Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/05/2025 12:01 (GMT+7)

PGS.TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi, đã qua đời vào lúc 15h15 ngày 11/5/2025 tại nhà riêng ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, hưởng thọ 90 tuổi.

PGS.TS Bùi Hiền, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi, đã qua đời vào lúc 15h15 ngày 11/5/2025 tại nhà riêng ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, hưởng thọ 90 tuổi.

Năm 1953, ông được Nhà nước cử đi học tiếng Nga ở Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, tháng 10/1955 ông trở về, được giao phụ trách ban tiếng Nga của Trường Ngoại ngữ mới thành lập ở Hà Nội.

tm-img-alt

 PGS.TS Bùi Hiền. Ảnh: Thanh Hùng.

Năm 1967, Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội thành lập, ông Bùi Hiền được giao phụ trách khoa tiếng Nga của trường này.

Ông đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) ở Trường đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov với kết quả xuất sắc năm 1973.

Sau khi bảo vệ thành công luận án, ông trở về nước, tiếp tục công tác tại Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1974, PGS.TS Bùi Hiền được bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1978 ông được điều chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phụ trách ngoại ngữ trong cải cách giáo dục.

Sau đó, ông Hiền được bổ nhiệm làm phó viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Ông giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu năm 1993.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.