Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 29/04/2006 00:35 (GMT+7)

Một bác sĩ tự chế tạo đèn chiếu chữa bệnh vàng da

Công trình của sự say mê...

Sinh năm 1962 tại Nghệ An trong một gia đình có bốn anh em. Từ nhỏ cậu bé Ngô Minh Xuân đã theo bố mẹ (vốn là cán bộ tập kết) sinh sống ở nhiều nơi khác nhau.

Năm đầu tiên của bậc học cấp 1 Xuân đã theo bố mẹ đến ở Thái Nguyên, đến năm đầu của bậc học cấp 2 thì về ở Hải Hưng (Hải Dương) và đến đầu của bậc học cấp III thì cùng bố mẹ vào miền nam sinh sống. Dù phải di chuyển suốt các nơi như vậy nhưng đặc biệt ở nơi nào Xuân cũng học tập xuất sắc.

Sau khi tốt nghiệp cấp III trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, TP Hồ Chí Minh năm 1981, Xuân thi vào trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và đã trúng tuyển vào học chuyên ngành Nội nhi của trường. Có sự lựa chọn này bởi anh vốn rất yêu trẻ em nên luôn mong muốn được làm bác sĩ để điều trị cho trẻ.

Tháng 8-1987, Xuân đã tốt nghiệp xuất sắc bác sĩ Y khoa và từ tháng 1-1988 anh đã được thỏa mãn niềm mơ ước của mình khi được điều về làm bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh.

Trong hai năm 1992 và 1993, anh được cử đi tu nghiệp về Nhi sơ sinh tại Pháp và sau đó tiếp tục về công tác tại Khoa Sơ sinh của Bệnh viện Từ Dũ. Và bắt đầu từ đây anh bắt tay vào thực hiện những nghiên cứu khoa học quan trọng.

Do luôn tiếp xúc với trẻ em nên BS Xuân thực hiện nhiều nghiên cứu để chữa bệnh cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt nhất, đó là các nghiên cứu về căn bệnh vàng da mà từ thực tế công tác anh đã ghi nhận được.

Lâu nay, bệnh vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh là một bệnh hay gặp và rất nguy hiểm ở trẻ với biến chứng là vàng da nhân. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ sẽ bị tử vong do nhiễm độc thần kinh hoặc nếu sống sót cũng bị bại não suốt đời. Tuy nhiên tại Việt Nam ở một số bệnh viện, bệnh này chưa được quan tâm đúng mức và chưa được trang bị đủ các trang thiết bị để điều trị do giá thành nhập ngoại cao. Do đó việc chẩn đoán bệnh nhiều khi không kịp thời, bỏ sót, nên trẻ sơ sinh thường được chuyển lên tuyến trên trong tình trạng bệnh đã quá nặng, đã đi vào giai đoạn "vàng da nhân", hậu quả là trẻ bị tử vong hoặc mang dị chứng thần kinh suốt đời.

Bác sĩ Ngô Minh Xuân rất trăn trở với điều này. Anh đã dồn nhiều công sức để tìm hiểu và được biết bệnh có thể điều trị kịp thời nếu dựa trên ba phương pháp chính là dùng thuốc, chiếu đèn (ánh sáng liệu pháp) và thay máu (khi có chỉ định).

Từ đó, với những kiến thức y khoa đã học được trong hai năm tu nghiệp ở nước ngoài cộng với quá trình tự học thêm, bác sĩ Ngô Minh Xuân đã mày mò nghiên cứu chế tạo ra dàn đèn chiếu compact TD với ánh sáng xanh dương dùng để điều trị sớm bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Dàn đèn hoạt động theo nguyên lý: Dùng năng lượng ánh sáng từ bóng compact DS 9w/71 với bước sóng từ 400-500nm để tác động lên các phân tử bilirubin gián tiếp dưới da, biến thành các dạng đồng phân quang học, tan trong nước, không độc, thải được ra ngoài qua mật và nước tiểu.

Khi đưa vào thử nghiệm lâm sàng, các kết quả thu được cho thấy việc sử dụng dàn đèn trong điều trị đã đạt kết quả rất tốt, hiệu quả điều trị cao tương đương sản phẩm ngoại nhập. Mặc khác, dàn đèn do BS Xuân chế tạo rất đơn giản dễ sử dụng mà lại an toàn và có giá thành thấp (chỉ bằng 1/10 so với giá đèn ngoại nhập).

Một luận án tiến sĩ có giá trị khoa học lớn

Lâu nay do dàn đèn có ánh sáng xanh để điều trị bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh của nước ngoài có giá thành cao và bóng đèn phải thay thường xuyên sau 1000-2000 giờ điều trị gây nhiều tốn kém, vì thế tại các bệnh viện trong nước chỉ sử dụng ánh sáng trắng để rọi đèn cho trẻ. Cách làm này chưa đáp ứng được những yêu cầu điều trị đặc biệt ở các trường hợp vàng da nặng.

Ở Bệnh viện Từ Dũ, nơi bác sĩ Xuân công tác, mỗi năm có trên 40.000 trẻ mới sinh, riêng Khoa Sơ sinh mỗi ngày có thường xuyên 150-200 bé sơ sinh. Do đó sản phẩm đèn chiếu của BS Xuân ra đời đã là một phương tiện cần thiết cho việc điều trị bệnh vàng da cho trẻ. Sản phẩm đã được đánh giá rất cao và đưa vào sản xuất đại trà để cung cấp cho các bệnh viện trong nước.

