Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/11/2005 14:36 (GMT+7)

Máy bay có từ thời Ai Cập cổ đại?

Có nhiều quan điểm khác nhau về các hình khắc nêu trên. Nhà Ai Cập học Alan Aford cho rằng, người Ai Cập cổ đã vẽ lại hình ảnh trực thăng trong thực tế.


Một số người khác gắn những phác thảo trên tường với hình ảnh... con ong, vì "Ong" là một trong những tên gọi của Pharaoh Seti đệ nhất - một trong những vị vua nổi tiếng nhất thời Ai Cập cổ đại.


Còn chuyên gia về UFO Richard Hogland tuyên bố, những hình khắc kia đã minh chứng cho luận thuyết của ông: Người cổ Ai Cập là hậu duệ của người sao Hoả và họ đã chọn Ai Cập làm nơi hạ cánh, vì cảnh quan nơi đây tương tự như trên hành tinh đỏ. Nhưng Hogland không giải thích nổi tại sao lại có hình tàu ngầm bên cạnh hình trực thăng trên tường, tất cả được khắc chi tiết đến mức khó tin.


Sao Hoả không có biển, "hậu duệ của người Hoả tinh" khó mà tạo ra những hình vẽ tàu ngầm khi không có khái niệm. Còn quan điểm của nhà Ai Cập học Bruce Rowles là chưa từng có cuộc thám hiểm nào từ hành tinh khác tới trái đất.


Theo ông, các thầy tế cổ Ai Cập đã biết một số bí mật của tự nhiên, và rất có thể họ đã thấy trước được hình ảnh máy bay và tàu ngầm của tương lai.


Có thể thấy, các luận thuyết đều thiếu cơ sở vững chắc, mà chỉ có một sự thực đã được chứng minh: cách đây 3.000 năm người cổ Ai Cập đã làm được chiếc pin có thể tạo ra điện đầu tiên trên thế giới.

  Nhưng có những tài liệu khoa học khẳng định giới quý tộc Ai Cập cổ đại đã có thể lên không trung bằng khinh khí cầu và những tàu lượn cổ sơ. Sử gia William Deutch cho rằng, nhiều hoàng thân quốc thích, trong đó có Pharaoh Tutankhamen, đã chết vì những vết thương trí mạng do tai nạn khi... bay.


Deutch thậm chí đã làm cả những thiết bị bay mô phỏng theo những hình khắc trên tường đó, và khám phá ra nhiều mẫu có thể lướt trong không trung. Ông khẳng định những "máy bay" này xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập, sau đó ở Tây Tạng, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ...

Những chứng cứ vật chất cũng rất quan trọng. Tới nay, các nhà nghiên cứu đã có trong tay 33 vật bằng vàng, mỗi cái dài 4 cm, tìm thấy ở Colombia, Peru, Costa Rica và Venezuela, được gọi là "máy bay vàng Colombia", có niên đại không muộn hơn thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hình dáng chúng bất đồng, nhưng cùng chung một nguyên tắc của máy bay: có các bộ phận ổn định theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng.


Mặc dù được tạo dáng giống động vật với lớp "vảy" bao phủ bên ngoài và những con mắt sống động, nhưng các nhà sinh học khẳng định chúng khác hẳn bất cứ sinh vật hoá thạch hoặc động vật nào tồn tại trên trái đất.


Năm 1956, "máy bay vàng" từng được trưng bày trong Triển lãm Pre-Columbian Gold, ở New York (Mỹ). Đôi cánh hình tam giác và phần đuôi lớn hướng theo phương thẳng đứng của những vật trưng bày đó khiến các nhà thiết kế máy bay Mỹ chú ý. Họ đã thử các "máy bay" cổ đại đó trong một đường ống gió. Hoá ra có một kiểu "máy bay vàng" có thể lướt với tốc độ siêu âm. Mẫu "máy bay" cổ đại này đã giúp hãng Lockheed chế tạo được loại máy bay siêu âm tốt nhất thế giới hồi đó.

Vậy là rất có thể người Ai Cập cổ đại đã sở hữu những vật thể bay trong không khí. Nhưng nếu đúng như vậy thì chúng ta lại vấp phải một bí ẩn cũng vô cùng khó giải đáp, đó là họ đã có được công nghệ đó như thế nào, và tại sao nó lại không được truyền lại cho các thế hệ sau?

Nguồn: tintuconline.vietnamnet.vn 22/11/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.