Max Planck, kỷ niệm sinh nhật 150 năm
MaxPlancklà con người của lương tâm, đạo đức, trách nhiệm trước xã hội, đất nước và sự phát triển khoa học. Max-Planck-Gesellschaft, tổ chức nghiên cứu và khuếch trương khoa học có lẽ lớn nhất thế giới, cũng là một trong những nơi quan trọng sản sinhra những người được giải Nobel, có lý do chính đáng để mang tên ông như một sự tự hào. Ông được giải Nobel vật lý năm1919. Huy chương mang tên MaxPlancklà phần thưởng cao quý nhất cho vật lý học được ra đời năm1929. Vinh quang không thiếu đối với ông. Nhưng có lẽ ít người biết đến cuộc đời rơi nước mắt mà định mệnh đã dành riêng cho ông, vô cùng nghiệt ngã.
Những tiến bộ công nghiệp và khoa học, và sự phồn vinh xã hội mà ngày nay mọi người trong chúng ta được thừa hưởng, phần rất lớn có nguồn gốc từ thuyết lượng tử, và những ứng dụng của nó trong thế kỷ21 được chờ đợi càng mạnh mẽ hơn, vũ bão hơn. Chúng ta không thể không biết ơn nhà bác học vĩ đại này, và dành vài giây phút để chia sẻ với cuộc đời bi thảm của ông vào ngày sinhthứ 150nămcủa ông.
Các nhà cổ điển Hy Lạp và La Mã sẽ không bao giờ biến mất khỏi trí nhớ tôi. Tôi tin chắc rằng, trong thời đại hiện tại, chủ yếu được định hướng theo những lợi ích bề ngoài, thì trường trung học nhân văn lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì cần phải cho tuổi trẻ biết rằng còn một loại ‘thưởng thức’ khác hơn là loại thưởng thức chỉ dựa trên lãnh vực vật chất hay tiết kiệm thì giờ và tiền bạc.”
MAXPLANCK
Giá trị của khám phá
Bút tích của Planck: thư gửi Heinrich (Nguồn: Vorträge, Reden und Erinne) |
Vật lý cuối thế kỷ19
Max Planck thời sinh viên tại Berlin, 1878 |
Mô tả thí nghiệm. Phòng rỗng được đun nóng lên bên trong một lớp cách nhiệt. Ánh sáng phát xạ đi qua lăng kính quang phổ, và một máy cường độ được đặt chỗ tiếp nhận. (Nguồn: E.P.Fischer) |
Nhưng chính con người mang quan niệmbảo thủ này lại làm một cuộc cách mạng vĩ đại -một cách miễn cưỡng -có hệ quả không kém so với Copernice hay Newton .
‘ Một cái đầu lôgích và sáng sủa’
Một trang của bài thuyết trình “Định luật phân bố năng lượng trong quang phổ chuẩn” của Planck ngày 4.12.1900. (Nguồn: A.Hermann, Planck) |
Ông xong trung học lúc 16 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ năm1879 tại München lúc 21 tuổi ( nămEinstein mới ra đời), khá trẻ, và là Privatdozent (giáo sư chưa có ghế) tại đây từ 1880 -85, sau đó là giáo sư ngoại ngạch ngành vật lý lý thuyết tại Kiel, và từ 1889 là người kế tục chiếc ghế giáo sư của người thầy khả kính của mình là Kirchhoff tại Berlin. Ông nghiên cứu những vấn đề của nhiệt động học, đặc biệt khái niệmmới là entrôpi mà nhà vật lý lớn Boltzmann ở Wien diễn giải như một độ đo của xác suất, để rồi sau này có dịp áp dụng cho khám vĩ đại của ông về năng lượng bức xạ [Entrôpi của một sự kiện (A) là S = k.ln W, trong đó ln là logarithm, Wlà xác suất của (A) và klà hằng số Boltzmann]. Ông là con người tự học và tự lập là chính: “Tôi không được ban hạnh phúc có quan hệ cá nhân với một nhà nghiên cứu hay thầy nổi tiếng để ảnh hưởng lên hướng phát triển sâu của quá trình giáo dục tôi. Những điều tôi học được đều bắt nguồn từ việc nghiên cứu các bài viết của các bậc thầy, trong số đó đặc biệt tôi phải kể đến các tên tuổi Hermann von Helmholtz, Rudolf Clausius, Gustav Kirchhoff trong sự ngưỡng mộ và biết ơn.”
