Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 23:09 (GMT+7)

Một người nông dân giúp Quảng Nam ""nhân bản"" trầm hương

Tổ chức rừng mưa nhiệt đới (TRP) - tổ chức phi chính phủ Hà Lan hơn 10 năm qua đã đến Việt Nam nghiên cứu khảo sát về cây trầm hương khắp Tây Nguyên, duyên hải miền trung và vùng Bảy Núi (An Giang),đảo Phú Quốc. Đến năm 2000, dự án khôi phục loài cây tuyệt chủng này đã được EU tài trợ thành lập, kinh phí đầu tiên gồm 200.000 euro nhằm xây dựng hai vườn ươm cây dó bầu tại Kon Tum và An Giang.TRP đang chuẩn bị tổ chức hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về trầm hương tại TP Hồ Chí Minh từ 10 - 15-11-2003.

Trầm Việt Nam được cả thế giới biết tên

Trên thế giới có 15 loài cây trải rộng từ núi Hymalaya đến châu Đại Dương có khả năng tạo trầm. Nhưng cây dó bầu ở vùng Đông Dương là loài cây có khả năng tạo ra trầm hương chất lượng cao nhất. Dự ánTRP nghiên cứu khả năng tác động tạo ra trầm hương trên cây dó bầu.

Rừng núi miền tây Quảng Nam chính là xứ sở của trầm hương. Nhưng loài cây này đã bị tàn sát tột cùng bởi những tay "đi điệu" (ngậm ngải tìm trầm). Giá 1 kg gỗ trầm hương thiên nhiên luôn hơn 10 lượngvàng. Nếu là kỳ nam (trầm hương đã tụ vài chục năm) giá lên đến hàng trăm lượng vàng. Tinh dầu trầm có tác dụng định hương các loài nước hoa hoặc dùng làm dược phẩm quý. Gỗ cây dó khi tụ trầm đượcphân làm ba loại. Loại mới kết những đường vân tụ dầu gọi là tóc, đậm hơn, nhiều dầu gọi là trầm hương. Hai loại gỗ này thả xuống nước đều nổi. Toàn bộ kết tinh dầu, gỗ thả xuống nước chìm gọi là kỳnam. Gỗ đã có tụ trầm, dù là tóc, trầm hương hay kỳ nam dùng để tạc tượng đặt trên bàn thờ hoặc trang trí nội thất, được người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho là biểu tượng của nhà quý phái. Gỗtrầm hương còn bỏ vào lư đốt xông trầm trong các buổi tế lễ, các tôn giáo đều ưa chuộng nên mệnh danh là "gỗ của các vị thần".

Huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam có sân bay Chu Lai và cảng Kỳ Hà đang khẩn trương xây dựng khu kinh tế mở (KKTM): Toàn huyện có 14 xã và một thị trấn nhưng có năm xã vùng trung du nằm ngoài vùng quyhoạch KKTM. Ai cũng tưởng rằng năm xã này bị thiệt thòi. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại nhờ vào một loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn: cây trầm hương. Ngày 1-9 vừa qua, BCH Hội Nôngdân (HND) huyện Núi Thành đã ký một hợp đồng kinh tế với một hội viên đang cư ngụ tại xã Tam Thạnh, tâm điểm của năm xã ngoài KKTM.

Nội dung bản hợp đồng khiến ai cũng vui mừng. Đại diện bên A là ông Đoàn Ngọc Lĩnh, chủ tịch HND huyện. Bên B là nông dân Nguyễn Hoàng Huy. Bên A sẽ chịu trách nhiệm về huy động nguồn vốn và laođộng, chịu trách nhiệm mọi mặt về pháp lý để ông Nguyễn Hoàng Huy, người đã có nhiều sản phẩm thành công qua tám năm nghiên cứu chọn giống, trồng và nuôi cấy tạo trầm trên toàn bộ diện tích cây dóbầu đã và đang được trồng trên địa bàn huyện. Bên B chịu trách nhiệm kỹ thuật suốt chu kỳ cây trồng, sản phẩm thu hoạch được tiêu thụ và ăn chia theo tỷ lệ mà hai bên sẽ thỏa thuận.

