Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 03/05/2006 14:27 (GMT+7)

Mở kho thuốc quý giữa đồng hoang

Rừng thuốc quý của việt nam

Ngược dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa, uốn quanh giữa bát ngát lung tràm, ruộng lúa xanh về Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa, Long An) - nơi thiên nhiên ban tặng loài người nguồn thuốc quý giá và là khu rừng tràm tự nhiên sót lại của châu Á. Nơi ấy đang được xét công nhận là khu rừng Sinh thái hữu cơ (Organic: ít tác động của con người, trên 20 năm không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...).

Hơn 20 năm trước, đây là vùng hoang vu, hiu hắt bóng người, nguồn tài nguyên được biết tới chỉ mỗi dầu tràm. Trước nguy cơ cạn kiệt cây tràm dầu (tràm gió) sau nhiều năm khai thác, dược sĩ Nguyễn Văn Bé cùng anh em cộng sự bàn cách bảo tồn hệ thực vật quý. Năm 1999, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Bộ Y tế) ra đời.

Dược sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc trung tâm cho biết, khu bảo tồn có diện tích 1.041 ha, bảo tồn nhiều nguồn gen quý, hiếm, tuyệt chủng và hàng chục loài cây dược liệu dùng sản xuất thuốc. Tràm gió đặc trưng của đất ngập nước (khác tràm ở U Minh) châu Á còn sót lại tại đây. Khu bảo tồn có 21 loài thực vật bậc cao, gần như đầy đủ hệ động vật đặc trưng của Đồng Tháp Mười xưa kia như cò, diệc, giang sen, cồng cộc, sếu... rắn, rùa và cá. Cá lóc bông vùng này xưa kia hàng chục kg/con, cá rô biển con vài ba kg nay cũng có mặt trở lại.

Bên cạnh bảo tồn toàn vẹn, Trung tâm còn nghiên cứu, phát triển các nguồn gen quý. Đến nay đủ khả năng khai thác trở lại và đang cung cấp nguyên liệu, sản xuất thuốc theo đơn đặt hàng. Hiện Trung tâm đã hợp đồng với 7 công ty dược, trong đó có Nhật, Đài Loan, Hồng Kông. Phòng nghiên cứu và khu sản xuất thuốc trang bị hiện đại. Từ nguồn cây thuốc tại khu rừng này, có trên 20 sản phẩm thuốc có mặt trên thị trường trong và ngoài nước (dưới nhãn hiệu của công ty hợp tác). Cũng chính nơi đây, bộ sưu tập tinh dầu đồng bộ nhất khu vực đang được sở hữu.

Thầy thuốc đi khai hoang

Sau khi tốt nghiệp đại học Y Dược TP.HCM, dược sĩ Nguyễn Văn Bé bén duyên với đất Tháp Mười từ đề tài khoa học cấp Nhà nước về dầu tràm. Từng bước gầy dựng, giờ đây Trung tâm phát triển đúng hướng và xứng đáng với tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng.

Đây là mô hình Trung tâm bảo tồn không sử dụng nguồn ngân sách quốc gia, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Chính vì vậy mà người đứng đầu trung tâm luôn chủ động gắn kết khoa học với sản xuất. Doanh thu hàng năm 4 - 5 tỷ đồng được tái đầu tư vào nghiên cứu, nhà xưởng, nguồn nhân lực (thu hút được 2 chuyên gia). Hiện Trung tâm có 120 công nhân là con em gia đình nghèo làm kinh tế mới trong vùng (có bệnh dùng thuốc của Trung tâm). Cũng từ nguồn thu ấy, anh bỏ ra xây dựng trường học, mua tập sách, áo quần cho học sinh trong vùng. Bệnh viện miễn phí cho người nghèo cũng đang được dựng xây. Nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ thực hiện tại khu bảo tồn. Ngoài ra, Trung tâm “mở cửa” đón khách du lịch nhưng phải là những khách yêu thiên nhiên và muốn nghỉ dưỡng. Khoảng 1.000 khách đến đây mỗi năm. Học sinh, sinh viên có nhu cầu tham quan, nghiên cứu được ưu tiên và tạo điều kiện.              
Nguồn: Khoa học phổ thông 24/2/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.