Đi tìm cái tuyệt đối
Ông là người đi tìm cái vĩnh cửu, tuyệt đối. “Tôi chỉ tiếp xúc với vật lý học lần đầu tiên qua thầy dạy toán của tôi, Hermann Müller, một người trạc tuổi trung niên, suy nghĩ rất sắc sảo và hài hước. Ông ấy hiểu cách mô tả những định luật vật lý mà ông dạy bọn học trò chúng tôi bằng những thí dụ rất đặc trưng. Cho nên bằng cách đó tôi đón nhận định luật bảo toàn năng lượng như định luật đầu tiên trong đời có hiệu lực độc lập với con người như một ‘tin lành’ trong tôi”.Trong “Tự thuật khoa học” (Wissenschaftliche Selbtbiographie) ông nói: “Ngay từ đầu của sự trình bày về cuộc đời tôi, tôi đã nhấn mạnh, rằng sự tìm kiếm cái tuyệt đối là nhiệm vụ khoa học đẹp nhất đối với tôi”. Bài toán bức xạ nhiệt đang gây quan tâm trong giới vật lý cung cấp một cái tuyệt đối như thế: Những nghiên cứu của Kirchhoff đã chứng minh rằng, bức xạ trong một phòng rỗng có các bức tường bao bọc được đun nóng lên ở một nhiệt độ nhất định có tính chất tuyệt đối: nó hoàn toàn độc lập với tính chất của vật liệu của các bức tường, và là một hàm số phổ quát của nhiệt độ của các bức tường và của tần số của các sóng thành phần của bức xạ (màu của ánh sáng). Sự lệ thuộc nhiệt độ thể hiện ở chỗ, ở nhiệt độ 550 oC màu của bức xạ phát ra từ vật đen là đỏ sẫm, ở nhiệt độ 750 oC, màu đỏ tươi, ở 900 oC màu cam, ở 1000 oC màu vàng, ở 1200 oC và trên đó màu trắng, như chúng ta có thể quan sát ở một thanh sắt được nung lên. Trên quang phổ, Wilhelm Wien đã chứng minh rằng các màu của bức xạ chuyển dịch từ đỏ sang tím, nghĩa là sang vùng các tần số cao hơn, nhưng chưa tìm thấy cơ sở lý thuyết nào để giải thích chính xác định luật bức xạ đó. Từ 1896 trở đi Plancktập trung toàn bộ sức lực để giải quyết bài toán này, nhất là khi Wien lần đầu tiên ứng dụng khái niệmentrôpi ở đây, điều làm cho bài toán càng thêm hấp dẫn, và Planck“chỉ nghĩ rằng tôi phải đạt được một kết quả tích cực, trong mọi hoàn cảnh, dù tốn gì cũng được”. Ông xem bức xạ năng lượng là vùng ‘đất hứa’ trong nghiên cứu. Ông đã thể hiện ở đây tất cả tính cách của mình: không những một ý chí không lay chuyển, siêng năng không mệt mỏi và một sự kết hợp đáng ngạc nhiên giữa sự thận trọng và lòng kiên nhẫn với một sự táo bạo lớn nhất. Ông vốn bảo thủ, quay lưng lại các sự đổi mới cách mạng, và nghi ngờ những tư biện viển vông, nhưng lòng tin vào khả năng chinh phục tự nhiên bằng tư duy lôgích được xây dựng trên các dữ kiện thực nghiệm đã làm ông không nghiêng ngả để “thử nghiệm” cả một quan niệmhoàn toàn ngược lại truyền thống, vì tin rằng không có con đường nào khác. [Ở đây cũng cần nói thêm, C.F. von Weizsäcker đã một lần viết nhận định về Heisenberg, điều có lẽ cũng đúng cho Planck: “ Ông tin rằng chỉ có con người bảo thủ mới có thể là một người cách mạng thực sự. Chỉ con người bảo thủ mới xem các cấu trúc lưu truyền đủ nghiêm chỉnh để đau khổ sâu sắc với sự không thỏa mãn của chúng, và khám phá ra chỗ yếu duy nhất để các cấu trúc cổ đó phải bị, và có thể bị bẻ gãy, để đưa vào một thực tại mới.”