Tính từ khi ra đời (năm 1997) đến nay, Bệnh viện Từ Dũ  đã sản xuất và phân phối hơn 100 dàn đèn "made in Việt Nam" này đến các bệnh viện và các trung tâm y tế của các tỉnh thành cả ba miền bắc, nam, trung, góp phần đáng kể vào việc điều trị vàng da sơ sinh ở các tuyến.

Và trong năm 1999, Bộ Khoa học công nghệ đã cấp bản quyền sáng chế độc quyền cho dàn đèn này. Riêng tác giả đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo và Huy hiệu Lao động sáng tạo.

Thành công của dàn đèn compact tự chế đã mở ra một hướng đi mới cho vị bác sĩ mê nghiên cứu khoa học này. Ngay trong năm 1996, anh đã tiếp tục làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Nhi khoa tại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và tháng 6-2002, anh đã hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành này, đề tài: "Phân cấp chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp".

Bên cạnh đó, BS Xuân cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu khác về chữa trị bệnh cho trẻ sơ sinh. Tính từ ngày vào ngành đến nay, trong một thời gian rất ngắn anh đã có 11 công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Viêm màng não mũ ở trẻ sơ sinh(1996), Vàng da sơ sinh nặng do tăng bilirubin gián tiếp(1997), Nhận định về các trường hợp vàng da sơ sinh cần thay máu(1999), Sử dụng dàn Compact TD 9W/71 tự chế để điều trị bệnh vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp(1999), Tác dụng của Clofibrat liều uống duy nhất trong điều trị phòng ngừa vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp(2000), Ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu và dinh dưỡng lên sự phát triển tâm sinh lý của trẻ dưới 5 tuổi(2000), Tử vong chu sản tại Bệnh viện Từ Dũ trong 3 năm 1998-1999-2000(2001), Hiệu quả phòng ngừa hội chứng suy hô hấp ở trẻ non tháng của betamethasone sử dụng trên các thai phụ dọa sinh non(2002)...

Sau thành công của dàn đèn compact năm 2002, anh tiếp tục chế tạo dàn dèn "compact kép" 2 mặt để điều trị vàng da nặng do tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Trong năm 2003, anh đã hoàn thành đề tài nghiên cứu này và áp dụng dàn đèn compact TD 9w/71 kép nhằm sử dụng để điều trị tích cực các trường hợp vàng da sơ sinh, giảm bớt các trường hợp vàng da phải thay máu.

Nhờ những đóng góp to lớn đối với ngành nhi khoa, BS-TS Y khoa Ngô Minh Xuân đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Trong năm 2002, anh đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú”.

Một tấm lòng vì cộng đồng

Sau khi công trình đèn chiếu thành công, BS-TS Y khoa Ngô Minh Xuân đứng lớp để dạy cho các đồng nghiệp về cách sử dụng, trong đó có cả các đồng nghiệp... Tây. Tình cờ có đoàn y - bác sĩ của Pháp sang Việt Nam đã về thăm Bệnh viện Từ Dũ, họ vô cùng ngạc nhiên khi biết ở Việt Nam có một bác sĩ chỉ sử dụng toàn những dụng cụ "made in Việt Nam" mà tạo ra được một dàn đèn có chức năng không kém máy móc nước ngoài.

Để có những công trình khoa học lần lượt ra đời, BS Xuân luôn giữ bên mình một cuốn sổ chuyên ghi lại những... ý tưởng. Hằng đêm, sau khi xong ca trực anh lại ngồi ghi chép những ý tưởng khoa học nảy ra trong lúc làm việc khám chữa bệnh cho trẻ. Có ý tưởng anh đã thực hiện được thành một nghiên cứu khoa học, nhưng cũng có ý tưởng chỉ mới là ý tưởng. Nhưng tất cả các ý tưởng của anh đều đi đến một ước mơ duy nhất là được cống hiến công sức của mình cho cộng đồng.

Bốn anh em BS Xuân đều thích làm những công việc cống hiến cho cộng đồng, trong đó có ba người liên quan đến ngành y. Ở Bệnh viện Từ Dũ , người ta biết nhiều đến anh như là một ông bác sĩ hay tham gia... hiến máu nhân đạo. Khi một sản phụ lên bàn mổ, một đứa trẻ sơ sinh thiếu máu, BS Xuân sẵn sàng xắn tay áo của mình lên! Anh tâm sự : Khi mình nhận một danh hiệu thi đua hoặc một bằng khen, một giải thưởng lớn cũng chẳng vui bằng khi vừa trải qua một ca cấp cứu người nhà của bệnh nhân hồ hởi chạy đến báo tin: Nhờ bác sĩ người nhà của em đã qua được cơn nguy kịch!

Tính đến nay BS Xuân đã có 36 lần hiến máu nhân đạo. Anh đã tổ chức và tham gia đội hình "Ngân hàng máu sống" của bệnh viện nhằm huy động nguồn máu tươi cho các bệnh nhân cấp cứu. Anh cũng luôn tham gia đi khám bệnh cứu trợ ở các nơi...

Nguồn: nhandan.com.vn 7/4/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.