Cùng với bản hợp đồng kinh tế là dự thảo thành lập Hội trầm hương ở huyện do HND chịu trách nhiệm. Anh Nguyễn Hoàng Huy cũng cung cấp hàng chục mẫu vật từ thân, cội, rễ cây dó bầu do con người tácđộng tạo thành trầm để HND xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu về loài cây độc đáo này ở trung tâm thị trấn huyện. Cách làm của HND huyện Núi Thành và ông Nguyễn Hoàng Huy gần như là sự trả lời cụthể về những ý kiến nghi hoặc, thậm chí quy chụp của dư luận, kể cả một số nhà khoa học cho rằng tạo trầm chỉ là "xảo thuật" để bán cây giống. Cây trầm (dó bầu) được xếp thứ 11 trong 13 loài thực vậtrừng quý hiếm nhóm 1 tuyệt đối cấm khai thác, sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Tại Nghị định số 48/CP, loài cây này đã được đưa xuống trong nhóm 2, chỉ hạn chế khai thác và sử dụng. Cây dó bầu đã maymắn thoát hiểm họa tuyệt chủng nhờ những nỗ lực của các nhà nghiên cứu khoa học lâm nghiệp trong, ngoài nước và những nông dân say mê với nghiệp rừng như anh Nguyễn Hoàng Huy.

Cuộc đời thăng trầm cùng trầm hương

Anh Huy vốn là một nông dân học chưa hết cấp 2. Quê anh ở huyện Tiên Phước, cách Tam Thạnh nhiều ngọn núi. Năm 1981, sau khi xuất ngũ anh làm việc tại Công ty ngoại thương huyện Tiên Phước. Nhiệm vụđược giao của Huy là vào Phú Yên, Khánh Hòa tiếp cận với các tay "đi điệu" để mời họ về đi săn lùng các loài cây trầm hương tại rừng núi Quảng Nam. Nhiều năm trời, Huy thực sự "ngậm ngải" cùng đoànquân tìm trầm nơi rừng sâu lên tận miền cao nguyên Kon Tum giáp ranh. Huy học được nhiều điều. Loài cây quý ngày một cạn kiệt, đến đầu những năm 90 thì hoàn toàn vắng bóng, Công ty ngoại thương cấphuyện cũng đi vào giải thể. Trở về đời thường. Huy lại nhớ những cây dó tụ trầm từ những vết xâm phạm của đạn bom hay sừng thú cày húc. Nơi đó đổ nhựa ra hấp dẫn loài kiến về làm tổ. Vậy sao khôngtrồng cây lên và tìm cách tạo trầm?

Anh dốc vốn ra mua những hột giống cây dó bầu còn sót lại về ươm ngay vườn nhà. Nhiều người bắt chước làm. Cây lớn lên đủ 10 cm đường kính đều được Huy mua để đó, thử nghiệm tạo trầm theo nhiều cách:khoan thân bơm vào chất xúc tác, đóng đinh, mảnh sắt vào... Sau lưng núi Lập có một số cây dó bầu mọc hoang từ chim ăn hạt thả rơi. Chị Phạm Thị Vân chủ vườn đồng ý bán một cây to với giá 6 triệuđồng để anh nuôi thử nghiệm. Huy bén rễ rồi động viên bà con lấy hạt ươm ra nhiều cây giống. Huy phổ biến cách chọn giống: cây dó bầu còn nhỏ lá mọc so le, dài, nhưng lớn lên lá tròn lại hơn. Còn cácgiống gió me, gió liệt lúc cây nhỏ lá hơi tròn nhưng khi lớn lại dài ra.
Xứng đáng được cấp bằng sáng chế

Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, ông Nguyễn Thanh Tâm nghe lời Huy nên đã trồng thử vài chục cây. Không ngờ giờ đây là nguồn lợi lớn, Chủ tịch Hội Nông dân cho biết: trước khi ra Hà Nội nhận chức Phó chủtịch Trung ương Hội Nông dân, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam là ông Nguyễn Hữu Mai dặn cán bộ phải ra sức phục hồi loài cây quý này và cố gắng tạo ra được trầm giúp làm giàu cho dân cho nước.

Xã huyện liền cấp cho Huy 6 ha ở vùng đồi Đức Phú giúp anh làm trang trại. Ba năm, cây lớn 10 cm trở lên đều được Huy tạo trầm. Dăm gỗ mới kết tóc, đục ra cũng bán được từ 60.000-120.000 đồng/kg chocác vựa Tam Kỳ, Đà Nẵng. Nghe đâu người ta mua về để chiết xuất làm tinh dầu. Lá cây dó hái về cũng làm nồi xông giúp người nhiễm cảm. Chủ tịch Hội Nông dân bàn với Huy một chương trình liên kếttrồng trầm để các bên đều có lợi. Hội Nông dân và UBND huyện Núi Thành cũng đang xúc tiến các thủ tục để trình Cục sở hữu trí tuệ cấp cho Nguyễn Hoàng Huy bằng sáng chế về tác động tạo trầm từ cây dóbầu.

Nguồn: Hùng Văn(Thời báo kinh tế Việt Nam), www.nhandan.org.vn ngày15/11/2003

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.