‘ Một hành động của sự tuyệt vọng’ hay là sự khai sinhcủa thuyết lượng tử
Cuối năm1900, ông sử dụng “cái đầu lô gích và sáng sủa” của mình thoát khỏi các phạm trù tư duy cũ. Để lý giải được công thức về bức xạ nhiệt ông tìm thấy trong một ngày tháng 10 trước đó bằng phương pháp nội suy, tỏ ra hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của các thí nghiệm đo đạc nhưng chưa có cơ sở giải thích, ông cảm thấy bị bắt buộc đưa vào một đại lượng năng lượng nhỏ εnhư ông viết: “Ứng dụng định luật dịch chuyển (trong quang phổ) của Wien trong dạng sau cùng lên biểu thức (6) của entrôpi S, chúng ta sẽ nhận thấy rằng phần tử năng lượng εphải tỷ lệvới số dao độngν(trong một giây, tức tần số, của các phân tử rung động mà ông gọi là những cái cộng hưởng), cho nên ε= h.ν,và do đó…(suy ra công thức về định luật phân bố năng lượng).” [Xem ảnh của trang báo cáo bằng tiếng Đức] Với giả thiết ε= h.νnày, công thức bức xạ nhiệt ông tìm thấy trước đó được chứng minh chính xác, và màn đêm bí mật của hiện tượng bức xạ của vật thể đen hoàn toàn được vén lên! Thật là tuyệt vời! Galilei lại một lần nữa có lý khi ông viết: “ thiên nhiên được viết bằng ngôn ngữ toán học’”. Hằng số h, được gọi là hằng số (tác động) Plancklà vô cùng nhỏ, h= 10 × 6,626 -34Js (Joule -giây), nghĩa là bằng 0, 000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 663 Js. Các năng lượng h, 2 h, 3 h, .…cho phép được trao đổi do đó là vô cùng nhỏ, nhưng với một số lượng khổng lồ diễn ra ở cấp vi mô đủ để cho ta những trị số vĩ mô cảm nhận được.
Đại lượng εnày, lệ thuộc vào tần số, là “bước nhảy lượng tử”. Công thức ε= h.νnói rằng năng lượng bức xạ được trao đổi chỉ xảy ra ở dạng “gói lượng tử” rời rạc chứ không liên tục. Đó là “giả thuyết lượng tử”: thiên nhiên ‘nhảy vọt’ chứ không phải xảy ra liên tục! “Nguyên lý liên tục” cổ điển của khoa học (natura non facit saltus) từ thời Leibniz, Newton do đó lần đầu tiên bị bác bỏ. Chúng ta hãy tưởng tượng: bia không được phân phối trao đổi bằng những cái vòi chảy liên tục mà bằng các chai, lon hay thùng, kích cỡ khác nhau!
Ngày 14.11.1900 Plancktrình bày kết quả của ông tại buổi họp của Hội Vật lý Berlin , dưới cái tên “ Định luật phân bố nhiệt trong quang phổ chuẩn” (Gesetz der Energieverteilung im Normalsprektrum), dài 9 trang in. Nó đánh dấu chính thức ngày sinhnhậtlịch sử của thuyết lượng tử.
Planckkhông biết rằng công thức ε= h.νlà một định luật “tuyệt đối” mà trong vô thức Planckđã ngưỡng mộ và tìm kiếm, là chiếc chìa khóa để bước vào thế giới vi mô. Ông chưa hiểu hết tầm quan trọng và cũng không tin công thức này là một cuộc cách mạng vĩ đại, là một thời kỳ mới trong nhận thức thiên nhiên.
Bản thân Planckchỉ tin rằng đó là cái “mẹo toán” nhất thời. “ Nói tóm tắt, tôi có thể gọi cả việc làm của tôi là một hành động của sự tuyệt vọng. Bởi vì từ bản chất, tôi là người hiền hòa và có khuynh hướng lánh xa các hành động mạo hiểm đáng nghi ngờ…”. Những nămtiếp theo, vẫn không có mấy ai để ý đến. Người ta xem ý tưởng lượng tử như một giả thuyết phụ trợ để hoạt động, để giải quyết được bài toán trong lãnh vực bức xạ, nhưng còn lại không có ý nghĩa gì mới đối với khoa học, và người ta chờ đợi nó nhanh chóng sẽ được thay thế bằng một cái gì từ nền vật lý cổ điển. Lịch sử thành công của khái niệmlượng tử của Plancklắm gian nan. 1 Cần một bà mụ để vỗ lớn vị ‘hoàng tử nhỏ’ chưa được thừa nhận nguồn gốc ấy. Công việc này được giao cho không ai khác hơn là Albert Einstein.
