sản xuất ở nước ta, dân số nông thôn vẫn chiếm gần 76% tổng dân số cả nước, chiếm gần 70% lực lượng lao động của toàn xã hội phân bố không đồng đều ở các vùng miền trong cả nước. Trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phương thức tổ chức hoạt động sản xuất đã có nhiều thay đổi, tổ chức sản xuất, cuộc sống ở nông thôn xuất hiện nhiều yếu tố mới, nhất là những vấn đề liên quan đến sử dụng đất. Về cơ cấu dân số, nếu tỷ lệ nguồn lao động trẻ cao hơn sẽ tạo nguồn lao động dồi dào nhưng đồng thời cũng gây nên áp lực về vấn đề việc làm. Ngược lại, khi tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng cao, số người cao tuổi trong xã hội chiếm tỷ lệ cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sức lao động.

Về sự phân bố dân cư, nếu không có sự chủ động kiểm soát bằng các chính sách kinh tế, xã hội hợp lý thì xu hướng phổ biến sẽ là tình trạng mất cân đối mật độ dân số và chất lượng dân số. Ở những khu vực đô thị lớn và nhỏ cũng như khu vực đồng bằng, nơi đây được coi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc sống, dẫn đến mật độ dân số sẽ tăng nhanh do gia tăng cơ học, còn ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, có mật độ dân cư thưa thớt với điều kiện chăm sóc dân số khó khăn làm cho chất lượng dân số không cao đã làm cho chất lượng cuộc sống dân cư vùng này có xu hướng nới rộng khoảng cách với vùng đô thị, đồng bằng trù phú. Tình trạng này đồng thời gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho cả khu vực đô thị, đồng bằng và các khu vực miền núi, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội chung của quốc gia và điều kiện của chúng ta cũng không nằm ngoài vấn đề này.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng AI trong truyền thông, báo chí
Ngày 29-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Chương trình tập huấn với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ứng dụng trong báo chí hiện đại”. Học viên tham dự tập huấn là các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí của các Tổ chức KH&CN, Hội ngành toàn quốc trong hệ thống.
Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.