Einstein xuất hiện
Albert Einstein |
Planck trao Einstein Huy chương Max Planck ngày 28.6.1929 |
Trong khi đó Planckngày càng bị cuốn hút bởi thuyết tương đối của Einstein. Plancklà người uy tín đầu tiên trong giới khoa học lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ thuyết tương đối hẹp, một sự ủng hộ mà nếu không có kịp thời, không biết Einstein và sự nghiệp khoa học của ông còn bị che khuất trong bóng tối bao lâu nữa. Hỏi ra, Planckchưa bao giờ nghe thấy tên tuổi của chàng thanh niên vô danh Einstein này một lần nào cả trong khoa học. Ngay trong semina ở Berlin mùa đông 1905/06 Planckđã báo cáo về thuyết tương đối của Einstein, và tháng 3.1906 tại Hội Vật lý Berlin ông đã nhận xét: “ ‘Nguyên lý tương đối’ được đưa ra gần đây bởi H.A.Lorentz, và bởi A.Einstein dưới dạng tổng quát hơn, đã đem lại một sự đơn giản hóa tuyệt vời, nếu nó đúng, cho tất cả các bài toán của điện động học của các vật thể chuyển động, đến độ câu hỏi về sự kết nạp nó đáng được đặt ra ở vị trí hàng đầu cho mỗi nghiên cứu lý thuyết trong lãnh vực này”. Nếu Einstein là bà mụ đỡ đầu cho thuyết lượng tử của Planck, rất vất vả, thì cũng có thể nói, Plancklà bà mụ đỡ đầu rất nhiệt tình cho thuyết tương đối của Einstein bằng cả uy tín của mình, một lý thuyết mà lúc bấy giờ chỉ có vài ba người hiểu.
Thời đại vàng của vật lý học Đức
Theo sáng kiến của Planckvà Nernst, nhất là do sự quyết tâm cao độ của Planck, năm1913 Einstein được mời về Viện hàn lâm Phổ, Berlin, với những điều kiện cực kỳ ưu đãi. Sự hợp tác giữa Planckvà Einstein từ đó kéo dài gần hai thập niên liền, với lý thuyết tương đối và thuyết lượng tử làm nền tảng, làm cho Berlin trở thành trung tâm điểm của vật lý lý thuyết của thế giới. Đó là thời kỳ vàng soncủa ngành vật lý Đức. Một tình bạn nảy nở giữa hai con người có cá tính rất khác nhau đôi khi đến trái ngược, dựa trên không phải chỉ những quan tâm khoa học chung, và còn trên sự kính trọng và mối thiện cảm cho nhau. Nhưng thái độ của hai con người lại rất khác nhau đối với những vấn đề của cuộc đời và thời cuộc. “Einstein, một công dân thế giới không quê hương, trong tất cả sự nhân hậu và sẵn sàng giúp đỡ người khác, luôn luôn không quên gìn giữ sự độc lập của mình, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa và xã hội xung quanh – còn Planck, bám rễ sâu vào các truyền thống gia đình và đất nước của mình, hãnh diện về lịch sử của người Đức và thể hiện tính chất Phổ một cách ý thức trong thái độ ông đối với nhà nước. Nhưng những sự khác biệt này không lớn so với những cái chung: sự hứng thú trong nghiên cứu các bí mật của tự nhiên, sự đồng điệu trong những nguyên tắc triết học của nhận thức và đạo đức, và đặc biệt của niềm vui trong âm nhạc. Họ thường chơi đàn với nhau, Planckvới cây dương cầm, Einstein với cây vĩ cầm, trong sự đồng cảm và vui sướng” như MaxBorn nhận xét. Einstein -Planck, hai cột trụ của hai cuộc cách mạng vĩ đại trong vật lý của nhân loại, hai tính cách khác nhau, tuổi tác rất khác nhau, Plancklớn hơn Einstein 21 năm, và lại là hai người bạn rất thân thiết nhau. Người ta nói: Einstein là thiên tài, Plancklà quyền uy. Còn Sommerfeld ở München là người thầy; ông thu hút và cung cấp một loạt nhân tài lỗi lạc cho khoa học, trong đó có Heisenberg. Trong những năm20, ngành vật lý lý thuyết ở Đức đã phát triển đến thời kỳ tinh hoa từ ánh hào quang của ba vì sao sáng này. Thực tế ngành vật lý lý thuyết, mới ngày nào còn non trẻ, sẽ nhanh chóng trở thành ngành ‘khoa học định mệnh’ của thế kỷ20.
Vinh quang trong nghiệt ngã
Max Planck với vợ Marie, hai con gái sinh đôi Emma và Grete, con trai Karl lớn, và con trai út Erwin, khoảng 1900 |
Huy chương MaxPlanck
Huy chương Max Planck |
Năm1929 để vinh danh Planck, huy chương cao quý nhất của ngành vật lý Đức, Huy chương Max-Planckcủa Hội Vật lý Đức ra đời, và hai người đầu tiên được vinh dự đón nhận là MaxPlanckvà Albert Einstein.
Planckvà đệ tam đế chế
Thư viện của Max Planck tại nhà riêng ở Berlin. Năm 1944 nó bị phá hủy hoàn toàn trong những cuộc dội bom của quân đội đồng minh |
Tháng 9 năm1939 quân đội Đức kéo lê sự chết chóc và tàn phá vào hết nước này đến nước khác của châu Âu. Planck, ở tuổi 81, viết cho Laue: “ Hòa bình không đến gần mà lại đi xa. Sự mất trí này, sự tự sát này của giống loài được ca tụng của chúng ta, còn kéo dài đến bao giờ nữa? Tình hình là tuyệt vọng. Nhưng tôi vẫn luôn còn hy vọng -chứng kiến kết cục”.
‘ Không có quyền hạnh phúc’
Erwin Planck trước tòa án nhân dân của quốc xã năm 1945 |
Một tổ chức khoa học mới
Khi chiến tranh chấm dứt, với sự giúp đỡ của bạn bè, Plancktrở về sống ở Göttingen, thành phố của các người tiền thân của ông. Berlin giờ đây chỉ còn là đống gạch vụn. Ông ra sức cứu vãn và tái thiết Tổ chức khuếch trương khoa học Kaiser -Wilhelm -Gesellschaftnhư quan tâm hàng đầu, mặc dù sức khỏe ông đã giảm sút nặng từ nhiều nămdo bệnh tuổi già. Phần lớn các Viện Kaiser -Wilhelm bị phá hủy, các thành viên hoặc bị trục xuất, chết hay mất tích; còn vị chủ tịch cuối cùng của Tổ chức thì cũng tự tử sau khi chế độ quốc xã sụp đổ. Từ những chủ tịch thì chỉ còn lại có Planck, và ông chính là niềm hy vọng duy nhất để tập hợp lực lượng và cứu sống lại Tổ chức. Tháng 9.1945 các viện được phép hoạt động trở lại. Plancknhận lời làm “chủ tịch danh dự” của Kaiser -Wilhelm -Gesellschaft tương lai.
Tháng 7, 1946 Hàn lâm viện Anh tổ chức lễ kỷniệmsinhnhậtthứ 300 của Isaac Newton. Lễ này đáng lẽ đã được tổ chức năm1942, nhưng bị hoãn lại vì những lý do chiến tranh. Plancklà nhà khoa học Đức duy nhất được mời tham dự. Một máy bay quân sự Anh đã đưa ông và vợ sang London . Tại buổi lễ, Planckđược cộng đồng khoa học thế giới chào đón nồng nhiệt và kính cẩn nhất như người đại diện của một ‘nước Đức khác’. Người ta vẫn không quên những đóng góp khoa học lớn lao của ông và thái độ phản kháng tích cực của ông trong thời đệ tam đế chế. Một sự kiện nhỏ diễn ra đã làm ông không vui. Người giới thiệu chương trình giới thiệu tên tuổi của các nhà khoa học thế giới như những đại diện của quốc gia họ. Đến lượt Planckthì người đó ngập ngừng một hồi rồi mới tiếp: Giáo sư Planck, đại diện của “No country”!. Người ta kể, ông cảm thấy bị tổn thương nặng nề.
Ngày 11 tháng 9 năm1946 “ Tổ chức nghiên cứu Max-Planck-Gesellschaft nhằm khuếch trương khoa học” được chính thức ra đời tại Bad Driburg, thay thế cho Kaiser -Wilhelm -Gesellschaft cũ, thể theo nguyện vọng của những người thành lập, và cũng phù hợp với ý muốn của chính quyền quân sự lâm thời Anh trong vùng quản lý, không muốn thấy cái tên của vua Wilhelm là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt. MaxPlancklà chủ tịch danh dự của tổ chức. Không còn cái tên nào phù hợp hơn, không còn ai xứng đáng hơn để đặt cho tổ chức. Trong bài phát biểu ngắn trước máy quay phim của báo chí để cám ơn những người thành lập là những nhà khoa học được giải Nobel còn lại, và để đáp lại sự chúc mừng và ca ngợi của họ, ông nhiều lần đã nghẹn lời.
Ra đi
Thư chia buồn của A. Einstein gửi bà Marga Planck. (Nguồn: Vorträge, Reden und Erinnerungen) |
Vào những ngày cuối đời, ông nói nhiều về cuộc đời, về Thượng Đế và thế giới: “ Chịu đựng can đảm trong cuộc chiến đấu cho cuộc đời, và âm thầm tuân thủ sự điều khiển của một quyền lực cao hơn ngự trị trên chúng ta”. Ông “ không thuộc những người để mình cay đắng”và biết “vượt cao khỏi thế giới này”.
Ngày 4.10.1947 ông vĩnh viễn ra đi sau những giờ phút đau đớn. Quan tài được quàn ba ngày tại nhà thờ thành phố Göttingen. Người đến viếng đông chật ních. Otto Hahn, lúc này đã nhận xong giải Nobel cho hiện tượng phân hạch của mình năm1938, và Maxvon Laue, người học trò được yêu quý nhất của Planckvà được giải Nobel trước cả thầy mình, đọc điếu văn. Laue đứng bên cạnh quan tài được phủ đầy những vòng hoa, nghẹn lời trong nước mắt: “Và ở kia còn một vòng hoa tang giản dị. Tôi đã đặt nó xuống để thay mặt cho toàn thể những học trò mà tôi là một thành viên trong đó, như một dấu tích phù vân của tình yêu và lòng biết ơn vĩnh cửu của chúng tôi.”
Quan tài ông được các sinhviên vật lý khiêng ra xe và đưa về nghĩa trang thành phố.
Trong những lá thư chia buồn từ khắp nơi trên thế giới gửi về bà góa phụ Marga Planck, người vợ thứ hai của ông, có một lá thư gửi từ Princeton, N.J., của Albert Einstein:
“ Bây giờ cũng đến lượt chồng Bà hoàn tất những ngày của ông ta, sau khi ông ấy đã làm được cái vĩ đại và nếm trải cái đắng cay. Đó là một thời gian đẹp và thành công mà tôi được phép cùng trải nghiệm trong sự gần gũi với ông ấy. Mắt ông hướng về những cái vĩnh cửu, nhưng ông vẫn dự phần hàng ngày vào tất cả những gì thuộc về phạm vi con người và thời đại. Thế giới con người sẽ khác đi và tốt đẹp biết bao, nếu có nhiều hơn những người lãnh đạo như ông. Nhưng điều đó dường như không thể có được. Những tính cách cao thượng trong mỗi thời đại và ở khắp nơi vẫn luôn bị cô lập, không thể ảnh hưởng được cuộc đời bên ngoài.
Những giờ phút tôi được phép trải qua ở nhà của Ông Bà, những cuộc trò chuyện mà tôi đã thực hiện riêng với con người tuyệt vời, sẽ thuộc về những kỷniệmđẹp nhất trong phần đời còn lại của tôi. Điều đó vẫn đúng, mặc dù một biến cố bi thảm đã chia cắt chúng tôi.
Tôi cầu chúc Bà trong những ngày cô đơn tìm thấy niềm an ủi rằng Bà đã đem ánh sáng và sự hài hòa vào đời của con người được kính yêu. Từ xa tôi xin chia sẻ với Bà nỗi đau của cuộc chia ly.”
Planckđã đi tìm cái vĩnh cửu, tuyệt đối. Và ông đã được toại nguyện: những khám phá vĩ đại của ông trong khoa học, thuyết lượng tử, hằng số tác động h, cùng với tên tuổi của ông đã trở thành những cái vĩnh cửu, tuyệt đối trong vũ trụ và thế giới chúng ta. Hằng số h, với trị số của nó, được khắc lên bia mộ của ông tại nghĩa trang thành phố của Göttingen như biểu tượng của một khám phá vĩnh hằng đã theo ông suốt cuộc hành trình gian khổ./.